Răng hô vẩu và cằm lẹm nên niềng răng hay độn cằm?
Thế nào là cằm lẹm?
Chiếc cằm được ví như bộ phận vàng của gương mặt vì vẻ đẹp của cằm là chìa khóa quyết định vẻ đẹp toàn bộ gương mặt. Một gương mặt đẹp thẩm mỹ khi có một chiếc cằm hài hòa, đủ độ nhô và đủ độ dài. Độ dài đúng đáp ứng được tỷ lệ 1/3 gương mặt (tầng mặt trên: tầng mặt giữa: tầng mặt dưới là 1:1:1 hoặc 1:1:0,8). Độ nhô đúng thỏa mãn được tỷ lệ đường thẳng mũi – miệng – cằm, tức là, 3 điểm như đỉnh mũi, môi và cằm phải nằm trên 1 đường thẳng (đường E).
Một chiếc cằm lẹm rất dễ nhận biết khi dáng cằm nằm hụt vào trong, không có độ nhô để tạo sự hài hòa với gương mặt. Đánh giá trên đường thẳng mũi – miệng – cằm, chiếc cằm lẹm sẽ lùi sâu, cách đường E khoảng 1cm -1,5 cm. Nếu khoảng cách lớn hơn 1,5 cm, chiếc cằm đó được coi là lẹm nhiều, thiếu độ nhô nghiêm trọng, và thậm chí có thể thiếu cả độ dài. Quan sát những người có cằm lẹm, ta có thể dễ dàng nhận thấy một số dấu hiệu khác như: môi dưới trề, miệng có cảm giác hô, nhọn hơn và tăng trương lực cơ cằm để có thể khép kín miệng.
Song song với cằm, cấu trúc xương hàm và cách sắp xếp răng cũng góp phần tạo nên thẩm mỹ vùng mặt dưới đồng thời ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt. Rất nhiều bệnh nhân tìm kiếm các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, chỉnh nha nhằm mong muốn cải thiện hàm răng của mình để đạt được sự hài hòa gương mặt, tuy nhiên, không ít người trong số đó không nhận ra vấn đề về cằm của họ. Đặc biệt hơn, một bộ phận bệnh nhân cảm thấy vừa bị lẹm cằm vừa bị hô vẩu luôn băn khoăn liệu niềng răng hay độn cằm mới là phương án tối ưu cho trường hợp của họ.
Mẹo: Điều quan trọng là bạn cần phân tích được và hiểu đúng vấn đề bạn đang gặp phải (dựa theo các nguyên tắc thẩm mỹ) từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp.
Cách khắc phục cằm lẹm và răng hô vẩu
Bệnh nhân thường nhận định sai tình trạng của họ và thuộc một trong 3 trường hợp sau:
Hô vẩu nhưng tưởng bị lẹm cằm: trường hợp này bệnh nhân có xương hàm trên phát triển quá phát hoặc do nhóm răng trước hàm trên nghiêng ngoài, khiến bệnh nhân bị hô vẩu, cắn chìa. Điều này vô hình chung đẩy lệch đường thẳng mũi miệng cằm và có cảm giác cằm bị lẹm. Tuy nhiên trên thực tế, cằm của họ vẫn đủ độ dài và độ nhô.
Như vậy, niềng răng là biện pháp phù hợp cho những bệnh nhân này. Niềng răng sử dụng các khí cụ chỉnh nha để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn và cải thiện khớp cắn. Kết quả là bệnh nhân hết hô vẩu, răng được dàn đều, khớp cắn ổn định và đặc biệt cải thiện “cảm giác lẹm cằm”, cơ môi cằm được thả lỏng, gương mặt hài hòa hơn.
Trong một số trường hợp sai lệch khớp cắn nặng do xương hàm, bác sĩ có thể đề xuất phương án phẫu thuật hàm.
Cằm lẹm nhưng tưởng bị hô vẩu: bệnh nhân thuộc nhóm này dễ nhận biết vấn đề của họ hơn. Cằm lẹm tạo cảm giác miệng bị nhọn hơn khi nhìn nghiêng.
Như vậy, cần tập trung cải thiện vẻ ngoài của cằm bằng cách tăng độ nhô cho cằm thông qua phương pháp độn cằm. Bác sĩ sẽ rạch một đường mổ ngắn ở trong miệng và sau môi dưới của bạn, tiếp cận xương cằm rồi đặt vật liệu độn lên trên xương cằm. Vật liệu độn cằm đa dạng cả về kích thước, hình dạng (oval, chữ U) và chất liệu (silicon dẻo, gore-tex,…). Độn cằm duy trì kết quả lâu dài và bạn có thể tháo bỏ miếng độn bất kỳ lúc nào nếu bạn đổi ý.
Tiêm filler cằm, cấy mỡ tự thân vùng cằm là 2 phương pháp không phẫu thuật, có thể lựa chọn thay thế cho độn cằm. Điểm mạnh của 2 phương pháp này là bác sĩ có thể tinh chỉnh đường viền hàm, cằm sao cho tự nhiên nhất có thể, mà đôi khi kết quả độn cằm khó đạt được. Kết quả tiêm filler cằm thường duy trì trong 3-4 tháng và bạn cần phải tiêm nhắc lại, tốn kém chi phí.
Tùy thuộc vào mức độ cằm lẹm, miễn là bạn có đủ xương cằm thì trượt cằm là một giải pháp khả thi. Bác sĩ sẽ cắt xương cằm, rồi trượt cằm về phía trước, điều chỉnh độ nhô, dài, cân xứng của cằm. Sau đó cố định xương cằm bằng nẹp vít. Kết quả trượt cằm là vĩnh viễn, đạt được sự hài lòng cao từ bệnh nhân.
Có cằm lẹm và bị hô vẩu: bệnh nhân vừa thiếu hụt xương cằm, vừa quá phát xương hàm hoặc sai lệch khớp cắn.
Kết hợp niềng răng với độn cằm sẽ đem lại kết quả tuyệt vời nhất cho bệnh nhân.
Nếu xương hàm sai lệch nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề xuất thêm phương án phẫu thuật hàm.
Nếu bạn vừa bị cằm lẹm, vừa bị hô vẩu, vừa bị chảy xệ má khiến gương mặt rầu rĩ, già nua, bác sĩ phẫu thuật có thể kết hợp lấy túi mỡ má.
Nếu bạn có xương hàm rộng, bạnh to, cằm lẹm, bác sĩ sẽ linh hoạt tư vấn cho bạn giải pháp cải thiện cằm phù hợp nhất để sao cho xương hàm và cằm là một khối liên tiếp mượt mà, thon gọn, hài hòa nhất có thể.
Một gương mặt cân đối, hài hòa, tự nhiên là mục tiêu mà thẩm mỹ gương mặt hướng tới. Bạn càng hiểu rõ đúng vấn đề của bạn, bạn càng chủ động hơn và lựa chọn sáng suốt hơn.
- 6 trả lời
- 7870 lượt xem
Tôi 28 tuổi, có cằm ngắn và lẹm. Tôi đi khám nha sĩ thì được khuyên là phải nhổ đi 4 chiếc răng và đeo niềng răng trong khoảng 2 năm là sẽ cải thiện được cằm. Nhưng theo tôi được biết thì cằm lẹm cần phải phẫu thuật độn cằm. Vậy tôi nên chọn cách nào? Nếu như độn cằm thì cần chọn miếng độn có kích thước bao nhiêu là phù hợp?
- 4 trả lời
- 5692 lượt xem
Tôi có cằm lẹm và nó khiến tôi rất mất tự tin. Tôi có đăng kèm 2 ảnh, bên trái là cằm tự nhiên của tôi còn bên phải là ảnh mà tôi đã chỉnh sửa. Tôi muốn cằm được như thế thì nên phẫu thuật độn cằm hay tiêm filler?
- 6 trả lời
- 1563 lượt xem
Qua một vài bức ảnh tôi nhận thấy cằm tôi bị lẹm, vì vậy tôi bắt đầu tìm kiếm pp độn cằm. Càng nhìn vào cằm tôi càng nhận ra rằng đây có thể là kết quả của khớp thái dương hàm và có thể tôi sẽ cần phẫu thuật hàm. Khớp cắn của tôi ổn, tuy nhiên, nếu tôi trượt nhẹ hàm dưới về phía trước thì góc nghiêng trông đẹp hơn rất nhiều. Giả sử độn cằm thì kết quả sẽ tương tự như thế và có vẻ không phức tạp bằng phẫu thuật hàm. Làm sao để biết đâu là phương án tốt nhất?
- 1 trả lời
- 3732 lượt xem
Tôi có cằm lẹm thì liệu niềng răng có khắc phục được không hay cần phải phẫu thuật? Và nếu phẫu thuật thì nên thực hiện trước hay sau khi niềng răng?
- 1 trả lời
- 1450 lượt xem
Em năm nay 17 tuổi,khi cười nhìn ở góc thẳng sẽ thấy đều nhưng khi nhìn góc dưới sẽ thấy khớp cắn sâu ,1 chiếc răng cửa bị lệch ra trước,hàm dưới thì răng có vẻ nghiêng và 1 vài chiếc bị lệch vào trong.Và niềng răng có cải thiện được cằm lẹm chút nào không ạ?
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.
Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
- 4 trả lời
- 3224 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 5 trả lời
- 2370 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 3 trả lời
- 2447 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
- 6 trả lời
- 12182 lượt xem
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
- 6 trả lời
- 1857 lượt xem
Đến bao nhiêu tuổi thì không nên niềng răng nữa? Người trưởng thành niềng răng có vấn đề gì không?