1

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh chỉ bộc lộ rất ít hoặc không có triệu chứng. Do vậy mà đa số mọi người đều không hề biết mình bị bệnh trong suốt nhiều năm trời.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp Các triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp

Tuy nhiên, không có triệu chứng không có nghĩa là vô hại. Trên thực tế, nếu không được kiểm soát thì cao huyết áp hay tăng huyết áp sẽ gây tổn thương cho các động mạch, đặc biệt là động mạch ở thận và mắt. Cao huyết áp cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các vấn đề về tim mạch khác.

Nói chung, tăng huyết áp là một tình trạng mãn tính. Có hai dạng tăng huyết áp chính là tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát. Hầu hết mọi người đều bị tăng huyết áp nguyên phát hay còn được gọi là tăng huyết áp vô căn.

  • Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp tăng cao do một vấn đề nào đó về sức khỏe.
  • Tăng huyết áp nguyên phát là tình trạng huyết áp tăng cao mà không rõ nguyên nhân cụ thể, thay vào đó là tiến triển dần dần theo thời gian. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân được cho là do các yếu tố di truyền.

Thông thường, cách duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không là đo huyết áp.

Các triệu chứng hiếm gặp và triệu chứng khẩn cấp

Mặc dù ít khi xảy ra nhưng những người bị cao huyết áp mãn tính có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đau đầu âm ỉ
  • Đột nhiên thấy chóng mặt
  • Chảy máu cam

Các hiện tượng này thường chỉ xảy ra khi huyết áp tăng cao đột ngột và lúc này sẽ được coi là trường hợp khẩn cấp. Đây được gọi là các cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis).

Các cơn tăng huyết áp là khi chỉ số đo huyết áp tâm thu (chỉ số bên trên) từ 180mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số bên dưới) từ 120mmHg trở lên. Nguyên nhân thường là do quên uống thuốc hoặc tăng huyết áp thứ phát.

Nếu bạn đo huyết áp mà thấy các chỉ số đạt đến mức này thì hãy đợi vài phút và sau đó đo lại để đảm bảo kết quả chính xác. Các triệu chứng khác của những cơn tăng huyết áp còn có:

  • Nhức đầu dữ dội hoặc đau nửa đầu
  • Cảm giác bồn chồn, lo lắng
  • Đau tức ngực
  • Thị lực bị thay đổi
  • Khó thở

Sau khi chờ một vài phút, nếu chỉ số huyết áp bên dưới vẫn cao trên 180 thì không được chờ huyết áp tự giảm mà phải gọi cấp cứu hoặc nhờ người đưa đến bác sĩ ngay lập tức.

Các cơn tăng huyết áp này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tràn dịch màng phổi
  • Phù hoặc chảy máu não
  • Rách động mạch chủ - động mạch chính của cơ thể
  • Đột quỵ
  • Co giật ở phụ nữ mang thai bị sản giật

Tăng huyết áp khi mang thai

Trong một số trường hợp, tăng huyết áp có thể xảy ra trong thai kỳ mà nguyên nhân là do các yếu tố như:

  • Béo phì
  • Cao huyết áp mãn tính
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận
  • Bệnh lupus
  • Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các biện pháp hỗ trợ liên quan đến mang thai khác
  • Mang thai ở tuổi thiếu niên hoặc ngoài 40 tuổi
  • Mang đa thai
  • Mang thai lần đầu

Nếu bị tăng huyết áp sau 20 tuần đầu trong thai kỳ thì sản phụ có thể gặp phải một vấn đề gọi là tiền sản giật. Tiền sản giật mức độ nặng có thể gây tổn thương cho các cơ quan và não, dẫn đến các cơn co giật đe dọa đến tính mạng được gọi là sản giật.

Các dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật gồm có protein niệu (protein trong nước tiểu), đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng, tay và chân sưng phù.

Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây sinh non hoặc bong nhau thai sớm và có thể cần phải sinh mổ.

Trong hầu hết các trường hợp, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.

Biến chứng và nguy cơ của cao huyết áp

Theo thời gian, cao huyết áp nếu không được điều trị có thể sẽ gây ra bệnh tim và các biến chứng liên quan như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và suy tim.

Ngoài ra còn có thể xảy ra các vấn đề khác như:

  • Mất thị lực
  • Tổn thương thận
  • Rối loạn cương dương (ED)
  • Chất lỏng tích tụ trong phổi
  • Mất trí nhớ

Điều trị cao huyết áp

Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị cao huyết áp cao, từ thay đổi lối sống cho đến giảm cân hoặc dùng thuốc. Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ xác định phương án điều trị dựa trên mức độ và nguyên nhân gây tăng huyết áp.

Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn uống lành mạnh là một cách hiệu quả để hạ huyết áp, đặc biệt là khi huyết áp mới chỉ tăng nhẹ. Người bị tăng huyết áp nên ăn thực phẩm ít natri, muối và giàu kali.

Chế độ ăn DASH là một trong những chế độ ăn được nhiều bác sĩ khuyến nghị để giữ huyết áp ở mức ổn định. Chế độ ăn này tập trung vào các loại thực phẩm ít natri và cholesterol thấp như trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám.

Một số loại thực phẩm tốt cho tim mạch gồm có:

  • Táo, chuối và cam
  • Bông cải xanh và cà rốt
  • Gạo lức
  • Các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu lăng, đậu Hà Lan,…
  • Các loại cá giàu dầu béo omega-3 như cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết,…

Bên cạnh đó cũng có một số loại thực phẩm cần hạn chế như:

  • Thực phẩm và đồ uống nhiều đường
  • Thịt đỏ
  • Mỡ

Tập thể dục

Hoạt động thể chất là một thay đổi quan trọng về lối sống để kiểm soát huyết áp cao. Tập thể dục nhịp điệu hoặc cardio 5 lần một tuần, mỗi lần khoảng 30 phút là cách đơn giản để củng cố sức khỏe tim mạch.

Ăn uống hợp lý và tập thể dục sẽ giúp bạn có được cân nặng khỏe mạnh mà cân nặng khỏe mạnh sẽ giúp giảm cholesterol và huyết áp cao, đồng thời còn hạn chế được cả những rủi ro khác do thừa cân, béo phì gây nên.

Hạn chế stress

Một cách khác để kiểm soát huyết áp là cố gắng hạn chế stress bằng các biện pháp như tập thể dục, thiền hoặc nghe nhạc.

Dùng thuốc

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp trong trường hợp những thay đổi về lối sống không có hiệu quả. Có thể phải kết hợp hai loại thuốc khác nhau. Dưới đây là một số loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị tăng huyết áp:

Loại thuốc Công dụng

Thuốc lợi tiểu

(thuốc lợi niệu)

Đào thải nước và natri thừa ra khỏi cơ thể. Thuốc lợi tiểu thường được sử dụng cùng với một loại thuốc khác.

Thuốc chẹn beta

Làm chậm nhịp tim, giúp giảm lưu lượng máu qua các mạch máu và từ đó giảm huyết áp.
Thuốc chẹn kênh canxi Làm giãn các mạch máu bằng cách ngăn canxi đi vào bên trong tế bào.
Thuốc ức chế men chuyển Ngăn chặn các hormone làm tăng huyết áp.
Thuốc chẹn alpha và thuốc ức chế thần kinh trung ương Làm giãn các mạch máu và ngăn chặn các hormone làm co thắt mạch máu. Trong khi đó, các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương làm giảm tín hiệu thần kinh thu hẹp mạch máu.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bệnh nhân có thể phải dùng một loại thuốc mới đến hai tuần mới thấy được toàn bộ tác dụng nhưng nếu dùng một thời gian dài mà vẫn không thấy có tiến triển thì nên đi khám để được tư vấn về phương pháp điều trị khác và kiểm tra xem có vấn đề nào phát sinh hay không.

Bạn cũng nên đi khám nếu gặp phải các hiện tượng như:

  • Nhìn mờ
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Bồn chồn
  • Khó thở
  • Tức ngực

Đây có thể là những triệu chứng của một vấn đề khác về sức khỏe hoặc cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc. Trong những trường hợp như vậy, một loại thuốc khác có thể sẽ được chỉ định để thay thế loại thuốc gây khó chịu.

Triển vọng của người bệnh tăng huyết áp

Một khi bị cao huyết áp, bạn sẽ phải theo dõi và điều trị cho đến hết đời. Cũng có khả năng chỉ cần thay đổi lối sống là huyết áp sẽ trở lại bình thường nhưng điều đó là rất khó. Bệnh nhân thường phải kết hợp cả các thay đổi về lối sống và dùng thuốc để duy trì huyết áp ổn định. Bằng cách này và chú ý theo dõi cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể có được một cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cao huyết áp và rối loạn cương dương
Cao huyết áp và rối loạn cương dương

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, có thể góp phần gây rối loạn chức năng cương dương. Bên cạnh đó, một số loại thuốc dùng để điều trị cao huyết áp cũng có thể gây ra rối loạn cương dương.

17 cách hiệu quả để giảm huyết áp
17 cách hiệu quả để giảm huyết áp

Cao huyết áp hay tăng huyết áp được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì lý do là thường không bộc lộ triệu chứng rõ rệt nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bệnh tim và đột quỵ. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.

13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp
13 loại thực phẩm tốt cho huyết áp

Chế độ ăn lành mạnh hàng ngày cũng là một cách để giữ huyết áp luôn ở mức ổn định bình thường.

Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi cao huyết áp
Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi cao huyết áp

Một chế độ ăn uống lành mạnh là cách hữu hiệu để hạ huyết áp và kiểm soát huyết áp luôn ở mức ổn định.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây