1

Áp xe răng

Áp xe (abscess) là bọc mủ hình thành quanh chân của một chiếc răng bị nhiễm trùng.

ap xe rang

Bất kì ai, kể cả trẻ nhỏ hay người lớn cũng đều có thể bị áp xe răng.

Áp xe răng sẽ không tự khỏi mà bạn phải cần đến có sự điều trị của nha sĩ hoặc các bác sĩ chuyên khoa nội nha. Nếu bạn không điều trị, tình trạng nhiễm trùng có thể lan ra đến cổ, đầu và cơ quan khác trên cơ thể.

Nguyên nhân gây áp xe răng

Bề mặt ngoài của răng rất cứng nhưng phần bên trong là tủy răng được cấu tạo từ các dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu. Đôi khi, răng có thể bị nhiễm trùng. Đa phần thì hiện tượng nhiễm trùng là này do:

  • Răng bị sâu ở bên trong
  • Các bệnh về lợi
  • Răng bị nứt, mẻ

Nếu bạn không điều trị tình trạng nhiễm trùng thì nó có thể giết chết tủy và dẫn đến áp-xe. Áp xe có hai loại phổ biến:

  • Áp xe răng, hình thành ở phần đầu của chân răng
  • Áp xe nha chu tác động đến phần xương nằm bên cạnh răng
  • Bạn có thể bị nhiều áp xe cùng một lúc. Hoặc một áp xe có thể lây lan qua xương và bộc lộ ở những vị trí khác nhau. Tuy nhiên, mỗi áp-xe chỉ liên quan đến duy nhất một răng.

Cách nhận biết áp xe răng?

Bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng như sau:

  • Đau
  • Sưng
  • Lợi bị đỏ
  • Miệng có vị khó chịu
  • Đau khi nhai
  • Đau hàm
  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Gặp khó khăn khi hít thở và nuốt

Đôi khi, một áp xe có thể gây ra nốt nhọt giống như mụn mủ trên lợi. Nếu bạn ấn nốt nhọt này và có chất dịch chảy ra ngoài thì chắc chắn bạn đã bị áp xe răng. Chất dịch đó chính là mủ.

Cách điều trị áp xe răng

Mặc dù đau và sưng viêm là những dấu hiệu phổ biến nhưng bạn cũng có thể sẽ không gặp phải bất kì dấu hiệu nào. Điều này có nghĩa là bọc mủ đã bị di chuyển đến một vị trí khác.

Nếu bạn không gặp phải bất kì triệu chứng nào thì nha sĩ có thể sẽ phải chụp X-quang để xác định vùng áp xe. Hoặc bác sĩ cũng có thể gõ nhẹ vào răng để xem có gây đau hay không.

Nếu bác sĩ không thể tự chẩn đoán áp-xe thì bạn sẽ cần đến gặp một bác sĩ nội nha – người có chuyên môn điều trị áp-xe răng. Bác sĩ nội nha có thể chẩn đoán chắc chắn bạn có bị áp-xe hay không và đưa ra các biện pháp điều trị.

Ngăn ngừa áp xe lan rộng

Để ngăn vùng áp-xe lan rộng, bạn cần loại bỏ được vùng nhiễm trùng. Để làm được điều này, bạn có thể thử các cách sau:

Dùng thuốc kháng sinh: nếu vùng nhiễm trùng lan rộng ra khỏi vùng ápxe đến hàm hoặc xa hơn trong cơ thể thì bạn sẽ cần dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc kháng sinhkhông thể điều trị được áp-xa

Nhổ răng: Nếu bác sĩ nội nha không thể điều trị được thì chiếc răng đó phải bị nhổ đi.

Rút tủy: bạn có thể đã nghe về phương pháp này trong điều trị áp xe. Đây là cách tốt nhất để cứu lấy chiếc răng bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ khoan vào răng và lấy hết tủy ra ngoài. Sau đó, răng sẽ được lấp đầy và bít lại. Bạn có thể chọn phương pháp hàn răng filling hoặc bọc răng sứ. Chiếc răng này vẫn sẽ trông giống và hoạt động bình thường như những chiếc răng bình thường khác.

Phẫu thuật

Hãy nhớ rằng, nếu như vùng áp xe vỡ ra thì các cơn đau có thể biến mất nhưng bạn vẫn cần phải đến khám bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ nội nha.

Có thể phòng ngừa áp-xe không?

Để phòng ngừa áp xe, bạn có thể thực hiện một vài cách đơn giản sau để giữ cho răng và lợi luôn khỏe mạnh:

  • Đi khám răng thường xuyên
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày, mỗi lần hai phút với kem đánh răng chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để vệ sinh những vùng mà bàm chải khó chạm đến giữa răng và lợi
  • Đến khám nha sĩ ngay lập tức nếu như răng bị lung lay hoặc nứt
  • Hạn chế đô ngọt, vì đồ ngọt có thể gây sâu răng và dẫn đến ápxe
  • Hạn chế ăn vặt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Răng bị thủng lỗ
Răng bị thủng lỗ

Các lỗ trên bề mặt răng chính là những tổn thương -hậu quả mà sâu răng gây ra. Sâu răng có thể tác động đến cả lớp bên ngoài của răng (men răng) và lớp bên trong (ngà răng).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây