1

Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.
Mảng bám trên răng Mảng bám trên răng

Khi lưỡi chạm vào những vùng này trên răng sẽ có cảm giác sần và cảm giác này sẽ rõ rệt nhất khi chưa đánh răng.

Nguyên nhân gây mảng bám và tại sao mảng bám lại có hại

Mảng bám hình thành khi các loại thức ăn chứa carbohydrate (đường và tinh bột), ví dụ như sữa, đồ uống có ga, nho khô, bánh ngọt hay kẹo thường xuyên bị sót lại trên răng. Vi khuẩn sống trong miệng sẽ ăn những phần thức ăn này, sản sinh ra axit. Sau một thời gian, những axit này sẽ phá hủy men răng, gây sâu răng. Mảng bám có thể hình thành cả ở chân răng bên dưới lợi và phá hủy phần xương giữ chắc răng bên dưới.

Cách ngăn ngừa hình thành mảng bám

  • Để ngăn hình thành mảng bám, hãy đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với bàm chải mềm, đầu tròn, chải kĩ ở những kẽ hở giữa lợi và răng, sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ đi các cặn thức ăn và vi khuẩn.
  • Dùng nước xúc miệng có kháng khuẩn để giảm thiểu vi khuẩn có thể gây mảng bám và các bệnh về lợi
  • Đi khám nha khoa 6 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng tổng thể.
  • Hỏi bác sĩ nha khoa xem liệu bạn có cần dùng sealant hay không. Sealant là một lớp nhựa mỏng được quết lên bề mặt nhai của răng để bảo vệ răng không bị sâu.
  • Có chế độ ăn cân bằng và hạn chế các loại đồ ăn vặt giữa bữa. Nếu bạn thèm ăn vặt, hãy chọn những loại tốt cho sức khỏeví dụ như sữa chua trắng, phô mai, hoa quả, hay rau củ sống. Các loại rau, ví dụ như cần tây có tác dụng lại bỏ các mẩu thức ăn thừa và hỗ trợ nước bọt trung hòa axit gây mảng bám.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Răng bị thủng lỗ
Răng bị thủng lỗ

Các lỗ trên bề mặt răng chính là những tổn thương -hậu quả mà sâu răng gây ra. Sâu răng có thể tác động đến cả lớp bên ngoài của răng (men răng) và lớp bên trong (ngà răng).

Mòn men răng và các biện pháp phục hồi
Mòn men răng và các biện pháp phục hồi

Nguyên nhân và cách điều trị mòn men răng

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây