1

Các biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Không giống như các dạng viêm khớp khác như thoái hóa khớp chỉ ảnh hưởng đến khớp, viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có thể ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác trong cơ thể. Nếu không được điều trị, viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Các biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp Các biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Vấn đề về xương và khớp

Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây sưng đau và cứng khớp. Bệnh lý này còn có thể gây ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe xương và khớp.

Phá hủy khớp

Bệnh viêm khớp dạng thấp xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm mô khớp. Điều này gây viêm ở niêm mạc khớp và còn phá hủy sụn và xương xung quanh khớp. Mất sụn nghiêm trọng có thể khiến đầu xương bị biến dạng và dính vào nhau. Hậu quả là khớp không còn khả năng cử động.

Tổn thương khớp thường không thể hồi phục được. Phẫu thuật thay khớp toàn bộ là giải pháp duy nhất để khôi phục khả năng chuyển động cho một số khớp như khớp gối.

Điều trị sớm và tích cực bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn tổn thương khớp do viêm khớp dạng thấp.

Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất trong xương giảm. Điều này khiến cho xương trở nên giòn yếu và dễ gãy hơn. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ bị loãng xương cao hơn vì một số lý do như:

  • Viêm khớp dạng thấp và loãng xương đều phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi và người hút thuốc lá
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng corticoid có thể làm giảm mật độ xương
  • Viêm khớp dạng thấp có thể trực tiếp gây giảm mật độ xương ở các khớp bị ảnh hưởng

Một số cách giúp giảm nguy cơ loãng xương ở người bị viêm khớp dạng thấp là uống bổ sung canxi và vitamin D hoặc dùng thuốc bisphosphonate.

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Bản thân bệnh viêm khớp dạng thấp và các phươg pháp điều trị đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Giấc ngủ

Cơn đau do viêm khớp dạng thấp có thể gây gián đoạn giấc ngủ và thiếu ngủ sẽ dẫn đến mệt mỏi vào ngày hôm sau. Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp còn có thể bị đau cơ xơ hóa và tình trạng này cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Giảm khả năng cử động

Tình trạng đau và cứng khớp do viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ngay cả những hoạt động đơn giản như cúi người hay mặc quần áo cũng trở nên khó khăn.

Các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao:

  • thay đổi công việc
  • giảm giờ làm việc
  • nghỉ hưu sớm
  • mất việc

Bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng nhiều nhất đến những người lao động chân tay nhưng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến những người làm việc văn phòng.

Vấn đề về tâm lý

Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và những xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày do căn bệnh này gây ra có thể dẫn đến các vấn đề về tâm lý như:

  • Tự ti
  • Tách mình khỏi những người xung quanh
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu

Các bệnh lý khác

Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh về phổi, thiếu máu và nhiễm trùng cao hơn.

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng có quá ít hồng cầu trong máu. Tình trạng này gây ra các triệu chứng như:

  • Mệt mỏi, cơ thể yếu ớt
  • Chóng mặt
  • Da xanh xao
  • Hụt hơi
  • Đau đầu
  • Tim đập nhanh

Tình trạng viêm trên phạm vi rộng do viêm khớp dạng thấp gây ra có thể làm giảm sự sản xuất hồng cầu. Đó là lý do tại sao người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ cao bị thiếu máu.

Vấn đề về phổi

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải nhiều vấn đề về phổi như:

  • tràn dịch màng phổi (tích tụ dịch trong khoang màng phổi)
  • Xơ phổi (mô phổi trở nên dày cứng, mất tính đàn hồi, dần đến sẹo ở phổi)
  • Nốt mờ ở phổi
  • Tăng áp phổi (áp lực máu trong các mạch máu ở phổi cao hơn bình thường)

Các triệu chứng của bệnh phổi do viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Hụt hơi
  • Đau ngực
  • Ho dai dẳng
  • Sốt

Bệnh tim mạch

Bệnh viêm khớp dạng thấp đôi khi gây viêm trong hoặc xung quanh tim. Bệnh tự miễn này có thể gây viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Viêm màng ngoài tim là tình trạng lớp màng bao quanh tim bị viêm. Viêm cơ tim là tình trạng viêm và hoại tử lớp cơ dày của thành tim, khiến tim bị giảm khả năng co bóp.

Cả viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim đều có thể dẫn đến suy tim sung huyết. Suy tim sung huyết là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu đến phần còn lại của cơ thể và dịch tích tụ trong phổi.

Những người bị viêm khớp dạng thấp còn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Xơ vữa động mạch
  • Viêm mạch máu

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một rối loạn tự miễn thường xảy ra ở những người bị viêm khớp dạng thấp. Hội chứng Sjogren ảnh hưởng đến chức năng của các tuyến ngoại tiết trong cơ thể như tuyến lệ và tuyến nước bọt.

Phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng Sjogren cao hơn nam giới. Hội chứng Sjogren có các triệu chứng như:

  • Khô mắt, tăng rỉ mắt, đỏ mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng
  • Không có nước mắt khi khóc
  • Viêm mí mắt, viêm kết giác do giảm tiết nước mắt
  • Khô miệng
  • Khó nuốt và nói chuyện
  • Khô âm đạo
  • Mệt mỏi toàn thân
  • Sốt
  • Phát ban
  • Thở gấp

Hội chứng Sjogren còn có thể gây ra các vấn đề về phổi, thận, tiêu hóa và thần kinh.

Tầm quan trọng của việc điều trị viêm khớp dạng thấp

Điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị viêm khớp dạng thấp càng sớm càng tốt. Điều trị viêm khớp dạng thấp từ sớm và đúng cách sẽ giúp làm giảm tần suất bùng phát và giảm mức độ tổn thương khớp cũng như nguy cơ biến chứng. Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp, từ vật lý trị liệu cho đến dùng thuốc và phẫu thuật.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Những điều bạn cần biết khi sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp
Những điều bạn cần biết khi sống chung với bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Điều này gây viêm khớp và dẫn đến ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày như sưng đau, cứng khớp va khớp nóng đỏ.

Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên
Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên. Người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.

Một số loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Một số loại thực phẩm có thể cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mạn tính hiện chưa có thuốc chữa trị khỏi nhưng các nhà nghiên cứu cho biết một số loại thực phẩm có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh.

Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp
Hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn gây sưng, đau và cứng khớp. Mặc dù không có cách chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp vĩnh viễn.

Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?
Bệnh viêm khớp dạng thấp có di truyền không?

Viêm khớp dạng thấp không được coi là một bệnh di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây