1

Mất hơn 100 triệu vì chủ quan không tiêm ngừa uốn ván

Thứ bảy - 13/03/2021 12:38
Chỉ vì chủ quan, không đi tiêm uốn ván sau khi giẫm phải mảnh chén vỡ, người đàn ông đã phải trả giá bằng 1 tháng rưỡi điều trị nhiễm trùng uốn ván tại bệnh viện với chi phí lên tới hơn 100 triệu đồng.
Bệnh nhân điều trị uốn ván tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, hầu hết phải thở máy. Ảnh: Lê Phương (Vn.Express)
Bệnh nhân điều trị uốn ván tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, hầu hết phải thở máy. Ảnh: Lê Phương (Vn.Express)

Chủ quan hay thiếu hiểu biết?

Ông Minh (ở Kiên Giang) trong lúc đang lội ruộng thì dẫm trúng mảnh chén vỡ. Vết thương bị chảy máu một lúc rồi ngưng giống như mọi lần khác nên ông Minh chủ quan không đi tiêm ngừa uốn ván.

10 ngày sau, bỗng ông bị cứng hàm, khó khăn khi há miệng, đến thở cũng khó, người bị gồng cứng như bị chuột rút. Nghĩ là bị xương khớp nên ông Minh đã đến một bệnh viện ở địa phương để khám và được bác sĩ chẩn đoán là bị nhiễm trùng uốn ván đồng thời chuyển ông lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh. Tại đây, ông Minh phải thở bằng máy và nằm trong khoa Hồi sức 1 tháng để điều trị. Ông Minh không có bảo hiểm y tế, may mắn có các nhà hảo tâm giúp đỡ ông chi trả tiền viện phí. 

Ông Minh nói không hề biết uốn ván nguy hiểm như thế vì người dân quê ông bình thường đi làm ruộng vẫn thường bị thương và chẳng mấy ai có ý thức đi tiêm ngừa phòng bệnh. Nếu biết tốn kém thế thì ông đã đi chích từ lâu rồi.

Bệnh viện cũng chủ quan

Không giống ông Minh, ông Hạnh 56 tuổi (ở huyện Krông Pa, Gia Lai) rất có ý thức muốn tiêm phòng uốn ván khi ông bị cây tre đâm chảy máu lúc làm giàn mướp. Thấy vết thương hơi sưng ông đã cẩn thận sát trùng với cồn rồi vào bệnh viện huyện khám ngay trong đêm vì lo ngại bị uốn ván. Thế nhưng bệnh viện lại chủ quan cho rằng không cần tiêm ngừa uốn ván và chỉ cho ông uống kháng sinh, kháng viêm. 8 ngày sau, ông Hạnh bị cứng hàm, khó nuốt chỗ thương sưng to rỉ dịch rồi cứng vai, cứng xương, khó thở, người nhà đưa ông đến bệnh viện quân y tại thành phố khám nhưng cũng chỉ được cho thuốc uống. Về nhà tình trạng nặng hơn, ông bèn tự đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và tại đây ông được chẩn đoán bị mắc uốn ván, có cơn co thắt. Bác sĩ phải nhanh chóng mở khí quản hỗ trợ hô hấp cho ông và cho biết ông Hạnh phải điều trị từ 1 đến 2 tháng mới có thể hồi phục.

Bệnh uốn ván nguy hiểm như thế nào?

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo - Trưởng Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc, Bệnh viện Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, các bệnh nhân uốn ván đều phải nhập viện và phải được săn sóc đặc biệt vì uốn ván cần thời gian điều trị lâu và tốn rất nhiều tiền vì phải thở bằng máy, sử dụng nhiều phương tiện và thuốc men đắt đỏ. 

Bác sĩ cũng cho biết vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) ván nằm trong đất, cát bẩn, nó sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trầy xước. Đối tượng bị uốn ván thường là những người lao động chân tay… Triệu chứng của bệnh khi xuất hiện là mỏi và cứng hàm, khó nuốt rồi co cứng toàn thân giống như chuột rút, khó thở. Nếu nặng có thể bị co giật toàn thân, co thắt người. Bệnh dễ gây nhầm lẫn với bệnh tiêu hoá, răng hàm mặt hay xương khớp… 

Bác sĩ cũng nhấn mạnh bệnh uốn ván rất nguy hiểm vì nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng vì bị suy hô hấp, suy tim… dẫn đến tử vong. 

Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"

Các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người nên đi tiêm ngừa vaccin uốn ván vì bệnh này đã có vaccine phòng ngừa. Loại vaccine rẻ chỉ khoảng 50 nghìn 1 liều. Người dân có thể tiêm ngừa bằng cách tiêm hai mũi mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Sau đó từ 6 đến 12 tháng lại tiêm thêm một mũi nữa. Sau 5 đến 10 năm lại tiêm nhắc lại để cơ thể đủ kháng thể phòng bệnh

Những phụ nữ có thai cũng cần tiêm phòng uốn ván để ngừa uốn ván cho mẹ và con khi sinh đẻ. Đừng chủ quan để "mất bò mới lo làm chuồng" thì số tiền phải bỏ ra để điều trị sẽ lớn hơn gấp nhiều lần. 

Trường hợp bệnh nhân bị thương việc tiêm ngừa vẫn hiệu quả vì vi khuẩn xâm nhập sẽ mất giai đoạn ủ bệnh từ 7 đến 14 ngày nên khi bị thương cần tiêm ngừa uốn ván ngay để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Vụ “bay lắc” trong bệnh viện tâm thần - người thân đối tượng lên tiếng
Vụ “bay lắc” trong bệnh viện tâm thần - người thân đối tượng lên tiếng

Người thân của Nguyễn Xuân Quý - đối tượng cầm đầu đường dây mua, bán và bay lắc ma tuý tại bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết trước đây Quý là...

Xót xa cảnh mẹ "hoá điên" ôm con lang thang khắp phố
Xót xa cảnh mẹ "hoá điên" ôm con lang thang khắp phố

Khó khăn lắm mới vay đủ tiền làm thụ tinh nhân tạo để được thai đôi, rồi đến ngày sinh nở, ấy vậy mà "niềm vui ngắn chẳng tày gang", vợ chồng chị...

Kinh hãi bé trai 3 tuổi bị chó cắn khi đang đi dạo
Kinh hãi bé trai 3 tuổi bị chó cắn khi đang đi dạo

Đang đi dạo chơi cùng gia đình tại công viên Yên Sở, bé Hoàng Trung Quân (3 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ bị một con chó lạ tấn công khiến cháu bị...

Ô nhiễm không khí cũng có thể gây hói đầu, rụng tóc
Ô nhiễm không khí cũng có thể gây hói đầu, rụng tóc

Các hạt khói bụi nhỏ li ti trên đường phố hàng ngày chúng ta bắt gặp lại có thể phá huỷ protein tăng trưởng để duy trì tóc, khiến cho tóc của bạn dễ...

Bé gái 4 tuổi rơi từ tầng 24 chung cư
Bé gái 4 tuổi rơi từ tầng 24 chung cư

Tối ngày 19/4, một bé gái 4 tuổi bất ngờ rơi từ cửa sổ của một căn hộ tại tầng 24 thuộc Chung cư Xuân Mai Complex (Hà Đông, Hà Nội) và tử vong.

Sốc phản vệ do thái 1 củ hành, nam thanh niên ở Phú Thọ nguy kịch
Sốc phản vệ do thái 1 củ hành, nam thanh niên ở Phú Thọ nguy kịch

Theo thông tin từ phía Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) xác nhận, cách đây hơn chục ngày bệnh viện có tiếp nhận một bệnh nhân là nam, 25...

Máu bé trai 8 tuổi chuyển màu nâu vì ngộ độc thuốc da liễu
Máu bé trai 8 tuổi chuyển màu nâu vì ngộ độc thuốc da liễu

Một bé trai 8 tuổi ở Cần Thơ mới đây đã phải nhập viện cấp cứu sau 1 tuần uống thuốc điều trị da liễu trong tình trạng môi và đầu ngón tay, ngón chân...

Việt Nam có ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin COVID-19
Việt Nam có ca tử vong đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Chiều ngày 7/5, tỉnh An Giang đã ghi nhận có một trường hợp tử vong đầu tiên sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca.

Nâng mũi làm đẹp đón Tết - người đàn ông bị biến chứng nặng
Nâng mũi làm đẹp đón Tết - người đàn ông bị biến chứng nặng

Mong muốn có một chiếc mũi cao, đẹp đón Tết, một người đàn ông (hiện đang 36 tuổi) đã chọn cách tiêm filler (chất làm đầy) vào sống mũi tại một spa...

Đau tim khi thức dậy - 6 nguyên nhân cơ bản
Đau tim khi thức dậy - 6 nguyên nhân cơ bản

Thức dậy với cảm giác đau nhói vùng ngực vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, đau thắt ngực, chấn thương ngực.

Những tin cũ hơn

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây