1

Bác sĩ Bạch Mai sẵn sàng khi Tổ quốc cần

Thứ tư - 03/02/2021 22:02
Khi vừa kết thúc cuộc họp trực tuyến giữa Bộ Y tế và các địa phương đang có dịch COVID-19, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn (Phó trưởng Khoa cấp Cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) lại vội vã thu xếp đồ đạc rời Bệnh viện Dã chiến số 2 Hải Dương để lên đường đến Gia Lai theo chỉ thị của lãnh đạo. Bởi với bác sĩ, khi Tổ quốc cần, anh sẵn sàng đi bất cứ đâu.
Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn trả lời phỏng vấn báo chí
Bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn trả lời phỏng vấn báo chí

PV: Thưa bác sĩ, theo anh thì cơ sở nào để Bộ Y tế tin tưởng giao cho Bệnh viện Bạch mai thiết lập các bệnh viện da chiến khi có dịch ạ?

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn: Tôi cho rằng, điều tiên quyết chính là đội ngũ y bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai luôn có tinh thần quyết tâm rất cao. Đặc biệt, GS.TS Nguyễn Quang Tuấn là người rất quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ cho những bệnh viện tuyến dưới. Chính sự quan tâm, giúp đỡ ấy đã góp phần vào chiến thắng của chúng ta trước đại dịch COVID-19 diễn ra tại Đà Nẵng trước đây.

Thứ hai là Bệnh viện Bạch Mai đã từng trải qua việc bị phong tỏa và cách ly, nên chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Tôi tin rằng với sự nhiệt huyết và kinh nghiệm củ mình chúng tôi sẽ có thể đóng góp một chút công sức trong việc thiết lập và xây dựng những bệnh viện dã chiến.

PV: Được biết bác sĩ là người trực tiếp giám sát, thiết lập toàn bộ hệ thống Bệnh viện dã chiến số 2 của Hải Dương trong đợt dịch này. Vậy không biết việc triển khai Bệnh viện Dã chiến “thần tốc” của Bệnh viện Bạch Mai diễn ra như thế nào ạ?

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn:  Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, đã chỉ thị cho Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cấp tốc thành lập Bệnh viện Dã chiến cho Hải Dương. Ý tưởng và quyết tâm của Bộ trưởng là niềm cảm hứng đến đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện và chúng tôi hiểu rằng cần phải khẩn trương hơn, thần tốc hơn, quyết tâm hơn để hoàn thành sớm nhất công việc.

Chúng ta đã biết, khi dịch xảy ra, cần phải thiết lập nhanh chóng những cơ sở chuyên biệt để phục vụ công tác chống dịch. Việc thiết lập các cơ sở điều trị chuyên biệt là đặc điểm chung cho công tác phòng chống các loại bệnh truyền nhiễm. Nhờ vào các bệnh viện dã chiến, chúng ta có thể triển khai công tác khoanh vùng, điều trị cho một nhóm bệnh nhân, đồng thời thu dung những bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, từ đó hạn chế khả năng bùng dịch.

 Các cơ sở chuyên biệt đó có thể là Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, hay cũng có thể là một bệnh viện điều trị các bệnh nhiệt đới, có chức năng điều trị các bệnh nhiễm trùng và cũng có thể là Bệnh viện Dã chiến điều trị COVID-19.

PV: Thưa anh, việc thiết lập bệnh viện dã chiến ở Hải Dương có điểm gì khác so với bệnh viện dã chiến ở Đà Nẵng ạ?

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn: Về cơ bản, các bệnh viện dã chiến giống nhau ở chỗ đều là nơi đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho một nhóm bệnh nhân mắc phải các bệnh truyền nhiễm, trường hợp nói ở đây là COVID-19, trong những tình huống khẩn cấp.

Khi số lượng bệnh nhân tăng nhanh, các cơ sở y tế  quá tải, đặc biệt là các cơ sở y tế chuyên về bệnh truyền nhiễm, do đó việc thiết lập các bệnh viện dã chiến là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với công tác phòng chống dịch.

Để so sánh thì chúng ta thấy rằng dịch COVID-19 ở Đà nẵng bùng phát ngay tại các cơ sở y tế nên hậu quả là nhiều y bác sĩ nhiễm bệnh. Chính vì thế việc thiết lập bệnh viện dã chiến nhằm phục vụ công tác điều trị và phòng dịch cho bệnh nhân là vô cùng cấp bách.

Tại Hải Dương, vì chưa thể xác định chính xác số ca nhiễm trong cộng đồng, và nguồn lây thì bênh viện dã chiến chính là nơi tiếp nhận số lượng lớn các trường hợp nghi nhiễm để theo dõi, điều trị và sàng lọc.

PV: Vậy trong quá trình thiết lập Bệnh viện dã chiến tại Hải Dương anh có gặp khó khăn gì không?

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn: Chúng tôi thiết lập Bệnh viện Dã chiến trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương ở thành phố Hải Dương và nhận thấy cơ sở vật chất ở đó cũng khá tốt. Trường đã phân chia phòng ốc rất khoa học. Không gian trường cũng khá rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát. 

PV: Nếu như tình hình dịch bệnh tiếp tục bùng phát và diễn biến phức tạp thì ta phải làm thế nào để bệnh viện dã chiến hoạt động một cách hiệu quả?

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn: Yếu tố con người chính là nhân tố quan trọng nhất để một bệnh viện dã chiến hoạt động tốt nhất. Chúng ta cần phải có một đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao; phải thiết lập được hệ thống điều hành tốt, để  công tác điều trị, hỗ trợ ăn khớp với nhau.

Do đó, những bệnh viện dã chiến chỉ nên dừng lại ở việc thu dung những bệnh nhân ở mức độ nhẹ, và không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi và cách ly một cách hiệu quả nhất. Đối với các ca nặng thì nên chuyển tới các trung tâm y tế với trang thiết bị tối ưu hơn nhằm đảm bảo quá trình điều trị được diễn ra một cách hiệu quả nhất.

PV: Từ khi khi dịch COVID-19 xuất hiện ở nước ta, anh đã "lăn lộn" trong cuộc chiến này không ngừng nghỉ và luôn được tín nhiệm trong việc thiết lập bệnh viện dã chiến. Anh có suy nghĩ gì về việc này?

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn: Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ không chỉ của riêng tôi mà là nhiệm vụ của bất cứ một công dân nào trên mảnh đất hình chữ S này. Là một người thầy thuốc, chúng tôi luôn xác định đó là nhiệm vụ của mình. Được phục vụ nhân dân, hỗ trợ cho những người đồng nghiệp của mình, đó vừa là trách nhiệm cũng là nghĩa vụ của một người thầy thuốc. Bản thân tôi luôn cảm thấy tự hào và vinh dự vì đã đóng góp công sức nhỏ của mình trong cuộc chiến chống COVID-19 của đất nước

PV: Gia Lai là điểm thứ ba anh đến để thiết lập Bệnh viện Dã Chiến, anh đã cảm thấy mệt mỏi và giảm đi nhiệt huyết không ạ?

TS.BS Đỗ Ngọc Sơn: Bản thân tôi có những tình cảm vô cùng đặc biệt đối với Hải Dương, vì đó là quê hương của thầy tôi, Giáo sư Võ Văn Đính - người thầy của nhiều thế hệ bác sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu. Khi tới Hải Dương, chúng tôi luôn nghĩ mình phải trả công ơn thầy đã dạy dỗ để tôi có được ngày hôm nay, đó cũng là một lý do để bản thân tôi luôn tự nhắc mình phải cố gắng hết sức để giúp đỡ cho Hải Dương.

Lần đến với Gia Lai này cũng rất đặc biệt. Đây là nơi mà hệ thống hồi sức cấp cứu vẫn còn thiếu thốn và cần nhiều sự hỗ trợ. Tôi chắc rằng những đồng nghiệp của chúng tôi ở đó đang vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với đại dịch COVID-19 này. Tôi tin và hy vọng rằng sự có mặt của tôi cũng như những đồng nghiệp có ý nghĩa động viên khích lệ rất nhiều đối với những y bác sĩ ở đây. Tôi tin rằng, chúng ta sẽ một lần nữa chiến thắng đại dịch toàn cầu này.

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Chuyên gia WHO tích cực đi tìm nguồn gốc đại dịch COVID-19 tại Vũ Hán
Chuyên gia WHO tích cực đi tìm nguồn gốc đại dịch COVID-19 tại Vũ Hán

Đầu tháng 2,  nhóm chuyên gia điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có những buổi làm việc tích cực và nhiều cuộc...

Phòng tránh dịch covid-19 bằng việc  phân luồng giao thông từ xa
Phòng tránh dịch covid-19 bằng việc phân luồng giao thông từ xa

Mới đây, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có công văn đề nghị các đơn vị quản lý quốc lộ chủ động hướng dẫn phân luồng giao thông từ xa để các phương...

Khuyến cáo của Bộ Y tế, WTO: Đón Tết vui - khỏe - an toàn trong mùa dịch
Khuyến cáo của Bộ Y tế, WTO: Đón Tết vui - khỏe - an toàn trong mùa dịch

Để có một cái Tết vui vẻ, an toàn, mạnh khỏe, mỗi chúng ta hãy luôn ý thức, bảo vệ bản thân và mọi người tránh khỏi Covid-19. Bộ Y tế và Văn phòng Tổ...

Giảm mạnh giá vé máy bay trong dịp Tết
Giảm mạnh giá vé máy bay trong dịp Tết

Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2021 trên trục vàng TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội tiếp tục giảm sâu hơn do nhiều tỉnh thành phía Bắc có thêm ca...

Nơi thời gian ngừng trôi
Nơi thời gian ngừng trôi

Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Hải Dương, các cán bộ tại CDC của tỉnh đã hầu như không ngủ, cùng nhau chạy đua với thời...

Bé gái rơi từ tầng 12 chung cư được ra viện, sức khỏe ổn định
Bé gái rơi từ tầng 12 chung cư được ra viện, sức khỏe ổn định

Sau 5 ngày được các bác sĩ viện Nhi Trung ương nhiệt tình cứu chữa, hiện nay sức khỏe của bé gái 3 tuổi bị ngã từ tầng 12 của một chung cư trên phố...

Bé trai 2 tuổi nguy kịch do sặc hạt điều
Bé trai 2 tuổi nguy kịch do sặc hạt điều

Các bác sĩ tại bệnh viện Nhi Trung ương vừa có ca cấp cứu thành công cho bé trai 2 tuổi bị nguy kịch do sặc hạt điều. Trước đó, ngày 24/2, khi đang...

Miếng gạc trong ngực bệnh nhân và câu hỏi còn bỏ ngỏ về y đức của các cơ sở thẩm mỹ "rởm"?
Miếng gạc trong ngực bệnh nhân và câu hỏi còn bỏ ngỏ về y đức của các cơ sở thẩm mỹ "rởm"?

Ngày 2/3 vừa qua, tại quận 7 bệnh nhân là nữ 43 tuổi nhập viện trong tình trạng hai ngực bị đau nhức, co thắt lan đến cả bả vai. Riêng vùng ngực bên...

Cảnh báo sự xuất hiện trở lại của hoá chất diệt chuột cực độc từ Trung Quốc đã bị cấm 20 năm
Cảnh báo sự xuất hiện trở lại của hoá chất diệt chuột cực độc từ Trung Quốc đã bị cấm 20 năm

Theo nguồn tin từ Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai thì hiện Trung tâm đang điều trị cho 1 bệnh nhân nam bị ngộ độc hóa chất diệt chuột. Đáng...

Mất hơn 100 triệu vì chủ quan không tiêm ngừa uốn ván
Mất hơn 100 triệu vì chủ quan không tiêm ngừa uốn ván

Chỉ vì chủ quan, không đi tiêm uốn ván sau khi giẫm phải mảnh chén vỡ, người đàn ông đã phải trả giá bằng 1 tháng rưỡi điều trị nhiễm trùng uốn ván...

Những tin cũ hơn

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây