1

Cách chỉnh sửa răng bị mẻ hoặc vỡ

Đôi khi, trong lúc nhai đá hoặc kẹo cứng, bạn nhận thấy có một mảnh cứng trong miệng nhưng lại không tan và bạn cảm thấy khó chịu, vậy thì rất có thể răng bạn đã bị vỡ.
Cách chỉnh sửa răng bị mẻ hoặc vỡ Cách chỉnh sửa răng bị mẻ hoặc vỡ

Mặc dù là phần có kết cấu cứng nhất nhưng độ chắc khỏe của men răng cũng có giới hạn nhất định. Ngã hoặc nhai đồ cứng, đặc biệt là khi răng vốn đã bị sâu có thể khiến răng bị mẻ hoặc vỡ. Nếu bạn nhận thấy răng bị mẻ hay vỡ thì cũng đừng hoảng vì có nhất nhiều cách để khắc phục vấn đề này.

Cách chăm sóc răng bị mẻ hoặc vỡ

Nếu răng bị mẻ hoặc vỡ, hãy gặp bác sĩ sớm nhất có thể. Nếu không, răng sẽ bị tổn hại nặng hơn hoặc bị nhiễm trùng, có thể dẫn đến mất răng.

Trước khi gặp được bác sĩ, hãy thực hiện những biện pháp chăm sóc sau:

  • Nếu răng bị đau, hãy dùng thuốc giảm đau và xúc miệng bằng nước muối.
  • Nếu vùng răng vỡ có rìa sắc hoặc lởm chởm thì hãy bảo phủ răng bằng một miếng kẹo cao su không đường để ngăn răng cắt vào lưỡi, phía bên trong môi và má.
  • Ăn đồ mềm và tránh cắn, nhai ở vùng răng bị vỡ.

Việc điều trị cho răng vỡ, mẻ còn tùy thuộc vào mức độ tổn hại của răng. Nếu chỉ bị vỡ một mảnh men răng nhỏ thì việc khắc phục thường sẽ được hoàn thành ngay trong một lần. Nếu răng bị tổn hại nhiều hơn thì có thể bạn sẽ cần điều trị lâu hơn và tốn kém hơn. Sau đây là một số cách mà bác sĩ nha khoa thường áp dụng để khôi phục lại răng vỡ hoặc mẻ.

Trám răng hoặc dán răng bonding

Nếu răng chỉ bị mẻ một miếng nhỏ, bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại bằng cách trám răng. Nếu vết mẻ nằm ở răng cửa hoặc ở một vị trí có thể lộ ra khi cười thì bác sĩ sẽ dùng một phương pháp có tên là dán răng bonding -một miếng composite có màu trùng với màu răng tự nhiên sẽ được gắn lên vùng bị vỡ.

Dán răng bonding là phương pháp đơn giản nhất, có thể được thực hiện mà không cần gây tê. Để thực hiện phương pháp này, bác sĩ nha khoa sẽ dùng một loại dung dịch hoặc gel đặc biệt để làm nhám bề mặt răng và giúp cho miếng nhựa bám chắc hơn. Tiếp theo, bác sĩ sẽ bôi một lớp vật liệu kết dính, tiếp đó là gắn miếng nhựa lên răng. Sau khi tạo hình cho miếng nhựa cho giống với hình dạng răng tự nhiên, bác sĩ sẽ dùng đèn tia cực tím để làm cứng vật liệu dán.

Bọc răng sứ

Nếu răng bị vỡ một miếng lớn hoặc răng bị sâu quá nhiều thì bác sĩ sẽ loại bỏ đi một phần của chiếc răng còn lại và che phủ bằng mão răng – một “chiếc mũ” có hình dạng giống như răng tự nhiên - để bảo vệ răng và khôi phục lại hình dạng như trước. Mão vĩnh viễn có thể được làm từ kim loại, sứ kim loại, composite hoặc gốm. Mỗi một loại chất liệu lại có những ưu điểm riêng. Trong đó, loại mão được làm hoàn toàn bằng kim loại là loại chắc nhất còn mão sứ hoặc sứ kim loại lại trông giống với răng tự nhiên nhất.

Nếu toàn bộ phần trên của răng bị vỡ nhưng phần chân vẫn bám chắc thì bác sĩ sẽ tiến hành rút tủy và lắp một trụ răng thay thế vào ống chân răng, sau đó tạo một cấu trúc đủ vững để lắp mão răng lên trên. Sau đó, bác sĩ sẽ dính mão răng lên trụ răng thay thế.

