Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn mạn tính gây sưng đau khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng, một trong số đó là bệnh thần kinh ngoại biên. Khoảng 40% người bị viêm khớp dạng thấp bị bệnh thần kinh ngoại biên với các triệu chứng là giảm cảm giác và khả năng năng vận động ở tay, chân hoặc một số bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh thần kinh ngoại biên còn có thể gây đau đớn. Những triệu chứng này gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Cùng tìm hiểu về mối liên hệ giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên, hai bệnh lý này có những triệu chứng nào và cách điều trị ra sao.
Sự khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh thần kinh ngoại biên
Viêm khớp dạng thấp là một loại viêm khớp mạn tính xảy ra do rối loạn chức năng của hệ miễn dịch.Hệ miễn dịch tấn công xương và các mô khác trong khớp, dẫn đến viêm, sưng đau và cứng khớp.
Theo thời gian, tình trạng này khiến cho khớp bị hỏng và giảm chức năng. Viêm khớp dạng thấp còn có thể dẫn đến các biến chứng khác.
Mặt khác, bệnh thần kinh là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương và rối loạn chức năng. Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Bệnh thần kinh ngoại biên là một dạng bệnh thần kinh phổ biến xảy ra ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Bất kỳ dạng tổn thương thần kinh nào xảy ra bên ngoài hệ thần kinh trung ương và tủy sống đều được coi là bệnh thần kinh ngoại biên.
Một dạng tổn thương thần kinh ngoại biên xảy ra ở những người bị bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh thần kinh dạng thấp. Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Triệu chứng
Cả bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh thần kinh ngoại biên đều gây đau đớn và khó chịu nhưng đặc điểm và vị trí bị đau là hơi khác nhau một chút.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp dạng thấp gồm có:
- Sưng, đau nhức ở một hoặc nhiều khớp
- cứng ở một hoặc nhiều khớp
- Các triệu chứng sưng đau và cứng khớp thường xảy ra ở các khớp đối xứng ở cả hai bên cơ thể
- Mệt mỏi
- Sụt cân
- Sốt
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên và bệnh thần kinh dạng thấp thường là:
- Chuột rút
- Co thắt cơ
- Yếu cơ
- Đau, thường nặng hơn vào ban đêm
- Đổ mồ hôi
- Cảm giác nóng, tê hoặc châm chích ở các chi
- Đau khi chạm
- Giảm khả năng giữ thăng bằng và phối hợp động tác
Viêm khớp dạng thấp có gây tê và châm chích không?
Viêm khớp dạng thấp thường gây sưng đau và/hoặc cứng khớp. Sưng tấy có thể dẫn đến mất cảm giác. Đó là lý do tại sao viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý thần kinh có liên quan chặt chẽ với nhau.
Tê và châm chích thường không phải các triệu chứng trực tiếp của bệnh viêm khớp dạng thấp nhưng có thể là triệu chứng của một trong những biến chứng phổ biến của bệnh lý này.
Viêm khớp dạng thấp và bệnh thần kinh ngoại biên có xảy ra đồng thời không?
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Nghiên cứu ước tính rằng có tới 85% số người bị viêm khớp dạng thấp mắc ít nhất một bệnh lý về thần kinh và khoảng một nửa số người mắc viêm khớp dạng thấp sẽ bị tổn thương hoặc đau thần kinh. (1)
Những bệnh tự miễn khác liên quan đến bệnh thần kinh ngoại biên
Ngoài viêm khớp dạng thấp còn nhiều bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.
Một số bệnh lý và tình trạng mạn tính có thể gây bệnh thần kinh ngoại biên gồm có:
- Bệnh tiểu đường
- Bệnh mạch máu
- Hội chứng ống cổ tay
- Vấn đề về tuần hoàn máu
- Mất cân bằng nội tiết tố
- Bệnh thận
- Bệnh gan
- Thiếu dinh dưỡng
- Lạm dụng rượu
- Nhiễm độc tố
- Một số loại thuốc như thuốc hóa trị
- Nhiễm trùng
Một số bệnh tự miễn khác ngoài viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên gồm có:
- Một số loại viêm khớp khác
- Bệnh sjogren
- Bệnh lupus
Các loại viêm khớp khác có ảnh hưởng đến dây thần kinh không?
Viêm khớp dạng thấp không phải là loại viêm khớp duy nhất có thể gây tổn thương thần kinh.
Các loại viêm khớp khác cũng có mối liên hệ với bệnh lý thần kinh, chủ yếu là do tình trạng sưng tấy ở khớp chèn ép lên dây thần kinh. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và đau thần kinh mạn tính.
Điều trị bệnh thần kinh ngoại biên khi bị viêm khớp dạng thấp
Khi bệnh thần kinh ngoại biên là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thì điều quan trọng trước tiên là phải kiẻm soát viêm khớp dạng thấp.
Phương pháp chính để điều trị viêm khớp dạng thấp là dùng thuốc. Người bệnh thường phải dùng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) và thuốc chống viêm để giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.
Bên cạnh kiểm soát nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc để điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên.
Ví dụ về các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên gồm có:
- Nortriptyline
- Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine
- Gabapentin
- Pregabalin
- Topiramate
- Lamotrigine
- Carbamazepine
- Oxcarbazepine
- Lidocaine
- Capsaicin
- Thuốc giảm đau
Một số loại thuốc điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng được dùng để điều trị các bệnh khác như trầm cảm hoặc động kinh. Một giải pháp khác để điều trị bệnh thần kinh ngoại biên là liệu pháp kích thích điện thần kinh.
Người bệnh có thể muốn tham khảo ý kiến bác sĩ và nhóm chăm sóc sức khỏe về bất kỳ triệu chứng nào của mình để xác định xem thuốc có phải là lựa chọn điều trị tốt nhất cho người bệnh hay không.
Cách giảm đau do viêm khớp dạng thấp
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường được điều trị bằng một nhóm thuốc tên là thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) hay thuốc điều chỉnh phản ứng sinh học (thuốc sinh học).
Tuy rằng không chữa khỏi được viêm khớp dạng thấp nhưng những loại thuốc này giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa hỏng khớp vĩnh viễn. Ngoài ra còn có các loại thuốc và phương pháp điều trị khác để làm giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và cải thiện khả năng vận động, gồm có thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, steroid, vật lý trị liệu và chườm nóng/lạnh,... Người bệnh cũng cần điều chỉnh các hoạt động hàng ngày, tránh các hoạt động gây áp lực lên khớp để tránh làm cho khớp bị sưng và đau đớn.
Tóm tắt bài viết
Bệnh lý thần kinh ngoại biên là một biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp dạng thấp. Tình trạng viêm và sưng ở khớp có thể làm tổn thương các dây thần kinh, điều này có thể khiến cho cơn đau khớp càng trở nên trầm trọng hơn.
Điều trị viêm khớp dạng thấp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên nhưng người bệnh có thể cần dùng thêm các loại thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.
Sự khác biệt chính giữa bệnh viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) và viêm cột sống dính khớp (ankylosing spondylitis) là vị trí của khớp bị viêm và đối tượng mắc bệnh. Hai bệnh lý này cũng có phương pháp điều trị khác nhau.
Trong khi viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn thì đau cơ xơ hóa là một hội chứng đau xuất phát từ hệ thần kinh trung ương. Hai tình trạng này có một số triệu chứng giống nhau nhưng cũng có các triệu chứng riêng, ví dụ như bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng là mắt nhạy cảm với ánh sáng và đau cơ xơ hóa có triệu chứng là hội chứng chân không yên.
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Điều này gây viêm khớp và dẫn đến ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như sưng đau, cứng khớp va khớp nóng đỏ.
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn hệ thống ảnh hưởng đến khớp và các cơ quan khác trong cơ thể. Ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của cơ thể tưởng nhầm mô niêm mạc khớp là tác nhân gây hại và tấn công các mô này. Điều này dẫn đến sưng tấy, cứng và đau khớp. Hệ miễn dịch còn có thể tấn công và dẫn đến viêm, tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi, mắt và mạch máu.
Không giống như các dạng viêm khớp khác như thoái hóa khớp chỉ ảnh hưởng đến khớp, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.