1

Đau tim khi thức dậy - 6 nguyên nhân cơ bản

Thứ tư - 05/07/2023 10:43
Thức dậy với cảm giác đau nhói vùng ngực vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, đau thắt ngực, chấn thương ngực.
Đau tim khi thức dậy - 6 nguyên nhân cơ bản

Đau ngực vào buổi sáng có thể là dấu hiệu nhận biết cơn đau tim. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cơn đau tim còn được gọi là nhồi máu cơ tim cấp, xảy ra khi cơ tim không nhận đủ lượng máu cần thiết.

Theo bác sĩ John Higgins, Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Texas tại Houston, Mỹ, thời gian cao điểm của cơn đau tim là khoảng 6h30. Bác sĩ John Higgins giải thích lúc này hệ thống sinh học của cơ thể tiết ra một lượ ng hormone căng thẳng còn gọi là chất gọi là chất ức chế hoạt hóa plasminogen khiến máu đặc hơn và khó lưu thông đến các cơ quan khác, gồm cả tim.

Ngoài đau thắt ngực, các dấu hiệu phổ biến khác của cơn đau tim có thể bao gồm: cảm thấy yếu ớt, lâng lâng hoặc ngất xỉu; đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ hoặc lưng; đau hoặc khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay hoặc vai, hụt hơi...

1. Viêm cơ tim

Viêm cơ tim có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau ngực vào buổi sáng. Cơ tim bị viêm thường do nhiễm virus gây ra. Các triệu chứng phổ biến khác của tình trạng viêm cơ tim bao gồm: đau nhói hoặc đau ngực, hụt hơi, đánh trống ngực, đau cơ hoặc khớp, mệt mỏi và cảm giác không muốn ra khỏi giường vào buổi sáng...

2. Viêm màng ngoài tim

Một cơn đau ngực dữ dội, thường xuất hiện nhanh chóng, là triệu chứng phụ phổ biến của viêm màng ngoài tim. Đây là tình trạng màng ngoài tim (màng mỏng, giống như túi bao quanh tim) bị sưng và kích ứng.

Khi nằm xuống hoặc hít thở sâu có thể làm trầm trọng thêm cơn đau ngực liên quan đến viêm màng ngoài tim. Do đó, người bệnh có nhiều khả năng cảm nhận rõ rệt hơn khi nằm trên giường. Cảm giác khó chịu thường giảm bớt khi ngồi dậy hoặc cúi người về phía trước.

Các triệu chứng khác của viêm màng ngoài tim có thể bao gồm: đau lan sang vai trái, cổ; ho; mệt mỏi hoặc cảm giác yếu ớt; chân bị sưng tấy; sốt nhẹ; nhịp tim nhanh; khó thở khi nằm; đau khi nuốt...

3‌. Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là cơn đau ngực do không đủ máu và oxy cung cấp cho cơ tim do bệnh động mạch vành (hẹp động mạch tim). Các động mạch vành bị thu hẹp không cho phép lưu lượng máu bổ sung để cung cấp thêm lượng oxy cần thiết cho tim. Điều này dẫn đến đau ngực. Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn vào buổi sáng là do nhịp sinh học làm tăng các hormone gây căng thẳng khiến tim bơm máu mạnh hơn và làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực.

Ngoài đau ngực, các triệu chứng đau thắt ngực có thể bao gồm: đau ở cánh tay, cổ, hàm, vai hoặc lưng; chóng mặt; mệt mỏi; buồn nôn; hụt hơi; đổ mồ hôi...

Một số bệnh lý về tim, phổi có thể là nguyên nhân gây đau tim khi thức dậy. Ảnh: Freepik

Một số bệnh lý về tim, phổi có thể là nguyên nhân gây đau tim khi thức dậy. Ảnh: Freepik

4‌. Bệnh phổi

Các vấn đề về phổi cũng có thể khiến bạn thức dậy với cơn đau nhói ở ngực. Tắc mạch phổi (cục máu đông nằm trong các mạch máu của phổi) là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ngực liên quan đến phổi và thường bắt đầu bằng một cơn đau đột ngột, dữ dội. Ở người bệnh tắc mạch máu phổi, tình trạng đau nhói tăng nặng hơn khi hít vào hoặc thở ra.

Các dấu hiệu khác của tắc mạch phổi có thể bao gồm: khó thở đột ngột; đau nhói không rõ nguyên nhân ở cánh tay, vai, cổ hoặc hàm; ho có hoặc không đờm lẫn máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp tình trạng da nhợt nhạt, xanh xao; tim đập loạn nhịp; đổ quá nhiều mồ hôi; thở khò khè; cảm thấy lo lắng, lâng lâng, ngất xỉu hoặc bất tỉnh...

5. Chấn thương ở ngực

Chấn thương hoặc căng cơ có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau ngực vào buổi sáng. Đau ngực do chấn thương cơ xương thường dữ dội và cục bộ. Viêm do chấn thương như một cú đánh vào ngực hoặc nâng vật nặng, vặn mình là nguyên nhân điển hình của đau ngực do chấn thương.

Đau cơ xương thường trở nên nghiêm trọng hơn khi ấn vào vùng đó hoặc thực hiện một số động tác nhất định. Đây là cách có thể phân biệt giữa đau ngực do các vấn đề cơ bắp và đau ngực liên quan đến bệnh tim.

6. Cơn hoảng loạn

Đôi khi cơn đau ngực vào buổi sáng có thể do một tổn thương tinh thần hơn là thể chất. Sự sợ hãi hoặc lo lắng dữ dội thường có triệu chứng tương đồng với cơn nhồi máu cơ tim. Trong cơn hoảng loạn, một người có thể bị đau ngực dẫn đến khó thở và tim đập nhanh.

Ngoài ba triệu chứng trên, các dấu hiệu khác của cơn hoảng loạn có thể bao gồm: lo lắng tột độ, mất kiểm soát, đổ mồ hôi, run rẩy, ớn lạnh, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, lâng lâng hoặc ngất xỉu...

Nếu nguyên nhân gây đau ngực là các bệnh lý như cơn đau tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim... người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt. ‌Người bệnh bị viêm màng ngoài tim cần tránh các bài tập có cường độ cao trong khi điều trị. Thay vào đó, người bệnh có thể tập các bài tập cường độ thấp như đi bộ, đạp xe và yoga.

Người bị đau ngực do nguyên nhân tâm lý có thể thăm khám với bác sĩ tâm lý. Thư giãn bằng cách thiền, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Những tin mới hơn
Top 5 thói quen giúp bạn trở nên minh mẫn hơn khi về già
Top 5 thói quen giúp bạn trở nên minh mẫn hơn khi về già

Ngày nay, suy giảm trí nhớ không chỉ là chứng bệnh phổ biến ở người già mà nó đang ngày càng trẻ hóa, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc...

Những biểu hiện cho thấy bạn đã mắc huyết áp thấp
Những biểu hiện cho thấy bạn đã mắc huyết áp thấp

Huyết áp thấp là căn bệnh khá phổ biến ngày nay. Huyết áp thấp đôi khi không có triệu chứng, hoặc có những triệu chứng nhẹ như đau đầu, choáng váng,...

Tại sao dốc ngược trẻ bị đuối nước lại là sai lầm chết người?
Tại sao dốc ngược trẻ bị đuối nước lại là sai lầm chết người?

Mới đây, một trường hợp trẻ 5 tuổi bị đuối nước ở bể bơi, được bố mẹ sơ cứu bằng cách dốc ngược bé lên đã khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến...

Viêm tủy răng có nguy hiểm không?
Viêm tủy răng có nguy hiểm không?

Viêm tủy răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, tuy nhiên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, viêm tủy răng có thể gây ra những hệ quả...

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi được không?
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa khỏi được không?

Bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người trẻ tuổi, nữ giới.

Nỗi khổ của người ngủ ngáy và các biện pháp khắc phục
Nỗi khổ của người ngủ ngáy và các biện pháp khắc phục

Ngủ ngáy là nỗi khổ tâm của rất nhiều người, nó không chỉ làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh mà thậm chí nặng có thể đe dọa đến cả tính mạng. Vậy...

Cần làm gì khi bị viêm mào tinh hoàn?
Cần làm gì khi bị viêm mào tinh hoàn?

Nam giới ở mọi lứa tuổi có thể có viêm mào tinh hoàn, nhưng phổ biến nhất trong độ tuổi từ 20 và 39. Viêm mào tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng...

Lời khuyên cho người mắc rối loạn khớp thái dương hàm
Lời khuyên cho người mắc rối loạn khớp thái dương hàm

Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm, còn được gọi là rối loạn khớp hàm hoặc rối loạn khớp thái dương, là một tình trạng y tế liên quan đến các khớp hàm...

Top 7 loại rau quả bù nước tốt nhất trong mùa hè
Top 7 loại rau quả bù nước tốt nhất trong mùa hè

Nhiệt độ tăng cao của mùa hè khiến chúng ta đổ mồ hôi nhiều và dễ mất nước. Bằng việc uống nước hàng ngày, chúng ta còn có thể bổ sung nước bằng các...

Người thiếu máu, thiếu sắt cần làm gì?
Người thiếu máu, thiếu sắt cần làm gì?

Sắt là một trong những chất vi lượng có vai trò quan trọng bậc nhất để tổng hợp nên hemoglobin, chất có mặt trong tế bào hồng cầu, có vai trò vận...

Những tin cũ hơn

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây