Cằm lẹm thì nên độn cằm hay niềng răng?
Nếu có cằm lẹm thì giải pháp tốt nhất là phẫu thuật độn cằm. Niềng răng sẽ không thể khắc phục được vấn đề này. Thông thường, ở đa số mọi người, khi nhìn nghiêng thì cằm chỉ hơi thụt vào bên trong một chút so với môi dưới nhưng trong trường hợp của bạn thì cằm lại thụt vào quá xa so với môi. Do đó, bạn sẽ cần phải phẫu thuật độn cằm. Phương pháp này sẽ giúp khôi phục sự cân đối cho toàn bộ khuôn mặt.
Niềng răng sẽ không thể chỉnh sửa được cằm lẹm trừ khi được kết hợp cùng với phẫu thuật chỉnh hàm. Tuy nhiên, như thế thì sẽ khá phức tạp và thay vào đó thì bạn nên chọn phương pháp phẫu thuật độn cằm. Để xác định kích thước và hình dạng miếng độn thì trước tiên bạn cần đến gặp bác sĩ thẩm mỹ để được kiểm tra cụ thể. Việc đeo niềng răng không thể thay thế được cho phương pháp phẫu thuật độn cằm. Nếu bạn có vấn đề về răng và khớp cắn thì có thể thực hiện cả hai.
Dựa trên ảnh chụp thì có thể thấy, cằm bị lẹm ở mức độ khá nặng (khi nhìn nghiêng) và xương gò má rộng (khi nhìn từ phía trước). Ngoài ra, cung hàm của bạn lại khá nhỏ. Giải pháp tốt nhất cho bạn là tiến hành chỉnh nha (niềng răng) và sau đó là phẫu thuật hàm. Bạn có thể sẽ cần phải nhổ đi một vài chiếc răng và đeo niềng răng. Phẫu thuật hàm là cách tốt nhất để cải thiện khớp cắn và đường nét khuôn mặt khi nhìn nghiêng.
Còn nếu chọn độn cằm thì theo tôi, bạn sẽ cần một miếng độn dày với phần giữa và phần dưới nhô cao, kéo dài sang hai bên đường viền hàm để cằm cân đối với các bộ phận khác trên mặt.
Niềng răng sẽ không thể khắc phục được các vấn đề của bạn mà thay vào đó, bạn nên độn cằm.Phương pháp này sẽ đem lại sự thay đổi rất lớn cho góc nghiêng của khuôn mặt. Để chọn ra được kích thước miếng độn phù hợp thì trước tiên, bác sĩ sẽ phải đánh giá trực tiếp mới biết được. Nếu như bạn không có vấn đề nghiêm trọng về khớp cắn thì không nên nhổ răng và niềng răng. Niềng răng chỉ có thể điều trị vấn đề về về khớp cắn chứ không thể cải thiện cằm lẹm.
Niềng răng được sử dụng để nắn thẳng răng chứ không thể làm thay đổi độ nhô của cằm. Để làm tăng độ nhô cho cằm lẹm thì cần phải độn cằm bằng miếng độn. Miếng độn được đưa vào qua đường rạch bên dưới cằm và được đặt bên trên xương. Bạn có thể sẽ cần đến miếng độn cỡ vừa hoặc lớn, tùy thuộc vào đánh giá trực tiếp của bác sĩ nhưng vẫn phải chọn hình dạng phù hợp sao cho giữ được hình trái xoan hiện tại của khuôn mặt.
Ngoài độn cằm, bạn cũng có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật trượt cằm. Đây là quy trình được thực hiện qua đường rạch bên trong miệng để cắt xương hàm và kéo đỉnh cằm về phía trước. Phương pháp này có mức độ xâm lấn và rủi ro cao hơn nhiều so với độn cằm.
Bằng cách nhổ răng cả ở hàm trên và hàm dưới, nha sĩ sẽ có thể cải thiện sự cân bằng giữa hàm trên và hàm dưới, từ đó tăng sự cân đối cho các bộ phận trên mặt. Tuy nhiên, theo như ảnh chụp thì có khả năng là sau khi niềng răng, cằm bạn vẫn bị lẹm và cần phẫu thuật. Phương án tốt nhất là nhổ răng như lời bác sĩ, sau đó đeo niềng răng và phẫu thuật chỉnh hình xương hàm. Như vậy thì sẽ cải thiện được cả khớp cắn cũng như là sự cân đối của mặt và hình dáng của cằm. Mặc dù cách này phức tạp hơn nhiều so với phẫu thuật độn cằm nhưng lại cho hiệu quả cao nhất. Nếu như bạn bị sai lệch khớp cắn (hàm trên và dưới không khớp nhau) thì nên cân nhắc phương án này. Nếu không được điều trị thì sai lệch khớp cắn sẽ gây đau hàm và khiến răng bị bào mòn không đều.
Tuy nhiên, nếu khớp cắn của bạn vẫn bình thường thì có thể chỉ cần phẫu thuật độn cằm bằng miếng độn silicone hoặc bằng xương tự thân (còn gọi là phẫu thuật trượt cằm). Độn cằm bằng miếng độn là cách đơn giản nhất và cũng có thể tháo miếng độn dễ dàng. Phẫu thuật trượt cằm là quy trình cắt và di chuyển phần xương đỉnh cằm về phía trước. Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng xương của chính bạn chứ không cần dùng đến miếng độn nhưng một khi đã cắt xương thì sẽ không thể khôi phục lại như trước được nữa. Nếu bạn quyết định chọn cách độn cằm bằng miếng độn thì bác sĩ thẩm mỹ sẽ tiến hành đánh giá và phân tích phim đo sọ (cephalometric) rồi giúp bạn chọn miếng độn phù hợp.