1

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA:

a) Bệnh thận mạn ( BTM ) : khi có sự hiện diện của

- Tổn thương thận ít nhất 3 tháng bao gồm bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, có thể đi kèm hoặc không với giảm mức lọc cầu thận biểu hiện bởi một trong những tiêu chuẩn sau :

  • Tổn thương mô bệnh học
  • Các dấu ấn của tổn thương thận, bao gồm những bất thường trên xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, hoặc trên hình ảnh học

- GFR < 60ml/ph/1,73m2 trong ít nhất 3 tháng, kèm hoặc không kèm với tổn thương thận.

b) Tăng huyết áp (THA): khi HA tâm thu ≥ 140mmHg và/ hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg ( JNC 7)

2. ĐÁNH GIÁ:

Đánh giá người bệnh: bệnh thận mạn hay tăng huyết áp.

a) Thận trọng khi đánh giá ban đầu tình trạng người bệnh và thường xuyên tái đánh giá người bệnh rất cần thiết để điều trị hiệu quả hạ áp và sử dụng các tác nhân hạ áp ở người bệnh có bệnh thận mạn. Bởi vì bệnh thận mạn và tăng huyết áp thường xuất hiện chung và thường là không có triệu chứng.

b) Cơ chế THA ở bệnh thận mạn

  •  Tăng hoạt động hệ Renin angiotensin aldosterone
  •  Giảm khả năng bài xuất natri.
  •  Tăng hoạt động hệ giao cảm.
  •  Suy yếu khả năng dãn mạch qua trung gian tế bào nội mạc và tổng hợp nitric oxide.

3. CHẨN ĐOÁN

Hướng dẫn tiêu chuẩn đánh giá người bệnh với các điều kiện:

a) Huyết áp nên được đo ở mỗi lần khám (A).

b) Đánh giá ban đầu người bệnh nên bao gồm các yếu tố sau :

- Tình trạng bệnh thận mạn

- Phân loại, mức mức lọc cầu thận (GFR) và mức độ tiểu đạm (A)

Bảng 1: Các chỉ số cận lâm sàng để chẩn đóan bệnh thận mạn

-Tất cả người bệnh có gia tăng yếu tố nguy cơ bệnh thận mạn:
  •  Creatinin huyết thanh để ước lượng mức lọc cầu thận;
  •  Tỉ số albumin/creatinin hay tỉ số protein/creatinin trong mẫu nước tiểu sáng sớm hay nước tiểu ngẫu nhiên.
  • ü Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu hay que thử nước tiểu tìm tế bào hồng cầu và bạch cầu.
-Ở người bệnh phát hiện bệnh thận mạn:
  •  Hình ảnh học thận , thường là siêu âm;
  •  Điện giải đồ huyết thanh (Natri, Kali, Chlor và Bicarbonat )

 

- Biến chứng của giảm tốc mức lọc cầu thận (A)

- Yếu tố nguy cơ khi bệnh thận mạn tiến triển.

- Sự hiện diện của bệnh tim trên lâm sàng và các yếu tố nguy cơ tim mạch

Bảng 2: Các chỉ số giúp xác định bệnh lý tim mạch và các yếu tố nguy cơ tim mạch Ở người bệnh có bệnh thận mạn.

  •  ECG 12 chuyển đạo
  •  Glucose huyết thanh
  •  Bilan mỡ máu
  •  Chiều cao và cân nặng để tính BMI

c) Phân loại THA và phân tầng nguy cơ:

Bảng 3: Phân loại THA theo JNC VII Huyết áp

 

Bảng 4: Phân loại HA theo ESC/ESH 2013

 

Bảng 5: Phân tầng nguy cơ (NC) theo ESC/ESH 2013


OD: tổn thương cơ quan đích; CVD: Bệnh tim mạch; CKD: bệnh thận mạn;
ĐTĐ: đái tháo đường; NC: nguy cơ; YTNC: yếu tố nguy cơ.

Bảng 6: Phân tầng nguy cơ dựa trên mức lọc cầu thận và mức độ

4. ĐIỀU TRỊ

a) Mục tiêu điều trị tăng huyết áp trong BTM :

  •  Hạ huyết áp (A)
  •  Giảm yếu tố nguy cơ tim mạch ở người bệnh có hoặc không THA (B)
  •  Làm chậm tiến triển bệnh thận mạn ở người bệnh có hoặc không THA (A)
  •  Điều chỉnh thuốc hạ áp phải xem xét dựa trên mức độ protein niệu (C)
  •  Điều trị THA phải phối hợp với các điều trị khác của bệnh thận mạn theo chiến lược điều trị đa yếu tố (A)
  •  Nếu có mâu thuẫn giữa làm chậm tiến triển bệnh thận mạn và giảm yếu tố nguy cơ tim mạch, thì phải xem xét từng trường hợp dựa trên phân tầng nguy cơ ( C).
  •  Mục tiêu điều trị THA trong bệnh thận mạn :

Bảng 7: Mục tiêu điều trị THA trong bệnh thận mạn theo các khuyến cáo

b) Đánh giá ban đầu trước khi điều trị THA:

  •  Chỉ số HA
  •  Bệnh thận mạn : nguyên nhân , mức lọc cầu thận, protein niệu, biến chứng và nguy cơ tiến triển BTM
  •  Biểu hiện lâm sàng của bệnh tim mạch và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch
  •  Các tình trạng bệnh lý đi kèm
  •  Các khó khăn trong điều trị
  •  Các biến chứng của việc sử dụng thuốc
  •  Kế hoạch điều trị dựa trên giai đoạn của bệnh thận mạn.

c) Điều trị cụ thể:

* Chế độ ăn và thay đổi lối sống là một yếu tố quan trọng trong chiến lược điều trị hạ áp và giảm YTNC tim mạch

  • Hạn chế muối < 2,4g/ ngày = “ không nêm, không chấm “ (A)
  • Chế độ ăn kiêng thay đổi theo giai đoạn BTM (B)
  • Điều chỉnh lối sống, giảm YTNC tim mạch ( B )
  • Giới thiệu đến chuyên viên dinh dưỡng trong trường hợp cần thiết (C)

Một số bệnh lý ống thận mô kẽ, khiếm khuyết tái hấp thu muối ở ống thận dẫn đến giảm thể tích dịch ngoại bào (bệnh thận mất muối) không nên ăn nhạt.

Các thành phần dinh dưỡng và chất khoáng trong chế độ ăn DASH theo JNC 7 và điều chỉnh theo giai đoạn BTM :

 

Bảng 8: Các biện pháp thay đổi lối sống và ảnh hưởng đến HA

* Chế độ dùng thuốc

Nguyên tắc dùng thuốc hạ áp:

  •  Nên dùng những thuốc “ưu tiên” trước tiên.
  •  Thường phối hợp lợi tiểu trong chế độ điều trị.
  •  Chọn thuốc phối hợp tùy thuộc nguyên nhân BTM, bệnh tim mạch và các bệnh phối hợp khác, tránh tác dụng phụ và tương tác thuốc.
  •  Chế độ dùng thuốc càng đơn giản càng tốt: tác dụng kéo dài, viên phối hợp

Bảng 9: Thuốc ưu tiên (là thuốc có thể làm giảm YTNC tim mạch và chậm

- Thuốc ACEI hoặc ARB:

  •  Người bệnh bệnh thận do Đái tháo đường nên được điều trị bằng ACEI hoặc ARB dù có THA hay không.
  •  ACEI và ARB hiệu quả trong việc làm chậm tiến triển bệnh thận có vi đạm niệu do ĐTĐ type 1 hoặc type 2.
  •  ACEI và ARB nên được sử dụng liều trung bình đến cao (A)
  •  ACEI và ARB có thể phối hợp để làm giảm HA và đạm niệu (C )
  •  Người bệnh nên được theo dõi tụt HA, giảm GFR và tăng Kali máu (A)
  •  ACEI và ARB phải “ngưng “ nếu : GFR giảm > 30% so với giá trị cơ bản trong 4 tháng ( B) hoặc Kali máu ≥ 5,5 mmol/l

- Một số điều cần lưu ý khi sử dụng ACEI hoặc ARB


- Thuốc lợi tiểu ở người bệnh BTM :

  •  Hầu hết người bệnh BTM nên được điều trị bằng thuốc lợi tiểu ( A)
  •  Thiazides 1 lần / ngày nên sử dụng ở NGƯỜI BỆNH có GFR ≥ 30 ml/ph (BTM giai đoạn 1 – 3 ) (A)
  •  Lợi tiểu quai nên dành cho NGƯỜI BỆNH có GFR < 30 ml/ph ( BTM giai đoạn 4 – 5 ) (A)
  •  Lợi tiểu quai kết hợp với Thiazides có thể sử dụng cho NGƯỜI BỆNH quá tải và phù (A)
  •  Lợi tiểu giữ Kali nên được sử dụng thận trọng ở NGƯỜI BỆNH có GFR < 30 ml/ph (A), dùng đồng thời ACEI hoặc ARB , ở NGƯỜI BỆNH có nguy cơ tăng Kali máu
  •  Nên theo dõi dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn, biểu hiện bởi tụt HA hoặc giảm GFR (A)
  •  Theo dõi tình trạng tăng Kali máu (B)
  •  Phối hợp thuốc lợi tiểu cới các thuốc hạ áp khác nên được cân nhắc để tăng tuân thủ điều trị của người bệnh

- Thuốc chẹn kênh Canxi ở người bệnh BTM :

  •  Nhóm DHP (Amlodipine, Nifedipine ) và non DHP (Verapamil, Diltiazem) hiệu quả trong hạ áp và giảm nguy cơ tim mạch
  •  Nhóm Non DHP có hiệu quả trong giảm đạm niệu
  •  Nhóm DHP tuy không có hiệu quả giảm đạm niệu khi sử dụng một mình nhưng khi phối hợp với ACEI hoặc ARB có tác dụng làm chậm tiến triển bệnh thận.

- Thuốc chẹn Beta ở người bệnh BTM :

  •  Thế hệ 1: Atenolol, Metoprolol ...làm hạ áp và giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên thuốc gây ra các rối loạn chuyển hóa lipid và đề kháng insulin
  •  NGƯỜI BỆNH suy thận tiến triển thường tăng hoạt hệ giao cảm và tăng tần suất biến cố tim mạch
  •  Các thuốc thế hệ mới như Nebivolol và carvedilol ít gây rối loạn chuyển hóa và chậm nhịp

- Các thuốc hạ áp khác :

  •  Ức chế thụ thể alpha trung ương gồm Clonidine, methyl dopa, và ức chế chọn lọc thụ thể Alpha1 ( Doxazosin ) có tác dụng hạ áp nhanh, mạnh và có tác dụng có lợi trên chuyển hóa lipid và cải thiện độ nhạy insulin, tuy nhiên có nhiều tác dụng phụ
  •  Thuốc dãn mạch trực tiếp như hydralazine có thể hạ áp mạnh nhưng gây phù chi dưới và nhịp nhanh.

5. TIẾN TRIỂN – THEO DÕI:

Bảng 10: Các khuyến cáo chuyển bệnh đến chuyên khoa để có lời khuyên hoặc cùng điều trị bệnh nhân bệnh thận mãn.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí hạ huyết áp trong thận nhân tạo - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bệnh thận đái tháo đường - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh chỉ bộc lộ rất ít hoặc không có triệu chứng. Do vậy mà đa số mọi người đều không hề biết mình bị bệnh trong suốt nhiều năm trời.

Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2
Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết ở người bệnh tiểu đường type 2

Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến hơn ở những người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường type 2.

Cách giảm lượng đường trong máu nhanh chóng khi bị tăng đường huyết
Cách giảm lượng đường trong máu nhanh chóng khi bị tăng đường huyết

Tăng đường huyết là một vấn đề nguy hiểm vì khi lượng glucose trong máu cao, các tế bào sẽ không được cung cấp năng lượng. Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để tạo năng lượng thay cho glucose. Điều này có thể dẫn đến các tình trạng như nhiễm toan ceton và hội chứng tăng áp lực thẩm thấu máu do đường huyết.

Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tăng đường huyết (lượng đường trong máu cao): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Không phải lúc nào tăng đường huyết biểu hiện triệu chứng rõ ràng ngay lập tức. Tuy nhiên, theo thời gian, lượng đường trong máu cao sẽ gây ra các triệu chứng như khát nước, đi tiểu nhiều lần và gây tổn hại nhiều cơ thể trong cơ thể.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị tăng huyết nên chuẩn bị gì trước khi mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  883 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi bị tăng huyết áp. Tôi nên chuẩn bị những gì trước khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em
  •  4 năm trước
  •  0 trả lời
  •  971 lượt xem

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

Bị chóng mặt, có nên tăng liều uống thuốc sắt trong thai kỳ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  707 lượt xem

Mang thai 34 tuần, mỗi ngày em uống 1 ống sắt Tot'hema theo đơn của bs. Song, một tuần nay, em bị chóng mặt, xét nghiệm máu thì không bị thiếu máu, sang khám khoa nội thì bs bảo bị chóng mặt là do rối loạn tiền đình. Em định uống tăng lên 1 ngày 2 ống sắt, có được không ạ?

Trẻ bị mặt và tròng mắt hơi vàng là có bị bệnh gì không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  578 lượt xem

Sau khi em sinh bé ở bệnh viện Từ Dũ được 4 ngày thì em thấy mặt và tròng mắt của bé nhà em hơi vàng. Đến nay em vẫn thấy mặt và tròng mắt của bé chưa hết vàng. Em cho bé bú mẹ hoàn toàn. Bình thường bé đi tiêu phân vàng, bé vẫn ăn, ngủ và chơi bình thường. Bé bị vàng như vậy là có bị làm sao không? Ngoài ra, mấy ngày gần đây, vào 3 ngày khác nhau thì bé có bị ọc sữa lên cả mũi. Mỗi ngày bị một lần như thế. Em thấy mũi bé cũng khụt khịt. Em phải làm gì để hết tình trạng khụt khịt ở mũi bé ạ?

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1143 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây