Xuất huyết hốc mắt sau phẫu thuật mí mắt
Bệnh nhân bị xuất huyết hốc mắt thường có các triệu chứng tiến triển nhanh chóng do đó cần được đánh giá và can thiệp kịp thời. Xác định vị trí xuất huyết và nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết để đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp nhất, để làm được điều này đòi hỏi bác sĩ phải là người hiểu rõ giải phẫu hốc mắt và xung quanh hốc mắt.
Nguyên nhân gây xuất huyết hốc mắt sau phẫu thuật mí mắt
Xuất huyết hốc mắt có thể biểu hiện dưới dạng bầm tím nặng, tụ máu, thậm chí là chảy máu trước sụn mi, sau sụn mi hay sau nhãn cầu ở mí trên, mí dưới và xung quanh mắt. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Do cơ địa bệnh nhân, trước hoặc sau phẫu thuật dùng các loại thuốc và các thực phẩm bổ sung/chức năng làm tăng nguy cơ chảy máu như như aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc dầu cá …
- Do không đảm bảo huyết áp của bệnh nhân ở mức bình thường trước và trong khi phẫu thuật
- Do bác sĩ thao tác bóc tách mô sâu, kéo túi mỡ, cắt mỡ thô bạo không cầm máu kỹ và làm vỡ mạch máu
Cách tránh xuất huyết hốc mắt khi phẫu thuật mí mắt
Xuất huyết hốc mắt trong phẫu thuật mí mắt (như cắt mí trên hoặc cắt mí dưới) là một biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến những hệ lụy không thể cứu vãn, có xác suất xảy ra là 1/22.000. Do đó, việc kiểm tra kỹ lưỡng bệnh sử của khách hàng trước khi phẫu thuật là điều rất quan trọng. Bác sĩ cần yêu cầu ngừng các loại thuốc và thực phẩm chức năng có chứa chất chống đông máu để tránh xảy ra vấn đề này. Đặc biệt như các loại thuốc kháng kết tập tiểu cầu, aspirin và thuốc chống viêm không steroid là những loại thường được nhiều người lớn tuổi sử dụng. Bác sĩ cần kiểm tra và khuyên bệnh nhân tạm ngừng trước phẫu thuật.
Ngoài ra cũng phải đảm bảo huyết áp của bệnh nhân ở mức bình thường cả trước và trong khi phẫu thuật. Trong suốt ca phẫu thuật cần xác định chính xác cấu trúc mạch máu, chú ý thao tác nhẹ nhàng vì nếu không cẩn thận kéo túi mỡ quá mạnh thì mạch máu có thể bị vỡ và dẫn đễn xuất huyết ở sâu trong hốc mắt và hèn ép lên dây thần kinh thị giác, gây suy giảm thị lực. Bệnh nhân phải đến kiểm tra ngay lập tức nếu có hiện tượng đau hốc mắt hoặc thị lực có vấn đề.
Sau phẫu thuật bác sĩ cũng cần hướng dẫn kỹ cho khách hàng về cách chăm sóc và những điều cần lưu ý hậu phẫu để tránh xuất huyết hốc mắt. Nên chườm lạnh trong 48 giờ và tránh cúi đầu cũng như là hạn chế các hoạt động cần dùng sức.
Các biện pháp xử lý xuất huyết hốc mắt
Để xử lý tình trạng xuất huyết hốc mắt thì việc xác định vị trí là vô cùng quan trọng, xác định được vị trí sẽ có thể đưa ra các biện pháp phù hợp.
Xuất huyết trước sụn mi
Nếu xuất huyết hốc mắt xảy ra ở không gian trước sụn mi thì bác sĩ có thể chọn cách: một là quan sát, theo dõi khối máu tụ, hai là dẫn lưu nó ra. Nếu khối máu tụ trước sụn mi mở rộng nhanh, thì cần rạch 1 đường nhỏ để dẫn lưu ra. Tuy nhiên nếu khối máu tụ ổn định và các triệu chứng lâm sàng không xấu đi thì có thể chọn cách theo dõi, áp dụng các biện pháp bảo tồn như uống/bôi thuốc giảm sưng bầm, chườm lạnh quanh mắt, nâng cao đầu và matxa nhẹ nhàng. Thông thường xuất huyết trước sụn mi thường không ảnh hưởng đến thị lực hoặc kết quả thẩm mỹ, trừ khi xảy ra đồng thời hiện tượng xuất huyết/tụ máu sau sụn mi hoặc sau nhãn cầu.
Xuất huyết sau sụn mi/sau nhãn cầu
Nếu xuất huyết hốc mắt xảy ra ở không gian sau sụn mi thì đây là tình trạng đáng ngại hơn và cần mổ lại để cầm máu. Tình trạng này có thể làm tăng nhãn áp, dẫn đến tắc động mạch võng mạc hoặc chèn ép dây thần kinh thị giác và làm suy giảm thị lực. Các dấu hiệu gồm có đau dữ dội, lồi mắt, suy giảm thị lực, hạn chế vận nhãn và tăng nhãn áp. Nếu phát hiện tắc động mạch trung tâm võng mạc sau khi kiểm tra đáy mắt thì cần can thiệp ngay lập tức vì đây là một trong những vấn đề khẩn cấp và nếu trì hoãn thì khả năng thị lực hồi phục lại như bình thường là rất thấp.
Cách xử lý trong những trường hợp này là tiến hành mở góc mắt ngoài và cắt dây chằng đuôi mắt để giảm áp lực trong hốc mắt, sau đó cần kiểm tra kỹ toàn bộ vùng phẫu thuật. Có thể sử dụng phương pháp corticosteroid hệ thống (uống hoặc tiêm) để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ. Nếu thị giác vẫn không trở lại bình thường thì cần cân nhắc đến phương pháp giảm áp hốc mắt bằng cách cắt thành xương.
Tóm lại, xuất huyết hốc mắt tùy từng tình trạng mà có những cách tiếp cận xử lý khác nhau. Với những trường hợp nặng mặc dù hiếm gặp nhưng cũng vẫn có thể xảy ra nếu bệnh nhân chọn bác sĩ thiếu trình độ chuyên môn. Do đo, để tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra thì ngay từ đầu bệnh nhân cần chọn cho mình một bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm và tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc tiền và hậu phẫu của họ.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
1. Liệu khối máu tụ này có hết không?
Hôm nay là ngày thứ 11 sau phẫu thuật mí trên và mí dưới. Mí trên bên phải của tôi có một khối u đến nay vẫn chưa thấy giảm kích cỡ. Liệu tôi có cần chỉnh sửa không hay khối máu tụ này có tự biến mất không? Tôi thực sự không hài lòng với tình trạng bất đối xứng giữa hai bên mắt.
- 1 trả lời
- 8665 lượt xem
Chào bác sĩ Các bác sĩ cho em hỏi là em cắt mí mắt trên được 5 ngày rồi. Đem đầu tiên về mắt em bị sưng to và tím đen lại. Đến ngày thứ 3 sưng rất to và quay lại nơi thẩm Mỹ bác sĩ rạch 1 chút để nặn máu, đến nay mắt em đo sưng hơn nhưng vẫn rất tím. Bên mí trái cho dưới chân mày sờ thấy có cục rất cứng. Em Ko biết liệu có bị biến chứng gì không ạ
- 2 trả lời
- 1306 lượt xem
Hôm nay là ngày thứ 11 sau phẫu thuật mí trên và mí dưới. Mí trên bên phải của tôi có một khối u đến nay vẫn chưa thấy giảm kích cỡ. Liệu tôi có cần chỉnh sửa không hay khối máu tụ này có tự biến mất không? Tôi thực sự không hài lòng với tình trạng bất đối xứng giữa hai bên mắt.
Có 3 kỹ thuật cắt mắt 2 mí hiện nay là bấm mí, cắt mí một phần và cắt mí toàn phần
“Uống nhầm một ánh mắt, cơn say theo cả đời”, quả thực sức hút đặc biệt của đôi mắt từ lâu đã đi vào cả trong những vần thơ như thế.
Mở rộng góc mắt là gì mà giới trẻ lại đua nhau săn lùng đến vậy?
Đôi mắt to tròn là điểm thu hút đặc biệt giúp tạo dấu ấn cũng như thiện cảm với mọi người xung quanh.
Đôi mắt vốn được ví như cầu nối phi ngôn ngữ tạo hiệu quả giao tiếp tuyệt vời, là thứ nhịp cầu truyền đi những tâm tư, cảm xúc từ trái tim.
- 5 trả lời
- 2751 lượt xem
Tôi đã từng có bọng mắt nên cắt mí dưới để loại bỏ nhưng bây giờ lại có quầng thâm/vết thâm dưới mắt. Liệu đây có phải hiện tượng lắng đọng hemosiderin làm thay đổi màu da hay tăng sắc tố không? Có vẻ như nó chỉ bị ở một khu vực nhất định dưới cả hai mắt. Tôi đã phẫu thuật được 4 tháng, nên nghĩ mọi thứ lúc này lẽ ra đã lành rồi. Trước khi phẫu thuật nếu kéo căng bọng mắt thì vùng dưới mắt cùng không có quầng thâm hay đổi màu gì, điều này chứng tỏ vấn đề hiện tại là do ca phẫu thuật này.
- 3 trả lời
- 2215 lượt xem
Tôi 33 tuổi và mới cắt mí dưới được 12 ngày. Sau khi cắt chỉ tôi phát hiện có một vết sưng u lên (như quả bóng nhỏ) ở dưới mắt trái tại vị trí túi mỡ được cắt bỏ. Liệu theo thời gian nó có biến mất không? Tôi có cần phẫu thuật lại không? Nghe nói có thể matxa nó, liệu điều này có giúp ích gì không hay gây đau đớn.
- 3 trả lời
- 3217 lượt xem
Tôi đã phẫu thuật chỉnh sửa sụp mí ở mí trái cách đây 5 ngày, nhưng mắt trái bây giờ trông quá to. Trong khi mắt phải khoảng cách giữa viền lông mi và nếp mí khoảng 5mm thì mắt trái viền lông mi và nếp mí gần như trùng lên nhau luôn, không có tí khoảng cách nào. Tại sao lại như thế, tôi có thể làm gì bây gì? Hay là do bác sĩ cắt đi quá nhiều da?
- 8 trả lời
- 3229 lượt xem
Có cách nào để trị bọng dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
- 9 trả lời
- 2460 lượt xem
Tôi chỉ mới 20 tuổi và có quầng thâm sẫm dưới mắt. Bắt đầu từ năm 18 tuổi thì tôi nhận thấy rằng quầng thâm đã biến thành bọng mắt và ngày càng trở nên lớn hơn. Mọi người bên nhà ngoại của tôi đều bị vấn đề này. Ngoài ra, tôi còn bị dị ứng nặng khiến bọng mắt trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi cần phải làm gì?