1

Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng
Đau răng Đau răng

Đau răng là cơn đau xảy ra ở trong hoặc xung quanh răng, có thể là do các nguyên nhân sau:

  • Sâu răng
  • Áp xe răng
  • Nứt răng
  • Tổn thương bên trong răng
  • Lặp đi lặp lại một chuyển động, ví dụ như nhai kẹo cao su hoặc đánh răng
  • Lợi bị nhiễm trùng

Các triệu chứng đau rằng gồm có:

  • Các cơn đau buốt, đau nhói hoặc đau âm ỉ kéo dài . Ở một số người, các cơn đau chỉ xuất hiện khi có lực tác động lên răng.
  • Sưng xung quanh răng
  • Sốt hoặc đau đầu
  • Nước hôi rỉ ra từ răng bị sâu

Khi nào thì nên đến khám nha sĩ?

Gặp nha sĩ sớm nhất có thể nếu như:

  • Cơn đau răng kéo dài quá 1 – 2 ngày
  • Đau nghiêm trọng
  • Bị sốt, đau tai hoặc đau khi mở miệng rộng

Việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến các vùng khác trên mặt, đầu và thậm chí là có thể lan đến đường máu.

Khi đến gặp bác sĩ thì sẽ được điều trị như thế nào?

Để điều trị đau răng, bác sĩ nha khoa đầu tiên sẽ xem qua tình trạng sức khỏe của bạn và tiến hành kiểm tra. Bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi liên quan đến cơn đau, ví dụ như cơn đau bắt đầu khi nào, đau ở mức độ nào, đau ở đâu, nguyên nhân nào khiến cơn đay nặng thêm, và điều gì giúp bạn thấy đỡ đau hơn. Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng, răng, lợi, hàm, lưỡi, cổ họng, xoang, tai, mũi và cổ bạn. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành chụp X-quang kèm theo các loại kiểm tra khác, tùy thuộc vào suy đoán ban đầu về nguyên nhân gây đau răng.

Có các cách điều trị nào?

Các cách điều trị đau răng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau. Nếu nguyên nhân là do sâu răng, bác sĩ sẽ dùng phương pháp trám răng hoặc nhổ hẳn răng sâu nếu cần thiết. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành rút tủy răng nếu như nguyên nhân gây đau rằng được xác định là do dây thần kinh răng bị nhiễm trùng. Các loại vi khuẩn xâm nhập vào bên trong răng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng này. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh nếu như bạn bị sốt hoặc sưng ở hàm.

Cách ngăn ngừa đau răng

Vì đau răng đa phần là do sâu răng nên việc chăm sóc răng miệng cẩn thận mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa đau răng. Các thói quen chăm sóc răng miệng gồm có đánh răng đều đặn với kem đánh răng có thành phần fluoride, dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày, súc miệng một hoặc hai lần mỗi ngày với nước súc miệng có chất kháng khuẩn, và đi khám nha khoa hai lần mỗi năm để được vệ sinh tổng thể. Ngoài ra, bạn cần ăn các loại thực phẩm ít đường và hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng sealant và đắp fluoride.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Răng bị thủng lỗ
Răng bị thủng lỗ

Các lỗ trên bề mặt răng chính là những tổn thương -hậu quả mà sâu răng gây ra. Sâu răng có thể tác động đến cả lớp bên ngoài của răng (men răng) và lớp bên trong (ngà răng).

Mòn men răng và các biện pháp phục hồi
Mòn men răng và các biện pháp phục hồi

Nguyên nhân và cách điều trị mòn men răng

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây