1

Chỉnh hình răng cho trẻ em

Nếu con bạn có răng mọc không đều hoặc hàm răng bị lệch thì bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ chỉnh nha.
Chỉnh hình răng cho trẻ em Chỉnh hình răng cho trẻ em

Bác sĩ chỉnh nha là người có chuyên môn trong lĩnh vực điều chỉnh răng, sử dụng các dụng cụ như:

  • Khâu
  • Dây kim loại
  • Headgear
  • Niềng

Bài viết này sẽ điểm qua một vài phương pháp chỉnh răng phổ biến và giúp bạn có thêm thông tin để đưa ra quyết định về phương pháp phù hợp nhất với mình.

Các loại niềng răng và một số dụng cụ khác

Hiện nay, có nhiều loại dụng cụ khác nhau được dùng trong lĩnh vực chỉnh răng. Tuy nhiên, niềng răng vẫn là phương pháp phổ biến để nắn thẳng răng và điều chỉnh vấn đề sai khớp cắn ở trẻ nhỏ. Niềng răng hoạt động bằng cách tạo áp lực để khiến răng và hàm phải dịch chuyển đến vị trí mong muốn.

Các loại niềng kim loại gây mất thẩm mỹ đã là chuyện trong quá khứ, ngày nay khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác nhau.

Trước kia, cả hàm răng thường được nẹp lại với nhau, tuy nhiên hiện nay các mắc cadi được gắn trực tiếp vào bề mặt của từng chiếc răng.Trong một số trường hợp thì mắc cài còn được gắn vào mặt sau của răng, giúp cho niềng ít lộ rõ hơn.

Niềng răng được làm từ những vật liệu như:

  • Thép không rỉ
  • Gốm
  • Nhựa
  • Kết hợp nhiều vật liệu với nhau

Điều này có thể giúp cho niềng răng có màu trong suốt hoặc giống với màu tự nhiên của răng. Đôi khi, khung niềng có thể được làm từ kim loại, ví dụ như nickel-titanium hay đồng titanium. Những kim loại này có độ bên cao hơn và ít cần phải điều chỉnh hơn so với thép không gỉ.

Hiện nay còn có các loại “máng” trong suốt. Loại niềng răng invisalign này có thể nắn thẳng răng mà không cần dùng loại niềng truyền thống bằng kim loại.

Niềng răng invisalign trong suốt có thể là lựa chọn dành cho những người chỉ cần nắn chỉnh ở mức độ đơn giản. Mỗi một chiếc niềng loại này được làm ra dành riêng cho từng người, có thể tháo lắp được để tạo áp lực lên răng để răng di chuyển dần dần đến vị trí mong muốn. Phương pháp sử dụng loại niềng này thường có giá cao hơn so với niềng truyền thống.

Ngoài ra, còn có các loại dụng cụ khác được dùng trong lĩnh vực chỉnh hình răng:

  • TADs khí cụ neo giữ tạm thời là những chiếc neo nhỏ có chiều dài từ 6 – 12mm và đường kính từ 1.2 – 2mm. Khi cần thiết, dụng cụ này có thể điều chỉnh xương trong miệng một cách tạm thời để tạo nên một điểm cố định, từ đó có thể tác động lực để di chuyển răng. Dụng cụ này giúp việc điều chỉnh răng trở nên dễ kiểm soát hơn và đang dần trở nên phổ biến.
  • Khâu cao su. Loại khí cụ này được sử dụng khi cần một lực lớn hơn để làm dịch chuyển răng và hàm. Có rất nhiều màu khâu cao su cho bạn chọn.
  • Headgear: Một số người có thể phù hợp với headgear. Loại khí cụ này được gắn vào niền từ sau đầu và có thể tháo ra được. Cũng như khâu cao su, headgear được sử dụng khi cần thêm lực để làm dịch chuyển răng và hàm. Người dùng thường chỉ cần đeo headgear vào ban đêm hoặc khi ở nhà.
  • Hàm duy trì: hàm duy trì được sử dụng để giữ răng cố định khi niềng đã được tháo bỏ. Răng cần có thời gian để ổn định ở vị trí mới. Hàm duy trì sẽ giúp giữ răng bị lệch. Một số loại hàm duy trì có thể tháo lắp được, một số loại thì được gắn cố định ở mặt sau của răng. Một số loại được làm bằng nhựa trong và dây kim loại, bên cạnh đó có một số loại được làm từ cao su. Hiện nay thậm chí còn có loại hàm phát quang hoặc hàm được in ảnh theo yêu cầu của khách hàng.

Nha sĩ có thể tiến hành chỉnh hình răng hay không?

Có, nhiều nha sĩ tổng quát cũng có chuyên môn về chỉnh nha. Tuy nhiên, nếu việc chỉnh răng có độ phức tạp cao hơn thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha. Bác sĩ chỉnh nha là người đã qua đào tạo về chuyên khoa chỉnh nha, vì thế có chuyên môn trong lĩnh vực nắn chỉnh răng, chỉnh sửa khớp nhai bị lệch hay các vấn đề về hàm.

Khi nào thì trẻ nên đến gặp bác sĩ chỉnh nha?

Bác sĩ nha khoa sẽ cho bạn biết khi nào thì nên tìm đến bác sĩ chỉnh nha. Hiệp hội Bác sĩ chỉnh nha Hoa Kỳ và Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả trẻ em cần đến khám bác sĩ chỉnh nha trước 7 tuổi. Khi trẻ ở độ tuổi này, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề về sự phát triển của hàm và răng từ sớm. Đa số trẻ nhỏ đều được bắt đầu các phương pháp điều trị trong khoảng từ 9 – 14 tuổi.

Bác sĩ chỉnh nha sẽ khuyến khích bố mẹ biết điều trị các vấn đề răng miệng của trẻ khi răng vẫn còn đang phát triển. Một khi răng đã ngừng phát triển thì việc điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn và cũng phức tạp hơn.

Trẻ có thể bắt đầu đeo niềng răng từ khi mấy tuổi?

Không có mức tuổi tối thiểu nào cả.Kế hoạch điều trị sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường hợp. Ví dụ, những trẻbị hở hàm ếch sẽ cần được điều trị trước khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Những đưa trẻ khác có thể bắt đầu chỉnh răng từ 6 – 7 tuổi, ngay cả khi các răng sữa vẫn chưa được thay hết. Mục đích của việc điều trị sớm là để ngăn chặn các vấn đề có thể xảy ra sau này. Việc chỉnh răng sớm sẽ tạo một môi trường tốt hơn để răng vĩnh viễn có thể mọc lên và phát triển.

Đa số những trẻ cần phải chỉnh răng từ sớm đều cần đeo niềng hoặc các dụng cụ hỗ trợ sau khi đeo niềng để nắn thẳng răng và hàm.

Niềng răng có gây đau không?

Việc niềng răng sẽ không đến nỗi gây đau nhưng trẻ sẽ cảm thấy hơi khó chịu trong thời gian đầu mới đeo niềng, khi niềng được điều chỉnh hoặc khi dùng loại khí cụ mới, ví dụ như khâu cao su hay headgear.

Mọi cơn đau và cảm giác khó chịu đều có thể được kiểm soát bằng các loại như ibuprofen hay acetaminophen. Ngoài ra, nếu như khung kim loại, mắc cài hoặc khâu làm miệng của trẻ bị dị ứng thì bác sĩ sẽ cho trẻ dùng một loại sáp đặc biệt để bao phủ lên vùng tiếp xúc với niềng.

Niềng có thể gây dị ứng không?

Có. Một số người bị dị ứng với thép không gỉ. Khi điều này xảy ra thì những kim loại khác sẽ được sử dụng để làm niềng, thay cho thép không gỉ. Ngoài ra, có người còn bị dị ứng với găng tay y tế mà bác sĩ, y tá sử dụng. Nếu con bạn dị ứng với găng tay latex, hãy nói với bác sĩ sử dụng găng tay được là từ chất liệu khác.

Niềng răng đôi khi có thể khiến lợi bị kích ứng và sưng. Đây không phải là hiện tượng dị ứng nhưng cha mẹ vẫn cần phải để ý.

Những đồ ăn cần tránh khi đeo niềng

Niềng có cấu trúc khá phức tạp. Việc làm hỏng một phần của niềng cũng có thể khiến răng dịch chuyển sai hướng, làm cho quá trình đeo niềng kéo dài thêm. Khi đeo niềng, trẻ không nên ăn bất cứ thứ gì cứng, dẻo hoặc dai, ví dụ như:

  • Nước đá
  • Hạt khô
  • Bỏng ngô
  • Kẹo cứng
  • Kẹo cao su
  • Kẹo dẻo

Trẻ cần đeo niềng răng trong bao lâu?

Độ dài của quá trình đeo niềng không cố định, tuỳ thuộc vào vấn đề, sự phối hợp của trẻ và sự phát triển của trẻ.Thông thường, phần lớn mọi người đều cần đeo niềng trong 18 – 36 tháng.

Trẻ cần đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Về lí thuyết, trẻ nên đeo niềng duy trì vĩnh viễn, kể cả khi chỉ có thể đeo một lần/tuần.Tất nhiên, điều này có thể không thực tế.Răng cũng giống như mọi bộ phận khác trên cơ thể. Một khi trẻ ngừng đeo hàm duy trì thì răng có thể sẽ lại bị thay đổi.

Chi phí của việc niềng răng?

Chi phí còn tùy thuộc vào mức độ điều trị cần tiến hành, loại niềng được sử dụng và nơi bạn sống.Nhưng chi phí thường dao động trong khoảng $2000 – 8000.

Mỗi bác sĩ chỉnh nha lại có những phương thức thanh toán khác nhau và có thể cho bạn trẻ góp trong quá trình điều trị.Một số bác sĩ thậm chí còn có thể chấp nhận bảo hiểm.

Hãy hỏi bác sĩ về tất cả các khoản chi phí và phương thức thanh toán trước khi bắt đầu điều trị.

Nếu con bạn cần đeo niềng mà bạn không đủ khả năng kinh tế thì có nhiều các khác để giảm chi phí, ví dụ như:

Các chương trình hỗ trợ

Bác sĩ nha khoa: Một số bác sĩ nha khoa cũng có thể thực hiện các biện pháp chỉnh răng và thường có mức chi phí thấp hơn so với bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha.

Việc đưa ra quyết định thực hiện các phương pháp chỉnh răng có thể là điều không dễ dàng nhưng việc cải thiện hàm răng sẽ đem lại sự thay đổi rất lớn cho vẻ ngoài và sự tự tin của trẻ.

Khi chọn một phương pháp nào đó, bạn cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm yêu cầu, chi phí và mục đích. Bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chỉnh nha sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho con mình.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cách ngăn ngừa sâu răng
Cách ngăn ngừa sâu răng

Sâu răng là sự phá hủy cấu trúc răng và có thể tác động đến cả men răng (lớp phủ ngoài cùng của răng) và lớp ngà răng.

Đau răng
Đau răng

Tìm hiểu về vấn đề phổ biến trong nha khoa: đau răng

Cách chăm sóc răng nhạy cảm
Cách chăm sóc răng nhạy cảm

Nếu các loại đồ ăn, đồ uống lạnh hoặc nóng khiến cho răng bạn bị đau thì có lẽ đã đến lúc đi khám nha sĩ để kiểm tra xem có phải răng bạn là răng nhạy cảm hay không.

Mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng

Mảng bám là những vùng vi khuẩn dính, không màu hình thành trên răng.

Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng
Các mẹo ngăn ngừa tổn thương răng miệng

Có khoảng 80% các trường hợp tổn thương răng miệng xảy ra ở răng cửa và có thể tác động đến cả phần mô mềm – lưỡi, môi và bên trong má.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây