Chăm sóc mắt ở người bệnh liệt VII ngoại biên (một lần) - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
- Liệt VII ngoại biên là bệnh lý thần kinh thường gặp, nguyên nhân có thể:
- Do virus, do lạnh, u nền sọ, u cầu não, u góc cầu tiểu não.
- Do chấn thương: đụng giập, rạn, nứt xương đá.
- Do viêm nhiễm: viêm màng não, lao màng não, viêm xương đá, viêm tai cấp hoặc mạn tính, viêm đa rễ dây thần kinh, viêm tủy lan lên, tổn thương thân não.
- Dấu hiệu lâm sàng bao gồm:
- Mắt nhắm không kín bên liệt (dấu hiệu Charles Bell).
- Mất hoặc mờ nếp nhăn trán bên liệt.
- Nhân trung lệch về bên lành.
- Mờ rãnh mũi, má bên liệt.
- Mép bên tổn thương xệ xuống.
- Không chúm miệng thổi hơi được.
- Nhe răng miệng lệch về bên lành.
- Mất phản xạ mũi - mi bên liệt.
- Có thể có rối loạn vị giác ở 2/3 trước lưỡi.
- Chăm sóc người bệnh để dự phòng và tránh các các biến chứng có thể: loét giác mạc, di chứng co thắt cơ mặt.
- Hầu hết người bệnh hồi phục trong vòng 3 - 5 tuần. Việc chăm sóc mắt cho người bệnh là hết sức quan trọng đối với điều dưỡng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Liệt VII ngoại biên 1 bên hoặc 2 bên.
- Các trường hợp tổn thương mắt khác có liên quan.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 điều dưỡng.
2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc
2.1. Dụng cụ vô khuẩn
- Gói chăm sóc (1 khay hạt đậu, 1 bát kền, gạc củ ấu, kìm Kocher, kẹp phẫu tích).
- Gạc miếng (dùng để băng mắt), bông cầu.
2.2. Dụng cụ khác
- Khay chữ nhật, băng dính, kéo.
- Khăn bông nhỏ.
- Găng tay.
- Túi nilon đựng gạc bẩn.
2.3. Thuốc và các dung dịch
- Thuốc tra (nhỏ) mắt theo chỉ định.
- Dung dịch Natriclorua 0,9%.
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
3. Người bệnh
- Điều dưỡng: thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.
- Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật sắp làm.
4. Hồ sơ bệnh án: có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ.
2. Kiểm tra người bệnh
- Đối chiếu với hồ sơ bệnh án.
- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.
- Nhận định tình trạng mắt của người bệnh.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh.
- Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu cao 300.
- Điều dưỡng sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ, rót nước muối ra bát kền, đi găng.
- Dùng kẹp cặp bông cầu nhúng nước muối sinh lý vệ sinh mắt cho người bệnh, thấm khô bằng gạc củ ấu.
- Dùng khăn bông lau mặt cho người bệnh.
- Tra thuốc mắt cho người bệnh theo chỉ định.
- Dùng gạc miếng che mắt cho người bệnh rồi băng lại.
- Đặt người bệnh về tư thế thoải mái. Hướng dẫn người bệnh dùng ngón tay sạch để nhắm, mở mắt hàng ngày.
- Thu dọn dụng cụ, tháo bỏ găng tay, rửa tay.
- 3Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc: (ngày giờ chăm sóc, tình trạng mắt của người bệnh, các dung dịch đã dùng, tên điều dưỡng chăm sóc).
VI. THEO DÕI
- Theo dõi tình trạng mắt, diễn biến của người bệnh thường xuyên sau mỗi lần chăm sóc mắt và tra thuốc mắt.
- Tình trạng loét giác mạc hoặc giảm thị lực do khô mắt.
Lưu ý: Khuyên người bệnh:
- Yên tâm điều trị, nên nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất, chú ý sinh tố, trái cây.
- Để tránh khô mắt nên:
- Sử dụng nước mắt nhân tạo vào ban ngày và tra thuốc mỡ vào ban đêm.
- Tránh ngồi gần cửa sổ hoặc nằm phòng có điều hòa nhiệt độ.
- Đeo kính bảo vệ mắt thường xuyên.
- Tránh nơi có nhiều bụi bẩn.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013
Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng biến chứng về thần kinh phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay và cánh tay.
Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên. Người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.
Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.
Corticosteroid (hay còn thường gọi là corticoid) tại chỗ là cách điều trị phổ biến nhất cho tình trạng viêm trong bệnh chàm.
Giữ độ ẩm cho làn da của bạn là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để giúp kiểm soát bệnh chàm da của bạn
- 1 trả lời
- 961 lượt xem
Tôi nghe mọi người mách là lau người bằng bọt biển hoặc cho bé vào bồn tắm là có thể hạ sốt cho bé. Tôi có nên làm như vậy không? Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên ạ!
- 1 trả lời
- 2081 lượt xem
Hiện nay, bé nhà em được 1 tháng 10 ngày tuổi. Lúc sinh bé nặng 3,2kg, hiện giờ là 4,2kg. Bé nhà em rất khó ngủ, hay vặn mình và khóc suốt đêm, ban ngày cũng hay khóc. Bé còn khó đi ngoài nên em có cho bé đi khám thì bác sĩ chỉ khuyên là điều chỉnh chế độ ăn của mẹ. Em đã ăn nhiều rau xanh và đồ mát nhưng tình hình của bé vẫn không được cải thiện. Ngày bé đi được khoảng 2-3 lần, sôi ruột, bé thường xì hơi nhiều, vặn mình, khó chịu rặn đỏ hết cả mặt lên. Mỗi lần đi tiêu bé phải rặn rất lâu và khóc lên mới đi được. Em cũng có mát xa bụng cho bé nhưng không đỡ. Mong bác sĩ cho biết có phải bé nhà em bị táo bón hay không và bác sĩ có thể tư vấn cách chăm sóc, chữa trị để bé dễ chịu hơn không ạ?
- 1 trả lời
- 703 lượt xem
Vợ em sinh mổ 1 bé trai và 1 bé gái tại bệnh viện Từ Dũ. Khi sinh ra vì mẹ không đủ sữa nên nhà em sốt ruột đã cho 2 bé bú sữa trực tiếp của 1 chị cùng phòng sanh. Nếu chị kia bị bệnh truyền nhiễm thì hai bé nhà em có bị lây không ạ? Và khi nào thì các bé có thể làm xét nghiệm để biết bé có bị bệnh truyền nhiễm gì không?
- 1 trả lời
- 629 lượt xem
Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Hiện bé đã được 3 tháng, mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, vì em ít sữa nên em buộc phải cho bé bú mẹ kèm thêm sữa ngoài là Nan supreme. Em vẫn ưu tiên cho bé bú mẹ là chính để bé có sức đề kháng từ sữa mẹ. Em nghe nói trẻ khi được 3 - 6 tháng tuổi là sức đề kháng cũng yếu dần, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc hạn chế cho bé đến nơi đông người, vệ sinh sạch sẽ bé và không gian sinh sống, tích cực cho bé bú nhiều sữa mẹ thì em cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế bệnh dịch ạ?
- 0 trả lời
- 671 lượt xem
Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?