Trượt cằm: Những điều cần biết
Trượt cằm là gì?
Trượt cằm là một quy trình phẫu thuật ít xâm lấn được thiết kế để chỉnh sửa cằm lẹm hoặc cằm lệch và tạo ra một gương mặt hài hòa hơn. Trượt cằm liên quan tới việc cắt (mở) xương cằm. Sau đó bác sĩ sẽ định vị lại xương cằm tại vị trí mới thích hợp hơn và cố định chúng bằng nẹp, ốc ít (thường cần 2 nẹp vít).
Chuẩn bị những gì trước khi trượt cằm?
Trước khi trượt cằm, bạn cần có 1 buổi thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn và mong muốn của bản thân. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chụp X-quang, từ đó đánh giá xem bạn có đủ lượng xương cằm và có phù hợp để tiến hành trượt cằm hay không.
Quy trình được thực hiện dưới sự gây mê toàn thân. Do đó không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước khi phẫu thuật 8 tiếng.
Nên nhờ ai đó đi cùng bạn tới buổi phẫu thuật.
Đối tượng phù hợp với quy trình trượt cằm
Những bệnh nhân tìm đến quy trình trượt cằm thường:
- Có cằm lệch, bất đối xứng hoặc không hài hòa với các đặc điểm khác trên gương mặt.
- Đã từng nâng mũi và cân nhắc tạo hình cằm cho phù hợp với chiếc mũi mới.
- Có cằm bị khiếm khuyết bẩm sinh hoặc bị tổn thương do chấn thương.
Quy trình trượt cằm
Quy trình trượt cằm bao gồm 7 bước sau:
- Bác sĩ cắt dọc theo đường viền lợi dưới và bên trong môi dưới
- Tạo một đường rạch trên lớp mô mềm để tiếp cận xương cằm
- Khi đã bộc lộ được xương cằm, bác sĩ sẽ đánh dấu một vết cắt dọc nhỏ để làm điểm tham chiếc trong quá trình phẫu thuật.
- Bác sĩ thực hiện một vết cắt ngang bên dưới chân răng hàm dưới. Họ có thể thay đổi chiều cao của cằm bằng cách cắt ở các góc khác nhau. Họ có thể cắt ra một mảnh xương hình nên nếu họ cần làm cho cằm nhỏ hơn hoặc di chuyển về phía sau.
- Trượt cằm ra trước, lùi sau hoặc sang ngang. Sau khi định vị cằm, bác sĩ kiểm tra căn chỉnh và mài giũa phần xương thừa.
- Cố định xương bằng ốc vít và nẹp kim loại không gỉ. Trong TH bệnh nhân không muốn dùng nẹp vít kim loại, bác sĩ sẽ sử dụng nẹp vít tự tiêu để thay thế.
- Cuối cùng bác sĩ khâu đóng vết mổ, rồi băng ép ở trước và 2 bên cằm để hạn chế sưng nề.
Quá trình hồi phục
Dự kiến cần 2-3 tuần để hồi phục. Thông thường, bệnh nhân có thể trở lại làm việc sau khi phẫu thuật được 7-10 ngày.
Ban đầu, bệnh nhân sẽ nhận thấy sưng và bầm tím nhẹ quanh hàm. Tình trạng này sẽ giảm dần trong 1 vài tuần đầu tiên và có thể gây khó chịu. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp để bạn có thể nghỉ ngơi thoải mái tại nhà.
Sau phẫu thuật, vùng cằm được băng ép nên chức năng ăn nhai bị hạn chế. Do đó hãy ăn thực phẩm lỏng hoặc mềm. Khi cằm lành lại, bạn có thể tiếp tục chế độ ăn như trước kia.
Hai tuần sau phẫu thuật, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng vào thời gian biểu hàng ngày. Tránh vận động quá sức và tránh nâng vật nặng trong 4-6 tuần.
Chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật trượt cằm
Bệnh nhân có thể cần ở lại bệnh viện vào 2 đêm đầu tiên sau khi trượt cằm.
Trong khoảng thời gian này, bác sĩ cùng điều dưỡng theo dõi sát sao tình trạng hồi phục của bạn, để ý các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các biến chứng khác.
Trước khi xuất viện, bác sĩ hoặc điều dưỡng sẽ gửi cho bệnh nhân một tờ hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu chi tiết.
Các hướng dẫn này có thể bao gồm:
- Liều dùng và thời gian uống các kháng sinh đường uống
- Các mẹo khắc phục tình trạng sưng, đau
- Cách súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng
- Cách tháo băng và thay băng
- Ăn thực phẩm lỏng hoặc mềm trong vài ngày đầu tiên
- Tránh các hoạt động gây mất sức trong 4-6 tuần
Quy trình trượt cằm tại Phẫu thuật Miệng và Hàm mặt của NewYork được coi là cực kỳ an toàn và hiệu quả. Đây là một thủ tục đơn giản. Các biến chứng thường gặp là sưng, tê môi, cằm trong 1-2 tuần. Cách tốt nhất để tránh mọi biến chứng là chọn một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có kinh nghiệm, có uy tín.
Trong một nghiên cứu năm 2011, nghiên cứu 37 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật trượt cằm cho thấy trên 94% bệnh nhân cực kỳ hài lòng với kết quả của họ.
Các rủi ro tiềm ẩn là gì?
Giống như bất kỳ quy trình phẫu thuật nào khác, trượt cằm luôn tiềm ẩn rủi ro, bao gồm tê bì, mất cảm giác ở môi dưới, cằm.
Kỹ thuật thẩm mỹ được đánh giá là tốt nhất trong điều trị nọng cằm (hai cằm)
- 7 trả lời
- 6124 lượt xem
Tôi 19 tuổi và có cằm lẹm nên đang muốn phẫu thuật để khắc phục nhưng không biết nên chọn phương pháp phẫu thuật độn cằm hay trượt cằm? Ngoài ra bác sĩ cũng tư vấn cho tôi có nên sửa mũi luôn không vì mũi tôi hơi to.