Mòn men răng và các biện pháp phục hồi
Men răng là gì?
Men răng là lớp bảo vệ mỏng bên ngoài răng. Đây là phần có kết cấu cứng nhất trong cơ thể người. Men răng bao phủ lên mão răng – một phần của răng có thể nhìn thấy ở bên ngoài lợi.
Vì men răng có màu trong suốt nên bạn có thể nhìn thấy ánh sáng đi xuyên qua. Tuy nhiên, phần chính của răng – phần ngà – mới là phần làm nên màu sắc của răng, trắng, trắng ngà, xám hoặc vàng.
Đôi khi, cà phê, trà, rượu vang, nước trái cây hoặc thuốc lá có thể làm xỉn men răng. Việc đi khám nha sĩ thường xuyên để vệ sinh và đánh bóng răng định kì sẽ giúp loại bỏ đi phần bề mặt bị xỉn và đảm bảo răng được chắc khỏe.
Vai trò của men răng?
Men răng bảo vệ răng khỏi các hoạt động thường ngày như nhai, cắn hoặc nghiến răng. Ngoài ra, men răng còn bảo vệ răng khỏi các cơn đau do nhiệt độ và hóa chất. Mặc dù men răng là lớp bảo vệ cứng cho răng nhưng nó cũng có thể bị nứt, mẻ.
Trong khi xương vỡ có thể được cơ thể chữa lành thì một khi răng bị nứt, mẻ, vết nứt sẽ còn lại vĩnh viễn. Vì men răng không có các tế bào sống nên cơ thể không thể chữa lành cho các vết nứt, vỡ.
Nguyên nhân gây mòn men răng?
- Răng bị mòn khi axit phá hủy lớp men răng. Mòn men răng có thể do những nguyên nhân sau:
- Uống quá nhiều nước ngọt có ga, vì nước ngọt có chứa nhiều phốt pho và axit citric.
- Uống nhiều nước hoa quả (một số loại axit có trong hoa quả thậm chí còn có khả năng ăn mòn mạnh hơn axit citric).
- Khô miệng
- Do chế độ ăn có nhiều đường và tinh bột
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Các vấn đề về đường ruột
- Các loại thuốc (aspirin, thuốc chống histamine)
- Do gen di truyền
- Các yếu tố từ môi trường (cọ xát, bào mòn hoặc tác động lực)
Các nguyên nhân từ môi trường gây mòn men răng
Cọ xát, bào mòn, tác động lực có thể gây mòn lớp men ở bề mặt răng. Những tác nhân cơ học này có thể kể đến
- Sự cọ xát giữa hai hàm răng, điều này xảy ra khi bạn nghiến hoặc cắn răng, thường là trong khi ngủ.
- Sự mài mòn men răng theo thời gian so chải răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa không phù hợp, cắn vật cứng (ví dụ như móng tay, nắp chai hay bút) hoặc dùng thuốc lá nhai.
- Sự bào mòn men răng do axit, ví dụ như từ một số loại thuốc như aspirin hay vitamin C, các loại thực phẩm nhiều axit, trào ngược dạ dày thực quản hay do nôn khi rối loạn ăn uống hoặc uống rượu bia.
Các nghiên cứu cho thấy rằng rối loạn ăn uống cũng là nguyên nhân gây mòn men răng và sâu răng. Rối loạn ăn uống thường đi kèm với chứng chán ăn và ói mửa khi ăn, tạo ra axit. Việc bị ói mửa thường xuyên làm mòn lớp men răng và có thể dẫn đến sâu răng.
Ngoài ra, nước bọt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho răng chắc khỏe. Nước bọt không chỉ nâng cao sức khỏe cho cả cơ thể mà còn bảo vệ men răng bằng cách bao phủ lên răng một lớp can-xi và các khoáng chất khác. Nước bọt còn làm loãng các chất ăn mòn khác như axit, loại bỏ các chất thải khỏi miệng và hỗ trợ các chất bảo vệ khác giúp miệng chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Đối với người có sức khỏe răng miệng tốt thì nước bọt có chứa nhiều can-xi giúp làm chắc răng, ngay cả khi bạn uống nước ngọt hay nước hoa quả có nhiều axit. Tuy nhiên, khi bạn uống quá nhiều những loại đồ uống và thức ăn có chứa nhiều axit thì quá trình này sẽ không có tác dụng nữa.
Mảng bám có gây mòn men răng không?
Mảng bám là những vùng được hình thành từ nước bọt, cặn thức ăn, vi khuẩn và các chất khác. Mảng bám hình thành ở giữa các răng và có thể đi vào trong các lỗ hoặc kẽ nhỏ ở răng hàm. Chúng còn có thể bám ở quanh những miếng hàn răng và ở phần rìa lợi – nơi giai nhau giữa lợi và răng.
Đôi khi, vi khuẩn trong mảnh bám có thể biến thức ăn thành axit. Khi điều này xảy ra, axit trong mảng bám sẽ bắt đầu phá hủy các khoáng chất có lợi trong men răng. Điều này khiến men răng bị ăn mòn và xuất hiện những lỗ thủng. Qua thời gian, những lỗ thủng này sẽ dần to ra.
Dấu hiệu của mòn men răng
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy men răng bị ăn mòn, tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau. Một số dấu hiệu có thể là:
- Răng nhạy cảm. Một số loại đồ ăn nhất định (đồ ngọt) và nhiệt độ của đồ ăn (nóng hoặc lạnh) có thể gây đau ở giai đoạn đầu của tình trạng mòn men răng.
- Răng chuyển màu. Khi men răng bị mòn và để lộ ra ngà răng thì răng sẽ chuyển sang màu vàng.
- Răng bị nứt. Phần rìa của răng trở nên ráp hơn, không đều và có thể lởm chởm.
- Các cơn đau buốt. Ở giai đoạn sau của tình trạng mòn men răng, răng có thể trở nên đặc biệt nhạy cảm đối với nhiệt độ và đồ ngọt. Bạn có thể cảm thấy đau buốt.
- Bề mặt răng bị lõm
Khi men răng bị mòn, răng sẽ rất dễ bị sâu. Khi lớp men răng không còn, sâu răng sẽ có thể đi sâu vào phần bên trong của răng.
Mới đầu những lỗ thủng nhỏ sẽ không gây ra vấn đề gì. Nhưng khi những lỗ thủng này lớn dần lên và ăn sâu vào răng, chúng có thể ảnh hưởng đến các bó dây thần kinh, gây ra áp-xe răng hoặc nhiễm trùng.
Cách ngăn ngừa tình trạng mòn men răng
Để ngăn ngừa tình trạng mòn men răng và giữ cho răng luôn chắc khỏe, bạn cần đánh răng, dùng chỉ nha khoa và xúc miệng với nước xúc miệng chứa fluoride và chất sát khuẩn mỗi ngày. Hãy đi khám nha khoa 6 tháng một lần để được kiểm tra tổng quát. Ngoài ra, bạn có thê thử những cách sau:
- Hạn chế các loại đồ ăn, uống có nhiều axit như nước uống có ga, chanh, và các loại quả có nhiều axit khác. Xúc miệng bằng nước ngay sau khi ăn, uống đồ có nhiều axit.
- Dùng ống hút khi uống đồ có chứa axit. Ống hút sẽ giúp đưa nước vào sâu trong miệng, tránh ảnh hưởng đến răng.
- Hạn chế ăn vặt. Việc ăn vặt nhiều lần trong ngày có thể làm tăng nguy cơ sâu răng. Miệng sẽ có tính axit trong vài tiếng đồng hồ sau khi ăn đồ có nhiều đường và tinh bột. Tránh ăn vặt nếu như bạn không thể xúc miệng hay đánh răng ngay.
- Nhai kẹo cao su không đường ở giữa các bữa chính. Việc nhai kẹo giúp tăng cường sự tiết nước bọt lên gấp 10 lần so với bình thường. Nước bọt có chứa các khoáng chất giúp làm chắc khỏe răng. Hãy chọn những loại kẹo không đường, có thành phần xylitol – một chất được chứng mình là có khả năng làm giảm axit trong đồ ăn và đồ uống.
- Uống nhiều nước trong ngày nếu như bạn bị chứng khô miệng, ít tiết nước bọt.
- Dùng kem đánh răng có chứa fluoride. Fluoride giúp răng chắc khỏe, vì thế hãy chọn những lọa kem đánh răng có fluoride trong bảng thành phần.
- Hỏi bác sĩ nha khoa xem sealant (chất keo nhựa giúp bảo vệ răng) có thể ngăn ngừa tình trạng mòn men răng và sâu răng hay không.
Có thể bị thừa fluoride hay không?
Có, bạn có thể bị thừa fluoride. Mặc dù fluoride có ích trong việc ngăn ngừa sâu răng, nhưng thừa fluoride có thể gây ra các vấn đề như răng bị nhiễm fluor. Hiện tượng này có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và gây biến dạng men răng.
Vấn đề này có thể là do trẻ hấp thụ quá nhiều fluoride từ các nguồn bổ sung hoặc do nước uống. Ngoài ra, việc nuốt kem đánh răng cũng làm tăng nguy cơ gặp phải hiện tượng này.
Ở đa số trẻ nhỏ gặp, hiện tượng răng nhiễm fluoride đều chỉ ở mức độ nhẹ và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nặng, răng có thể bị chuyển màu, thủng, khiến cho việc vệ sinh răng trở nên khó khăn.
Điều trị mòn men răng
Việc điều trị tình trạng mòn men răng còn tùy thuộc vào vấn đề. Đôi khi, keo dán răng bonding có thể được sử dụng để bảo vệ răng và khôi phục tính thẩm mỹ cho hàm răng.
Nếu men răng mòn quá nhiều thì bác sĩ nha khoa có thể bao phủ răng bằng bọc răng sứ hoặc mặt dán sứ veneer.
Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.
Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng
Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.
Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.
Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.