Cắt mí toàn phần (đường mổ dài)
Phương pháp cắt mí toàn phần (cắt mí full) không chỉ đơn thuần là tạo nếp mí mà còn có thể kết hợp khắc phục các vấn đề của bệnh nhân như sụp mí, lật mí hay hẹp khe mi, đồng thời phải đảm bảo nếp mí mới đồng nhất với đặc điểm tự nhiên vốn có ở hầu hết người Châu Á.
Chỉ định - Đối tượng phù hợp
Kỹ thuật này phù hợp với những người mắt một mí, mắt mí lót, mí ẩn (có nếp mí nhưng bị mỡ, da thừa che đi) nhưng mí mắt trên dày, bị bụp có nhiều mỡ và da thừa cần xử lý cắt bỏ. Hay những người có mí mắt không đều, bị bệnh sụp mi bẩm sinh, hai mắt không cân nhau hay khe mi nhỏ.
Ưu điểm
- Xử lý triệt để các vấn đề về da và mỡ thừa ở mí mắt trên
- Có thể tạo kiểu nếp mí và hình dạng mắt (ví dụ hình bầu dục hoặc hình tròn) theo mong muốn
- Có thể điều chỉnh được vùng góc mắt trong bằng cách kéo dài đường rạch về phía này nếu bệnh nhân cần kết hợp mở góc mắt trong
- Nếp mí giữ được lâu
Nhược điểm
- Đường rạch dài, nguy cơ sưng bầm nhiều và để lại sẹo dài
- Thời gian hồi phục lâu (thường mất 1 tuần để giảm sưng phù)
Quy trình thực hiện cắt mí toàn phần
Trước khi tiến hành phẫu thuật bác sĩ cần đánh giá tình trạng mỡ, da thừa và xác định xem lông mi có bị hướng xuống dưới không, nếu bị hướng xuống dưới là do da mí mắt trên bị xệ và cần xử lý trong quá trình phẫu thuật.
Ngoài ra bác sĩ cũng đần đánh giá vị trí lông mày và tình trạng sụp mí. Nếu lông mày ở cao hơn so với vị trí bình thường thì có thể là bệnh nhân bị sụp mí (vì sụp mí nên bệnh nhân thường phải nhướng lông mày lên để mở to mắt hơn, do đó lông mày ở vị trí cao hơn). Trong trường hợp này cần khắc phục sụp mí trước khi tạo mắt hai mí. Mức độ sụp mí có thể xác định bằng cách đo chiều cao khe mi mắt và khoảng cách từ điểm chính giữa bờ mi trên tới điểm phản xạ ánh sáng của đồng tử. Nhưng nếu trường hợp lông mày xệ xuống thấp, dưới vị trí bình thường thì có thể là do bệnh nhân bị xệ lông mày, trong trường hợp này cần phẫu thuật nâng/treo lông mày trước khi tạo mắt hai mí để duy trì kết quả mí đôi lâu dài.
Sau khi đánh giá các vấn đề trên, bác sĩ sẽ xác định chiều cao nếp mí phù hợp cũng như vị trí đường rạch, rồi gây tê và tiến hành rạch mổ. Đường rạch sẽ kéo dài toàn bộ nếp mí từ góc trong về phía đuôi mắt. Phần đường rạch ở giữa mí mắt sẽ là phần cao nhất so với bờ mi. Hình dạng của nếp mí phụ thuộc vào nếp rẻ quạt ở khóe mắt. Để hạn chế chảy máu, bác sĩ có thể dùng laser CO2 hoặc sóng cao tần, sau đó cắt bỏ da giữa hai đường rạch – lưu ý chỉ cắt đi lớp ngay bên dưới da. Sau đó tiếp tục rạch để tiếp cận các túi mỡ và bóc tách cắt bỏ một phần. Cuối cùng khâu cố định nếp mí. Lưu ý không được khâu quá cao, vì sẽ làm cho nếp mí bị sâu và kéo lông mi lật lên trên (gây biến chứng lật mi trên). Điều này làm cho mí mắt không tự nhiên và tạo nên một đường rãnh sâu khi nhắm mắt. Ngược lại nếu khâu cố định quá thấp so với chiều cao đã xác định của nếp mí thì sẽ tạo nên các nếp nhăn và mí mắt bị phồng (nếp mí xúc xích)
Cố định nếp mí một cách phù hợp có thể cải thiện được cả hướng lông mi ở những trường hợp có lông mi mọc hướng xuống dưới và quặm mi bởi hướng mọc của lông mi có thể được điều chỉnh trong quá trình khâu cố định.
Sau khi cố định nếp mí, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng đường rạch bằng chỉ nylon 6/0 hoặc chỉ tự tiêu nhanh 6/0 với kỹ thuật mũi khâu liên tục hoặc mũi khâu rời.
Quá trình hồi phục
Sau khi cắt mí, vết mổ cần được vệ sinh mỗi ngày và bôi thuốc mỡ tra mắt kháng sinh trong vòng 3 tuần. Bệnh nhân cần chườm đá liên tục để giảm sưng và tụ máu trong vòng 24 – 48 tiếng đầu. Mặc dù không cần thiết phải uống thuốc kháng sinh nhưng các bác sĩ thường vẫn chỉ định uống trong vòng 3 ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng. Chỉ khâu được tháo bỏ trong vòng 5 – 7 ngày, tùy thuộc vào chất liệu chỉ khâu. Có thể trang điểm mắt trở lại sau khoảng 2 tuần. Đôi khi có thể dùng thuốc mỡ hoặc các loại thuốc uống trị sẹo để hạn chế sự hình thành sẹo sau khi cắt mí.
Biến chứng sau phẫu thuật
Cắt mí toàn phần là quy trình can thiệp sâu rộng, do đó nếu không thao tác chính xác, có thể để lại các biến chứng như:
- Sẹo lộ
- Nếp mí không đều
- Nếp mí quá cao
- Nếp mí quá thấp
- Nếp mí quá nông
- Nếp mí quá sâu
- Nếp mí sưng phồng
- Hở mi, lật mí, quặm mi
- Xuất huyết hốc mắt
- Tổn thương tuyến lệ
……........................
Do đó việc tìm kiếm bác sĩ phẫu thuật có tay nghề và kinh nghiệm và điều tối quan trọng mà bệnh nhân cần làm.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
1. Khi nào tôi có thể rửa mặt bình thường sau cắt mí?
Tôi vừa mới đi cắt mí xong, bây giờ mỗi khi rửa mặt vẫn phải tránh vùng mắt. Vậy khi nào thì có thể rửa cả vùng xung quanh mắt như bình thường?
2. Có nên phẫu thuật cắt mí lần hai không?
Tôi đã phẫu thuật cắt mí toàn phần khoảng 9 tháng trước và lúc đấy kết quả rất ưng ý nhưng bây giờ tôi lại cảm thấy là mí mắt không được to như tôi muốn. Nếu bây giờ cắt mí lần hai và mở rộng góc mắt để làm cho mắt to hơn thì có được không? Liệu có vấn đề gì không?
3. Mắt vẫn còn da thừa sau khi phẫu thuật cắt mí
Tôi vừa cắt mí khoảng hơn 2 tuần trước. Nhưng bây giờ mỗi khi nhắm mắt lại, bên trên mí mắt vẫn có một nếp gấp nhỏ do da thừa tạo ra ở chỗ vết khâu.
Điều này có bình thường không hay tôi sẽ cần phẫu thuật lại để sửa? Có phải bác sĩ phẫu thuật chưa loại bỏ hết da thừa không?
4. Khô mắt là tạm thời hay vĩnh viễn sau khi cắt mí?
Tôi nghe nói có thể bị khô mắt sau khi cắt mí. Vậy tình trạng này chỉ là tạm thời hay sẽ kéo dài vĩnh viễn? Nếu là vĩnh viễn thì nguyên nhân là do đâu và khi nào thì có thể bị khô mắt vĩnh viễn?
5. Sau khi cắt mí sẽ bị sưng bao lâu?
Tôi mới phẫu thuật ở một bên mí mắt trên để nâng mí lên một chút cho hai bên cân xứng nhau. Hiện tại đã được một tuần mà tôi vẫn thấy mí mắt bị sưng, sau khi ngủ dậy là sưng nặng nhất rồi sau đó đỡ dần. Có phải là do bác sĩ của tôi đã tiêm nước muối sinh lý hay một loại chất làm đầy cho tôi không vì cứ mỗi khi nằm xuống thì mắt lại bị sưng, nhưng chỉ sưng ở một nửa mặt thôi. Hiện tượng này có bình thường không? Bao lâu thì sẽ hết?
6. Cắt mí sau bao lâu thì chỉ sẽ tự tiêu?
Tôi mới cắt mí trên 8 ngày trước và bác sĩ khâu đường rạch bằng chỉ tự tiêu. Vậy sau bao lâu thì chỉ mới tiêu đi? Có cách nào để làm cho chúng tiêu nhanh hơn không?
7. Nên tạo mắt hai mí với đường rạch một phần, toàn phần?
Chào bác sĩ, mới đây tôi có đi tư vấn phẫu thuật tạo mắt hai mí. Chuyên gia khuyên tôi nên thực hiện kỹ thuật cắt mí kết hợp mở góc mắt trong. Nhưng họ không nói kỹ thuật rạch toàn phần hay rạch một phần là tốt nhất với tôi vì tôi chỉ muốn tạo nếp mí đôi nhỏ. Trước đó tôi vẫn nghĩ nếp mí đôi nhỏ thì chỉ cần thực hiện kỹ thuật không rạch (bấm mí luồn chỉ). Theo các bác sĩ thì tôi phù hợp với kỹ thuật nào?
Kỹ thuật cắt mí mini kết hợp các ưu điểm của phương pháp bấm mí luồn chỉ với cắt mí toàn phần.
Sụp mí là tình trạng mí mắt bị sụp, xệ xuống làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân.
- 3 trả lời
- 1000 lượt xem
Chào bác sĩ, mới đây tôi có đi tư vấn phẫu thuật tạo mắt hai mí. Chuyên gia khuyên tôi nên thực hiện kỹ thuật cắt mí kết hợp mở góc mắt trong. Nhưng họ không nói kỹ thuật rạch toàn phần hay rạch một phần là tốt nhất với tôi vì tôi chỉ muốn tạo nếp mí đôi nhỏ. Trước đó tôi vẫn nghĩ nếp mí đôi nhỏ thì chỉ cần thực hiện kỹ thuật không rạch (bấm mí luồn chỉ). Theo các bác sĩ thì tôi phù hợp với kỹ thuật nào?
- 2 trả lời
- 2785 lượt xem
+Cách đây 2 tháng tôi đã cắt mí với đường rạch một phần, nhưng có vẻ bác sĩ đã thao tác lỗi vì bây giờ có một nếp gấp da dư ở một bên mắt, tôi nghĩ lẽ ra ngay từ đầu cô ấy nên chọn kỹ thuật rạch toàn phần. Tình trạng này có cần chỉnh sửa lại không, nếu giờ rạch toàn phần thì có thể chỉnh được không. Bây giờ hầu như đã hết sưng rồi, nhưng thực sự tôi không hài lòng chút nào. Ngoài ra vết sẹo cũng bị gồ lên và có màu hồng nữa, liệu theo thời gian nó có tự hết không?
- 2 trả lời
- 2868 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã tạo mắt hai mí với đường rạch một phần cách đây gần 2 tháng nhưng đến bây giờ vẫn nhìn thấy rõ đường khâu/sẹo khi nhìn xuống và nhắm mắt. Không biết theo thời gian nó có mờ đi không hay là sẽ như vậy vĩnh viễn do có đường khâu và liệu chỉnh sửa có giúp nó mờ bớt đi không?
- 0 trả lời
- 714 lượt xem
Chào bác sĩ tôi vừa cắt mí, sau khi cắt mí được gần 2 tháng thì một bên mắt mí phía trên nó có cái gờ trắng lên như vậy khi nhìn xuống mà hiện tượng này là lúc cắt mí được mấy ngày hết sưng là thấy, sau khi căt chỉ ra vẫn còn và giờ gần 2 tháng nó vẫn có cái nếp trắng đó, không biết đó là hiện tượng gì? Cách khắc phục và mất thời gian bao lâu?Nhờ bác tư vấn giúp ạ!
- 16 trả lời
- 1683 lượt xem
Tôi 52 tuổi và muốn loại bỏ bọng mắt. Tôi có nghe nói về phương pháp cắt mí qua đường rạch kết mạc nhưng không hiểu phương pháp này là gì? Có tốt hơn so với cắt mí kiểu truyền thống không?