Để lắp mão răng, bạn sẽ cần đến phòng khám hai lần. Trong lần đầu tiên, bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra chân răng và phần xương xung quanh. Nếu không phát hiện có vấn đề nào khác, bác sĩ sẽ gây tê răng và vùng lợi xung quanh, sau đó mài mỏng đi một phần răng để tạo chỗ cho mão răng. Nếu răng bị vỡ một mảng lớn, bác sĩ có thể sẽ dùng phương pháp trám để khôi phục lại răng sao cho đủ vững để giữ mão răng. Tiếp theo, bác sĩ sẽ dùng loại vật liệu đặc biệt để lấy khuôn của chiếc răng sắp được lắp mão và cả răng đối diện (chiếc răng mà nó sẽ chạm vào khi bạn cắn). Khuôn răng này sau đó sẽ được gửi đến xưởng để đúc mão răng. Trong lúc đó, bác sĩ sẽ cho bạn dùng mão răng tạm thời được làm từ nhựa acrylic hoặc kim loại mỏng.

Khi đến phòng khám lần thứ hai, thường là 2 – 3 tuần sau lần thứ nhất, bác sĩ sẽ gỡ bỏ mão tạm thời, kiểm tra độ vừa của mão vĩnh viễn trước khi gắn mão vào răng.

Tuy nhiên, một số phòng khám nha khoa hiện đại có công nghệ kĩ thuật số, giúp cho họ có thể hoàn thành mão răng ngay trong ngày mà không cần lấy khuôn răng.

Dán sứ Veneer

Nếu răng cửa bị vỡ hoặc mẻ, phương pháp dán sứ veneer sẽ giúp cho răng có hình dạng nguyên vẹn trở lại. Mặt dán sứ là một lớp sứ hoặc composite mỏng, có màu giống răng tự nhiên, che phủ lên toàn bộ mặc trước của răng, có một phần dày hơn để thay thế cho phần răng bị vỡ.

Để chuẩn bị răng, bác sĩ sẽ loại bỏ đi khoảng 0.3 – 1.2 mm men răng. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy khuôn răng và gửi đến xưởng để làm mặt dán sứ. Khi mặt dán sứ được hoàn thành, thường là sau 1 – 2 tuần, bạn sẽ cần đến phòng khám một lần nữa để bác sĩ gắn mặt dán lên răng. Để gắn mặt dán sứ lên răng, bác sĩ sẽ làm nhám bề mặt răng bằng một loại dung dịch axit. Sau đó, bác sĩ sẽ bôi lớp keo dính lên mặt dán sứ và gắn mặt dán lên răng. Khi mặt dán đã được dính cố định vào vị trí, bác sĩ sẽ dùng một loại đèn đặc biệt để kích hoạt các chất hóa học có trong keo dán, khiến lớp keo khô nhanh hơn.

Rút tủy răng

Nếu mảnh vỡ quá lớn đến nỗi để lộ tủy răng thì vi khuẩn trong miệng có thể xâm nhập vào tủy răng. Nếu răng bị đau, đổi màu hoặc trở nên nhạy cảm thì tủy răng đã bị tổn thương. Mô tủy có thể chết và nếu không được loại bỏ, răng có thể bị nhiễm trùng và cần phải nhổ bỏ. Liệu pháp rút tủy gồm có các bước: loại bỏ phần tủy chết, dọn sạch ống tủy răng và sau đó hàn răng lại.

Liệu pháp rút tủy có thể được tiến hành bởi bác sĩ nha khoa tổng quát hoặc bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha. Thông thường thì phương pháp rút tủy chỉ gây đau ở mức tương đương với phương pháp hàn răng. Trong đa số các trường hợp thì phần răng còn lại cần được che phủ bởi mão răng vì phần răng này đã trở nên yếu đi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Chỉnh hình răng cho trẻ em
Chỉnh hình răng cho trẻ em

Nếu con bạn có răng mọc không đều hoặc hàm răng bị lệch thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chỉnh nha.

Cách khôi phục răng
Cách khôi phục răng

Có rất nhiều phương pháp khôi phục răng khác nhau mà bác sĩ nha khoa có thể tiến hành để thay thế những răng đã mất hay khôi phục lại một phần đã mất của cấu trúc răng.

Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng
Hút thuốc lá và sức khỏe răng miệng

Tìm hiểu về các tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe răng miệng

Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây