Tiêm botox xóa nếp cau mày (nếp nhăn giữa hai đầu lông mày)
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nếp cau mày là những nếp nhăn dọc và/hoặc ngang nằm giữa hai đầu lông mày, xuất hiện do các hoạt động cau mày, nhíu mày, nheo mắt hoặc khi biểu cảm sự giận dữ. Vì những nếp nhăn này hình thành từ các chuyển động bình thường trên khuôn mặt nên chúng có thể có ở ngay cả những người trẻ tuổi. Ở những người trẻ tuổi thường nếp cau mày chỉ là các nếp nhăn động, chỉ xuất hiện khi có hoạt động co cơ, nhưng ở những người lớn tuổi, với các chuyển động cơ lặp đi lặp lại, nếp cau mày có thể xuất hiện ở đó mọi lúc, và được coi là nếp nhăn tĩnh. Trong cả hai trường hợp, botox đều là giải pháp vô cùng hữu ích trong việc loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm bớt những đường nhăn này.
Các nhóm cơ gây ra nếp cau mày
Có 2 nhóm cơ chính tham gia vào các hoạt động cau mày, nhíu mày…và hình thành nên các nếp cau mày ở giữa hai đầu lông mày bao gồm bao gồm: cơ cau mày và cơ tháp mũi (hay còn gọi là cơ mảnh khảnh). Cơ cau mày là hai khối cơ chạy ngang theo chiều dài của hai bên lông mày và thể co/nhíu hai bên lông mày lại với nhau. Khi hai khối cơ này co lại chúng sẽ tạo nên các nếp nhăn dọc ở vùng gian mày hay còn gọi là nếp nhăn 11. Cơ tháp mũi đúng như tên gọi, có hình kim tự tháp, nằm ở giữa hai đầu lông mày và khi co lại sẽ tạo ra nếp nhăn ngang.
Bệnh nhân có nếp cau mày có thể có hai loại, nếp nhăn động hoặc nếp nhăn tĩnh, hoặc cả hai. Nếp nhăn động là những nếp chỉ xuất hiện khi có hoạt động co cơ, hay biểu cảm khuôn mặt, và thường xuất hiện ở người trẻ tuổi. Đây cũng chính là loại nếp nhăn mà botox hay các chất điều biến thần kinh nhắm tới. Nếp nhăn tĩnh là những nếp xuất hiện ngay cả khi không có chuyển động cơ, nghĩa là những nếp nhăn này đã hằn sâu ở đó do hoạt động cơ lặp đi lặp lại trong thời gian dài và ảnh hưởng của quá trình lão hóa tự nhiên cũng như các yếu tố bên ngoài. Với nếp nhăn tĩnh, botox mặc dù không thể loại bỏ ngay lập tức, nhưng cũng có tác dụng làm mềm, làm mờ sau nhiều lần tiêm, giúp ngăn chặn những nếp này hằn sâu hơn và làm chậm quá trình hình thành nếp nhăn tĩnh. Trong những trường hợp nếp nhăn tĩnh hằn quá sâu thì bệnh nhân có thể cần kết hợp dùng cả botox và filler để giúp làm đầy chúng.
Cơ chế hoạt động của botox với cơ cau mày
Botox hay các chất điều biến thần kinh khác như Dysport, Xeomin đều là sản phẩm độc tố thần kinh botulinium loại A đã được FDA phê duyệt để điều trị nếp nhăn giữa hai bên lông mày cũng như các nếp nhăn ở vị trí khác như trán, đuôi mắt, cổ …Khi được tiêm vào các nhóm cơ mục tiêu, các độc tố thần kinh này sẽ hoạt động bằng cách chặn tín hiệu truyền từ dây thần kinh đến các cơ, tạm thời làm thư giãn, suy yếu cơ, khiến cơ không thể co được nữa, điều này giúp giảm thiểu đáng kể các nếp nhăn.
Các vấn đề cần lưu ý khi tiêm botox xóa nếp cau mày
Khi tiêm botox để xóa nếp cau mày, chúng ta sẽ tiêm và nhắm trực tiếp vào các khối cơ gây nên loại nếp nhăn này, tức là cơ cau mày và cơ tháp mũi. Tuy nhiên ở vùng này có rất nhiều các khối cơ đan xen và nằm gần nhau. Cụ thể là hai nhóm cơ hạ lông mày xuống và nâng lông mày lên. Nhóm cơ hạ lông mày xuống bao gồm cơ cau mày và cơ vòng mi, còn nhóm cơ nâng lông mày lên là cơ trán. Những khối cơ này hoạt động ngược chiều nhau. Vì thế chỉ cần vị trí tiêm không chuẩn hoặc tiêm quá nhiều vào cơ nâng mày thì có thể khiến lông mày bị sụp xuống kéo theo sụp mí và nhiều vấn đề liên quan khác. Ngược lại nếu tiêm quá nhiều vào cơ hạ lông mày thì có thể khiến chân mày bị hếch lên tạo diện mạo ngạc nhiên hoặc nham hiểm.
Vì thế có một vài lưu ý quan trọng khi thực hiện tiêm đó là: bác sĩ không được tiêm vào cơ trán, và với phần đuôi phía ngoài của cơ cau mày cần thực hiện kỹ thuật tiêm nông. Vì nếu tiêm sâu ở vị trí này sẽ có rất nhiều cấu trúc mà botox có thể đi qua như lỗ trên hốc mắt… Ngoài ra, vì cơ địa mỗi người chuyển hóa mỗi khác, nên để đảm bảo trong lần đầu tiêm, tốt nhất nên giảm liều. Bạn hoàn toàn có thể tiêm bổ sung sau đó 1 – 2 tuần nếu thấy kết quả chưa tối ưu và qua đó hoàn toàn có thể dự đoán liều lượng tiêm phù hợp cho những lần sau. Tiêm ít thì có thể tiêm bổ sung, nhưng nếu lỡ tiêm nhiều, bạn sẽ phải mất vài tuần để chờ các tác dụng phụ biến mất.
Quy trình tiêm botox xóa nếp cau mày
Đánh dấu vị trí tiêm: tùy độ mạnh cơ của mỗi người mà các bác sĩ có thể đánh dấu vị trí tiêm ở 5, 6 hoặc 7 điểm tiêm (như hình trên). Trong quá trình đánh dấu, ngoài việc yêu cầu bệnh nhân cau mày lại và sờ nắn để xác định vị trí cơ thì một số bác sĩ có thể dung các thiết bị soi mạch máu dưới da như Accuvein để nhìn rõ mạch máu và tránh chúng ra, giúp giảm nguy cơ bầm tím sau tiêm.
Liều lượng: Liều lượng trung bình để tiêm xóa nếp cau mày thường từ 10 – 20 đơn vị botox tùy theo tình trạng mỗi người. Cụ thể, với Botox và Xeomin ở vị trí cơ tháp mũi khoảng 2 đơn vị, trong khi đó Dysport cần 5 đơn vị. Với vị trí cơ cau mày, mỗi điểm sẽ cần từ 2 – 4 đơn vị botox hoặc xeomin, và 5-10 đơn vị Dysport.
Sát trùng và gây tê: sau khi đánh dấu và xác định được liều lượng tiêm. Bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vùng điều trị và chườm đá hoặc bôi kem gây tê tại chỗ.
Tiến hành tiêm: để tiêm chính xác, hầu hết các bác sĩ đều dùng tay véo nhẹ vào từng điểm tiêm và dùng mũi kim đầu nhỏ để tiêm nhẹ nhàng với độ sâu thích hợp. Khi rút mũi tiêm ra bác sĩ sẽ dùng ngón tay ấn giữ nhẹ vào vị trí vừa tiêm, đồng thời chườm mát để giảm nguy cơ bầm tím.
Hồi phục và lưu ý sau tiêm
Tùy vào từng loại độc tố sử dụng mà sau khoảng 3 – 4 ngày bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy được hiệu quả và sau 2 tuần sẽ thấy hiệu quả tối đa. Vì botox khi tiêm vào có thể dịch chuyển, khuếch tán đến 1cm, nên trong ít nhất 4 giờ đầu bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối không chà xát, matxa vùng điều trị, không cúi đầu, hoạt động mạnh, tập thể dục, xông hơi hay thực hiện các phương pháp điều trị, chăm sóc da mặt khác....để tránh botox di chuyển đến các cơ lân cận. Thường thì sau khoảng vài giờ botox sẽ được cơ hấp thụ, do đó bệnh nhân có thể trở lại với các hoạt động cũng như thói quen sinh hoạt bình thường.
