1

Răng xỉn màu

Răng xỉn màu là khi răng không còn màu trắng tự nhiên, bị vàng ố hoặc xám đen

rang xin mau

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến răng bị ngả màu, gồm có:

  • Đồ ăn/thức uống. Cà phê, trà, nước ngọt, rượu và một số loại hoa quả và rau (ví dụ như táo và khoai tây) có thể khiến răng bị xỉn màu
  • Thuốc lá. Việc dùng các loại thuốc lá hút và nhai có thể gây vàng răng.
  • Không vệ sinh răng miệng đúng cách. Việc không thường xuyên đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng sát khuẩn sẽ khiến cho mảng bám và các chất có trong cà phê, thuốc lá,… làm răng bị ngả màu.
  • Các loại bệnh. Có nhiều loại bệnh khác nhau có thể tác động lên men răng (bề mặt cứng của răng) và ngà răng (phần nằm bên dưới men răng), có thể dẫn đến hiện tượng răng ngả vàng. Các phương pháp điều trị một số loại bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến màu của răng. Ví dụ, liệu pháp xạ trị và hóa trị cho phần đầu và cổ có thể khiến răng bị xỉn màu. Ngoài ra, một số loại nhiễm khuẩn ở phụ nữ mang thai có thể gây ra hiện tượng răng chuyển màu ở trẻ sở sinh.
  • Các loại thuốc. Thuốc kháng sinh tetracycline và doxycycline được biết đến là hai loại thuốc làm xỉn màu răng khi được dùng cho trẻ dưới 8 tuổi, vì ở độ tuổi này răng của trẻ vẫn chưa phát triển hết. Các loại nước xúc miệng có chứa chlorhexidine và cetylpyridinium chloride cũng có thể khiến răng bị ố. Các loại thuốc chống histamine (ví dụ như Benadryl), thuốc chống rối loạn thần kinh và các loại thuốc điều trị huyết áo cao cũng có thể gây ra tình trạng này.
  • Các vật liệu làm răng. Một số vật liệu làm răng được sử dụng trong nha khoa, ví dụ như vật liệu trám răng, đặc biệt là những loại có chứa bạc sunfua có thể khiến răng bị chuyển màu xámđen.
  • Già đi. Khi bạn già đi, lớp ngoài cùng của men răng sẽ bắt đầu bong ra, để lộ ra phần ngà răng có màu vàng bên dưới.
  • Do di truyền. Một số người sinh ra đã có men răng sáng hơn hoặc xỉn hơn so với người khác.
  • Do môi trường. Việc hấp thụ thừa fluoride từ môi trường (ví dụ như nguồn nước) hoặc từ các sản phẩm chăm sóc răng miệng có thể khiến răng bị chuyển màu.
  • Do tổn thương. Ví dụ, tổn thương do bị ngã có thể ảnh hưởng đến sự hình thành men răng ở trẻ nhỏ độ tuổi mà răng vẫn đang phát triển. Tuy nhiên, tổn thương cũng có thể gây chuyển màu răng ở người lớn.

Cách ngăn ngừa hiện tượng răng chuyển màu

Bằng cách thay đổi một số thói quen sống, bạn sẽ có thể ngăn ngừa được tình trạng răng bị chuyển màu. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên uống cà phê hay hút thuốc thì bạn nên cân nhắc đến việc hạn chế hoặc bỏ hẳn thói quen này. Ngoài ra, chăm sóc răng miệng thường xuyên bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng hàng ngày, bên cạnh đó, hãy đến khám nha sĩ để làm sạch răng sau 6 tháng một lần.

Nếu răng bạn bắt đầu có màu bất thường và đi kèm với các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám nha sĩ.

Các cách để làm trắng răng

Có rất nhiều cách làm trắng răng, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây xỉn màu răng. Những cách này gồm có:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa phù hợp
  • Tránh các loại đồ ăn, đồ uống có thể gây ố răng
  • Bôi keo răng (bonding)
  • Dán sứ veneer
  • Dùng các sản phẩm làm trắng răng tại nhà
  • Làm trắng tại các phòng khám nha khoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Răng bị thủng lỗ
Răng bị thủng lỗ

Các lỗ trên bề mặt răng chính là những tổn thương -hậu quả mà sâu răng gây ra. Sâu răng có thể tác động đến cả lớp bên ngoài của răng (men răng) và lớp bên trong (ngà răng).

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây