Cằm lẹm nên độn cằm hay phẫu thuật hàm?
Đa số bệnh nhân có cằm lẹm đều được hưởng lợi nhiều từ phẫu thuật hàm. PT hàm là quy trình thực hiện cắt và trượt xương cằm hoặc dịch chuyển hàm trên, hàm dưới, và thậm chí là chẻ dọc cành cao xương hàm dưới. PT hàm thường được chỉ định đối với những bệnh nhân bị sai khớp cắn đáng kể.
Khớp thái dương hàm không có mối liên hệ nào khiến cằm bị lẹm. Tuy nhiên, có một số bệnh lý hiếm gặp mà trong đó khớp thái dương hàm bị thoái hóa và dẫn đến lẹm cằm. Tình trạng này sẽ được phát hiện bởi một bác sĩ – chuyên gia về khớp thái dương hàm (nếu bạn mắc phải bệnh này).
Đối với hầu hết bệnh nhân, độn cằm là một phương pháp đơn giản hơn, nhanh hơn và dễ dàng hơn để cải thiện diện mạo gương mặt.
Mỗi quy trình đều có 1 chỉ định rất rõ ràng, khác biệt rõ rệt về kỹ thuật và mức độ xâm lấn cũng nhưng những nguy cơ tiềm ẩn.
Đầu tiên, độn cằm liên quan đến việc đặt một vật liệu nhân tạo (thường là Silicon) lên trên xương cằm thật của bệnh nhân để tăng độ nhô cho cằm. Đối tượng phù hợp để độn cằm là người có các đặc điểm trên gương mặt khá ổn, khớp cắn đúng và cằm hơi lẹm. Tại quy trình này, bác sĩ sẽ tạo một đường mổ nhỏ dưới và sau cằm để đưa vật liệu độn vào. Quy trình diễn ra nhanh chóng và sẹo sau phẫu thuật thường khá kín đáo. Quy trình độn cằm nhận được sự hài lòng cao từ phía bệnh nhân. Giống như bất kỳ vật liệu nhân tạo nào khác đưa vào trong cơ thể, độn cằm cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng và đào thải vật liệu độn.
Phẫu thuật hàm cho tạo hình cằm (trượt cằm) liên quan đến việc bộc lộ và cắt xương cằm tự nhiên để trượt tạo độ nhô. Đường mổ được đặt ở trong miệng và sau môi dưới. Phạm vi tác động của quy trình này lớn hơn vì nó cho phép bác sĩ điều chỉnh chiều dài của cằm bằng cách cắt bỏ một phần xương hoặc chỉnh sửa cằm bất cân xứng bằng cách sửa 1 bên để tạo ra sự cân đối. Rủi ro tiềm ẩn cần cân nhắc trong quy trình này là tổn thương dây thần kinh dẫn truyền cảm giác cho môi dưới, khiến môi dưới tê bì mất cảm giác.
Trong trường hợp cằm lẹm quá mức, hàm dưới thường quá ngắn, được xác định bằng cách đánh giá tỷ lệ khuôn mặt và kiểm tra khớp cắn của bệnh nhân. Nếu hàm dưới lùi sau đáng kể, bác sĩ sẽ dịch chuyển toàn bộ hàm dưới về phía trước.Cách tiếp cận này nhằm điều chỉnh sự bất cân đối khuôn mặt, được thực hiện thông qua sự phối hợp của bác sĩ chỉnh nha và bác sĩ phẫu thuật.
Phẫu thuật hàm được thực hiện để chỉnh sửa sự bất cân đối của gương mặt, sự sai lệch khớp cắn và chứng ngưng thở khi ngủ. Kết quả thu được rất tốt và nhận được sự hài lòng cao của bệnh nhân.
Quan sát của bạn rất tuyệt vời. Tuy nhiên, nó không phải là thứ mà bạn lựa chọn dựa trên sự đơn giản hay phức tạp. Bạn có thể thảo luận với bác sĩ phẫu thuật hàm, hoặc thậm chí là nha sĩ. Đầu tiên là cần đánh giá khớp cắn của bạn. Mặc dù bạn nhìn có vẻ ổn, nhưng có thể không phải như thế. Sau khi đánh giá khớp cắn, bạn có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp. Độn cằm là cách đơn giản nhất để thực hiện như bạn thấy.
Chào bạn, dường như bạn là đối tượng phù hợp cho quy trình độn cằm. Nếu khớp cắn của bạn ổn và bạn thích góc nghiêng của mình khi cằm được đẩy về trước 1 chút thì pp độn cằm dường như là cách tốt nhất để bạn đạt được điều đó. Quy trình độn cằm diễn ra nhanh chóng, ít đau với thời gian nghỉ dưỡng tối thiểu. Hơn thế nữa, chi phí cho độn cằm cũng ít hơn so với phẫu thuật hàm. Bạn có thể sử dụng vật liệu độn là Silicone hoặc methylmethacrylate. Tôi thì thích sử dụng Silicone hơn vì chúng dễ cấy ghép và duy trì được kết quả lâu hơn.
Nếu bạn bị đau hoặc có tiếng lục cục khi há miệng, bạn nên kiểm tra khớp thái dương hàm. Nếu như khớp cắn bình thường và hàm dưới phát triển bình thường, bạn có 2 lựa chọn.
1. Độn cằm
2. Trượt cằm. Trượt cằm là đẩy xương cằm về phía trước và cố định bằng nẹp, ốc vít. Phương pháp này phẫu thuật can thiệp nhiều hơn, nhưng không cần sử dụng vật liệu nhân tạo (ngoại trừ nẹp và ốc vít). Kết quả của trượt cằm duy trì lâu hơn. Miễn là bạn có đủ xương cằm để trượt thì phương án này khả thi. Phim X-quang sẽ cho bạn biết bạn có đủ xương cằm hay không.
Phẫu thuật hàm được thực hiện cho cả hàm trên và hàm dưới nhằm chỉnh sửa khớp cắn sâu hoặc khớp cắn ngược. Nó thường liên quan đến niềng răng kết hợp chỉnh nha và được thực hiện khi khớp cắn lệch nhiều, cằm lẹm. Phẫu thuật hàm có phù hợp với bạn hay không còn phụ thuộc vào khớp cắn của bạn. Hãy nhờ nha sĩ kiểm tra, đánh giá điều này.
Độn cằm phục vụ cho mục đích thẩm mỹ là chính, trong trường hợp bệnh nhân có cằm lẹm. Bệnh nhân sẽ được gây tê cục bộ, sau đó bác sĩ rạch một đường mổ nhỏ ở dưới cằm hoặc trong miệng để đưa vật liệu độn vào. Quy trình này không ảnh hưởng tới khớp thái dương hàm. So với phẫu thuật hàm, độn cằm ít biến chứng hơn và hoàn toàn có thể đảo ngược kết quả bằng cách tháo bỏ vật liệu độn sau nhiều năm nếu bệnh nhân không thích.