Botox sẽ cho kết quả trung bình từ 3 – 4 tháng, do đó nếu muốn tiếp tục duy trì kết quả sau khoảng thời gian này bệnh nhân sẽ cần tiêm lặp lại. Sau một vài lần tiêm lặp lại, cơ bị suy yếu hơn và khoảng cách giữa các lần tiêm có thể sẽ dài hơn, liều lượng ở mỗi lần tiêm lặp lại sau đó có thể cũng cần ít hơn so với những lần ban đầu.
Một số hình ảnh bệnh nhân trước và sau tiêm botox xóa nếp cau mày
Các vấn đề có thể gặp phải sau khi tiêm botox xóa nếp cau mày
Sau khi thực hiện thủ thuật các vị trí tiêm có thể hơi bị sưng, đỏ hoặc bầm tím…tất cả những hiện tượng này đều bình thường và sẽ biến mất sau vài giờ. Để tránh bầm tím bệnh nhân nên lưu ý tránh dùng aspirin, ibuprofen, vitamin E hay dầu cá/omega 3 ít nhất 1 tuần trước khi tiêm. Đôi khi chính các mũi tiêm có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức đầu hoặc nặng đầu… tuy nhiên đây chỉ là do căng thẳng và cũng sẽ sớm tự hết. Có những trường hợp do bác sĩ tiêm quá sâu, chạm vào màng xương thì tình trạng đau đầu có thể kéo dài lâu hơn, nhưng cuối cùng cũng sẽ tự hết. (Đọc thêm: Đau đầu sau tiêm botox thẩm mỹ)
Sau một vài ngày bạn sẽ bắt đầu thấy vùng cơ được điều trị yếu hơn, giãn ra và không còn hoạt động nhiều nữa. Tuy nhiên cũng đừng bất ngờ khi thấy sau đó bạn vẫn có thể cau mày. Vì mục tiêu của tiêm botox hay các chất độc thần kinh là để làm suy yếu, giảm hoạt động của cơ qua đó giảm nếp nhăn chứ không phải khiến cơ tê liệt hoàn toàn. Bạn sẽ vẫn cần cơ duy trì khả năng hoạt động một chút để đảm bảo có được biểu cảm tự nhiên chứ không phải diện mạo cứng đơ, mất tự nhiên. Cho dù thế nào thì sau tiêm khoảng 2 tuần bạn vẫn nên trở lại đánh giá để kiểm tra xem kết quả đã tối ưu chưa, nếu cơ vẫn còn hoạt động mạnh mẽ, nếp nhăn chưa giảm nhiều thì bác sĩ có thể tiêm bổ sung thêm 1 vài đơn vị.
Ngoài các vấn đề tạm thời ở trên thì trong trường hợp kỹ thuật tiêm không tốt, hoặc liều lượng tiêm quá cao, hoặc bệnh nhân tác động ngay sau khi tiêm khiến botox bị dịch chuyển thì có thể gặp phải các vấn đề như:
- Sụp lông mày
- Sụp mí
- Lông mày bị vểnh lên
- Xuất hiện thêm nếp nhăn ở vị trí khác, hoặc khiến các nếp nhăn ở vị trí khác trở nên rõ hơn.
Biến chứng sụp lông mày
Vấn đề này có thể xảy ra nếu tiêm sai vị trí, bác sĩ tiêm quá cao vào cơ trán – là nhóm cơ nâng lông mày, khi cơ trán bị xệ sẽ không thể nâng lông mày lên và khiến nó bị sụp. Hoặc cũng có thể do bác sĩ tiêm quá nhiều vào vùng gian mày giữa hai đầu lông mày, hoặc tiêm quá thấp, quá sát lông mày. Trong trường hợp này tùy tình trạng mà bệnh nhân có thể được tiêm thêm một vài đơn vị botox vào một số vị trí phù hợp để giúp nâng chân mày lên, trong trường hợp không thể thì bệnh nhân chỉ có 1 cách duy nhất là chờ botox hết tác dụng và lông mày sẽ trở về vị trí bình thường. Thường thì chỉ sau một vài tuần.
(Đọc thêm chi tiết tại: Chân mày bị sa sụp, hạ thấp, không cân đối sau tiêm Botox)
Biến chứng sụp mí
Vấn đề này có thể xảy ra do các nguyên nhân liên quan đến sụp lông mày ở trên. Tức là khi lông mày bị sụp xuống sẽ khiến mô dồn xuống và kéo theo sụp mí. Trường hợp này thường xảy ra ở những người có vùng da giữa lông mày và mí mắt vốn đã lỏng lẻo từ trước. Hoặc sụp mí sau tiêm botox xóa nếp cau mày cũng có thể xảy ra do: botox được tiêm quá gần cơ nâng mi trên hoặc bác sĩ tiêm quá nông, quá nhiều vào cơ cau mày và cơ mảnh khảnh, khiến nó khuếch tán đến cơ nâng mi trên gây sụp mí. Trong trường hợp này ngoài việc chờ đợi botox hết tác dụng thì bệnh nhân có thể tạm thời nhỏ thuốc Apraclonidine (hay còn gọi là Iopidine) để nâng mí lên khoảng 2mm, giúp mở to mắt hơn.
(Đọc thêm chi tiết tại: Sụp mí do tiêm Botox)
Biến chứng lông mày bị vểnh lên
Sau khi tiêm botox xóa nếp cau mày, phần đầu hoặc phần đuôi của lông mày có thể bị vểnh lên khi ở trạng thái bình thường hoặc khi nhướng mày. Nguyên nhân là do tiêm không đều, tiêm quá nhiều botox vào vị trí đầu hoặc đuôi của cơ cau mày – là cơ hạ lông mày, vì vậy sau đó lông mày mới bị vểnh lên. Cộng với việc cơ trán – cơ nâng lông mày, không được điều trị nên vẫn hoạt động, và có khi còn hoạt động quá mức đề bù vào phần cơ cau mày bị suy yếu. Điều này càng khiến lông mày bị vểnh lên nhiều hơn. Để khắc phục bệnh nhân có thể được tiêm một vài unit botox vào phần cơ trán phía trên vị trí lông mày bị vểnh để làm suy yếu cơ trán, và hạ thấp phần lông mày đó xuống.
Xuất hiện thêm nếp nhăn ở vị trí khác, hoặc khiến các nếp nhăn ở vị trí khác trở nên rõ hơn
Ở một số người khi cau mày họ cũng co cả cơ mũi. Do đó sau khi tiêm quá nhiều vào các nhóm cơ cau mày làm nhóm cơ này tê liệt, có thể khiến cơ mũi hoạt động quá mức để bù vào, chính điều này gây xuất hiện các nếp nhăn trên mũi, hay còn gọi là nếp nhăn thỏ, hoặc khiến những nếp nhăn đã có sẵn ở trên mũi trở nên hằn sâu rõ nét hơn. Để khắc phục có thể tiêm thêm botox vào chính nhóm cơ mũi, để giảm hoạt động của nhóm cơ này.
Tất cả những vấn đề này mặc dù có thể được điều chỉnh giảm nhẹ, nhưng hầu hết đều phải chờ botox hết tác dụng mới trở lại bình thường được. Do đó, ngay từ đầu bệnh nhân cần lựa chọn bác sĩ cũng như cơ sở tiêm uy tín để tránh những vấn đề đáng tiếc này.
- 5 trả lời
- 632 lượt xem
Tôi 22 tuổi và có thói quen nhíu mày gần như cả ngày trong suốt 2 năm qua. Các khối cơ bây giờ đã hoạt động quen và liên tục nhíu vào mặc dù tôi không muốn. Trông tôi rất lạ lùng – da trông còn trẻ trung nhưng lại có nếp nhăn rất rõ trên trán. Tôi muốn làm liệt hoàn toàn các cơ giữa hai lông mày để không chỉ xóa nếp cau mày mà còn hi vọng với tình trạng liệt cơ trong vòng 1 năm sau tiêm tôi sẽ bỏ được thói quen xấu này.
- 5 trả lời
- 713 lượt xem
Tôi đã 2 lần tiêm botox để xóa nếp cay mày, nhưng mỗi lần kết quả chỉ kéo dài trong 4 tuần. Tôi thực sự rất hài lòng với kết quả nhưng không hiểu sao nó lại biến mất nhanh chóng như thế. Tôi 32 tuổi và được tiêm 50 đơn vị mỗi lần. Tôi thường hay chạy bộ, liệu có liên quan gì đến hoạt động này không?
- 4 trả lời
- 1649 lượt xem
Tôi mới tiêm botox ở trán và vùng gian mày cách đây 5 ngày, nhưng mỗi khi nhướn mày, lông mày trông lại có hình thù quái dị như này. Liệu tình trạng này sẽ cải thiện hay nặng hơn trong vài ngày tới? Tôi không muốn quay trở lại chỗ bác sĩ tiêm trước, tôi sợ anh ấy sẽ khiến nó còn tệ hơn. Để bình thường thì mọi thứ trông vẫn ổn, nhưng khi nhướn mày là bị như này. Bác sĩ nói là ông ấy chỉ tiêm liều lượng nhỏ vì không muốn tôi có vẻ ngoài cứng đơ, mất tự nhiên. Nếp cau mày hiện vẫn còn.
- 4 trả lời
- 1520 lượt xem
Mới đây tôi đã tiêm botox để xóa nếp nhăn trán và nếp cau mày. Sau đó lông mày bị sụp đến nỗi kéo theo cả sụp mí luôn và mắt không còn tròn nữa. Tôi đến khám lại và trao đổi về việc lần sau chỉ tiêm vào cơ cau mày và cơ mảnh khảnh thôi, không tiêm vào cơ trán nữa vì tôi muốn mắt đẹp, chấp nhận nếp nhăn trán. Nhưng bác sĩ nói là kể cả tránh cơ trán, chỉ tiêm vào cơ cau mày thì lông mày của tôi vẫn có thể bị sụp. Có phải như vậy không?
- 4 trả lời
- 965 lượt xem
Tôi chưa bao giờ tiêm botox trước đây. Cách đây 1 tháng tôi mới tiêm để xóa nếp cau mày. Sau 2 tuần hầu như không thấy khác biệt gì, tôi quay lại và bác sĩ đã tiêm chỉnh lại. Hôm nay là 8 ngày sau chỉnh sửa. Bức ảnh đầu tiên là chụp lúc mặt thả lỏng, bức thứ hai là khi tôi cau có. Các bác sĩ thấy kết quả này có phổ biến không, liệu có tiếp tục cải thiện mà không cần tiêm thêm không?
- 5 trả lời
- 993 lượt xem
Sáng nay tôi mới tiêm 20 unit botox để xóa nếp cau mày. Trước đây tôi cũng tiêm rồi nhưng không hề bị sưng hay bầm gì. Sau khi tiêm mũi đầu tiên bác sĩ có hỏi tôi có uống aspirin không, vì thấy tiêm bị chảy máu nhiều. Tôi không uống aspirin, nhưng hôm trước có uống Motrin. Sau tiêm khoảng 5 phút, vùng phía trên lông mày bên trái bị bầm thấy rõ, sau đó càng ngày càng sẫm màu, sưng và đau nhức. Liệu tình trạng này có trở lại bình thường? Có thể gây biến chứng gì không? Tại sao bây giờ là 12 tiếng sau tiêm rồi mà còn sưng nặng hơn.
- 5 trả lời
- 872 lượt xem
Tôi mới tiêm botox xóa nếp nhăn ở vùng gian mày, trán và mắt được 3 ngày. Cảm giác tê vùng điều trị sau tiêm liệu có bình thường không, và có giảm theo thời gian không?
- 3 trả lời
- 1031 lượt xem
Tôi bị bệnh đa xơ cứng và cách đây 3 năm cũng đã hỏi bác sĩ xem có thể tiêm botox không, cô ấy nói có thể. Tôi rất thích kết quả tiêm botox, nhưng sau khi tiêm tôi có cảm giác bị căng mắt vào ban đêm. Tình trạng này xảy ra vào lần đầu tiên tiêm, nên lần sau đó để an toàn tôi giảm xuống chỉ tiêm 8 đơn vị, mặc dù vẫn còn cảm giác căng ở mắt nhưng chỉ trong vài ngày. Vậy cảm giác căng đó có bình thường không và liệu botox có thể di chuyển từ trán xuống cổ tôi không vì tôi bị bệnh đa xơ cứng.
- 3 trả lời
- 577 lượt xem
Tôi mới tiêm 25 đơn vị botox để xóa nếp nhăn giữa hai bên lông mày. Tôi đã từng thực hiện quy trình này 2 lần rồi. Mới đầu sau tiêm chỉ bị đau nhức bình thường ở vị trí tiêm. Nhưng được 6 ngày thì bị nghẹt mũi và cảm giác nặng nề ở mũi. Khi chạm vào sống mũi thì thấy rất nhức. Liệu tình trạng này có liên quan đến botox không?
- 3 trả lời
- 680 lượt xem
4 ngày trước tôi mới tiêm một lượng botox nhỏ vào vùng gian mày để xóa nếp cau mày. Thủ thuật được thực hiện bởi một y tá có kinh nghiệm tại phòng khám của bác sĩ da liễu được chứng nhận. Nhưng bây giờ tôi bị đau đầu, nhìn hơi mờ mờ và khó nuốt. Y tá trước khi tiêm chỉ cảnh báo tôi về khả năng bị đau đầu, chứ không nói về giảm thị giác và khó nuốt. Vậy khi nào những vấn đề này sẽ biến mất. Liệu có bị vĩnh viễn không?
- 4 trả lời
- 734 lượt xem
Hôm nay đã bước sang tuần thứ 3 sau tiêm 15 đơn vị botox để xóa nếp cay mày. Nhưng mắt trái của tôi gần như nhắm nghiền, hốc mắt phải thì có cảm giác rất căng chặt, tầm nhìn bị cản trở, trán cũng có cảm giác rất lạ và căng. Tôi đã nghỉ làm 5 ngày với hi vọng các triệu chứng sẽ thuyên giảm. Tôi cũng đã quay lại phòng khám và họ bảo đôi khi những vấn đề này có thể xảy ra, tỉ lệ khoảng 1%. Cuộc sống của tôi thực sự bị đảo lộn. 15 đơn vị không phải là một liều lượng nhỏ sao?
- 5 trả lời
- 1257 lượt xem
Tôi mới tiêm 22 unit botox vào trán để xóa nếp nhăn ngang trán, 12 unit vào vùng gian mày xóa nếp cau mày và 9 unit ở mỗi bên mắt để xóa nếp chân chim. Trán bây giờ trông cứng đơ và bị xệ một bên. Hôm nay đã ngày thứ 6 rồi, tôi lo trán còn xệ xuống nhiều hơn. Tôi 40 tuổi và đã tiêm botox tổng cộng 3 lần trong 2 năm qua.
- 4 trả lời
- 678 lượt xem
Tôi tiêm botox xóa nếp cau mày cách đây 1 tháng, hiện tại thấy mắt bị khô và cộm cộm. Liệu tình trạng này có liên quan đến botox không? Botox có thể gây ảnh hưởng đến tuyến nước mắt hoặc làm giảm khả năng chớp mắt khi được tiêm để xóa nếp cau mày không?
- 4 trả lời
- 656 lượt xem
Tôi đã tiêm 17 đơn vị botox, trong 10 ngày đầu nọ hoạt động rất tốt, tôi thậm chí không thể nhíu mày lại chút nào, không thể di chuyển được cơ ở vùng điều trị. Nhưng bây giờ mới 13 ngày, dường như cơ đã bắt đầu hoạt động và các nếp nhăn đã xuất hiện trở lại. Trong khi lẽ ra bây giờ mọi thứ phải tốt hơn. Liệu tình trạng này có bình thường không, tại sao botox hết tác dụng nhanh vậy?
- 4 trả lời
- 732 lượt xem
Phải làm gì để giảm bớt tình trạng này? Tôi có thể kiện người tiêm không?
- 4 trả lời
- 1652 lượt xem
Tôi đã tiêm botox vào trán và vùng gian mày trong nhiều năm nay. Cách đây 7 ngày tôi có tiêm lại nhưng lần này tôi thấy vùng tiêm bị sưng lên nhiều hơn bình thường và trông giống như bị sần đỏ. Sau khoảng 1 tiếng thì tình trạng này đã giảm nhưng bây giờ vẫn bị sưng nhẹ, và ngứa rát xung quanh vị trí tiêm. Liệu có phải là bị dị ứng không?
- 4 trả lời
- 1166 lượt xem
Tôi đã tiêm botox trên trán và muốn tránh các hoạt động có thể ảnh hưởng đến kết quả tiêm. Tôi cũng rất thích kết quả đạt được. Sau khi tiêm tôi không cau mày, nhưng không biết liệu ngáp có làm xuất hiện các nếp cau mày không?
- 4 trả lời
- 1435 lượt xem
Vùng trán và vùng gian mày của tôi có các nếp nhăn khá rõ, chúng xuất hiện ngay cả khi tôi thả lỏng khuôn mặt, không biểu cảm gì. Trông mặt tôi bắt đầu như có vẻ khó chịu hơn. Phương pháp nào tốt nhất để xử lý tình trạng này? Tôi 36 tuổi, và bắt đầu thấy mất tự tin vì những nếp nhăn này.
Tổng hợp các kỹ thuật xóa nếp nhăn giữa 2 lông mày
Botox hoặc các chất điều biến thần kinh như dysport, xeomin khi được tiêm vào cơ trán với vị trí và liều lượng phù hợp sẽ khiến khối cơ này bị suy yếu, giãn ra, giảm khả năng co cơ và hoạt động, qua đó giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể nếp nhăn động trên trán.
Botox khi được tiêm chính xác vào phần cơ vòng mi đuôi mắt gây nên nếp chân chim sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng nếp nhăn động cũng như làm mờ các nếp nhăn tĩnh vùng này.
Tiêm độc tố Botulinum A (bao gồm Botox, Dysport và Xeomin) là quy trình không can thiệp phẫu thuật phổ biến nhất từ năm 2000. Năm 2014, có hơn 3 triệu quy trình được thực hiện.
Tìm hiểu về tiêm botox- bài đọc chuyên ngành giành cho bác sĩ
- 10 trả lời
- 1793 lượt xem
Đã 11 ngày sau tiêm botox xóa nếp cau mày, mặc dù có thấy chút cải thiện nhưng tôi thấy phần sống mũi ngay giữa hai mắt hơi bị sưng/ bè rộng ra, chỉ hơi một chút thôi và có lẽ chỉ tôi mới nhận thấy. Ngoài ra tôi cũng không biết kết quả tiêm botox đã ổn định chưa và liệu tình trạng sưng bè này có ngày càng tệ hơn trong thời gian botox phát huy tác dụng không (3- 4 tháng)?
- 4 trả lời
- 1380 lượt xem
Tôi đã được tiêm 40 đơn vị botox để xóa nếp nhăn vùng gian mày cách đây 4 tháng nhưng sau đó vẫn có thể nhíu mày lại một chút và vẫn nhìn thấy nếp nhăn. Liệu có phải do botox không được pha loãng đúng cách?
- 6 trả lời
- 1405 lượt xem
Chào bác sĩ, 6 ngày trước tôi đã tiêm botox để xóa nếp nhăn ở vùng gian mày, giữa hai đầu lông mày (tiêm tại 5 điểm tiêu chuẩn) với mỗi bên 2 điểm vào cơ cau mày nằm ngay trên lông mày. Bây giờ tôi thấy chân mày bên phải của tôi hơi cao hơn bên trái. Cũng không rõ là do bên trái bị sụp thấp hơn hay bên phải bị nâng lên cao hơn. Tôi biết là mí mắt có thể bị sụp khi tiêm botox xóa nếp cau mày, nhưng liệu lông mày thì có bị sụp không? Tôi sợ botox đã được tiêm quá sát lông mày.
- 4 trả lời
- 1520 lượt xem
Mới đây tôi đã tiêm botox để xóa nếp nhăn trán và nếp cau mày. Sau đó lông mày bị sụp đến nỗi kéo theo cả sụp mí luôn và mắt không còn tròn nữa. Tôi đến khám lại và trao đổi về việc lần sau chỉ tiêm vào cơ cau mày và cơ mảnh khảnh thôi, không tiêm vào cơ trán nữa vì tôi muốn mắt đẹp, chấp nhận nếp nhăn trán. Nhưng bác sĩ nói là kể cả tránh cơ trán, chỉ tiêm vào cơ cau mày thì lông mày của tôi vẫn có thể bị sụp. Có phải như vậy không?
- 4 trả lời
- 965 lượt xem
Tôi chưa bao giờ tiêm botox trước đây. Cách đây 1 tháng tôi mới tiêm để xóa nếp cau mày. Sau 2 tuần hầu như không thấy khác biệt gì, tôi quay lại và bác sĩ đã tiêm chỉnh lại. Hôm nay là 8 ngày sau chỉnh sửa. Bức ảnh đầu tiên là chụp lúc mặt thả lỏng, bức thứ hai là khi tôi cau có. Các bác sĩ thấy kết quả này có phổ biến không, liệu có tiếp tục cải thiện mà không cần tiêm thêm không?