1

Truyền hóa chất tĩnh mạch - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Truyền hóa chất là phương pháp đưa hóa chất vào cơ thể bằng con đường tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ác tính.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Người bệnh có chỉ định truyền hóa chất điều trị

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh không có chỉ định điều trị hóa chất
  •  Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc
  •  Suy tim nặng, suy tim do tăng khối lượng tuần hoàn (chỉ định tương đối)

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Điều dưỡng: có kiến thức, kỹ năng, tâm lý vững vàng và trang phục đầy đủ theo qui định.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ vô khuẩn

  •  Khay vô khuẩn, bơm, kim tiêm, dây truyền dịch, bông gạc, hộp đựng bông.
  •  01 chai dịch truyền nước muối NaCl 9‰
  •  Dịch truyền hóa chất

2.2. Dụng cụ sạch

  •  Hộp chống sốc
  •  Cồn 700, cồn Iode
  •  Dây garô, kéo, băng dính, băng cuộn, nẹp cố định, gối kê tay (nếu cần)
  •  Phiếu truyền dịch (hoặc Phiếu theo dõi điều trị và chăm sóc người bệnh)
  •  Nilon hoặc giấy tối màu (đối với những loại hóa chất có yêu cầu tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng).
  •  Máy đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm dây, nhiệt kế.
  •  Cọc truyền, dung dịch sát khuẩn nhanh.

2.3. Dụng cụ khác

  • Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải theo qui định.

2.4. Dịch truyền hóa chất

  • Điều dưỡng nhận dịch truyền hóa chất từ nhân viên khoa Dược cần kiểm tra và đối chiếu đầy đủ thông tin.

2. Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi

  •  Nhận định tình trạng bệnh nhi
  •  Giải thích về kỹ thuật sắp làm, gia đình bệnh nhi cam kết đồng ý kỹ thuật.
  •  Hỏi về tiền sử dị ứng hay phản ứng với thuốc/ hóa chất nào không?
  •  Hướng dẫn bệnh nhi đi vệ sinh trước và trong khi truyền hóa chất.

3. Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng bệnh nhi

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Điều dưỡng rửa tay
  •  Thực hiện 5 đúng
  •  Mang 2 đôi găng tay
  •  Sát khuẩn nắp chai dịch NaCl 9‰, dịch truyền hóa chất
  •  Lấy nước muối NaCl 9‰ vào bơm tiêm, nắp kim, đuổi khí
  •  Khóa dây truyền, cắm dây truyền vào chai NaCl 9‰, đuổi khí và khoá dây lại.
  •  Chuyển dây truyền dịch từ chai NaCl 9‰ sang chai dịch truyền hóa chất.
  •  Dùng nilon/ giấy tối màu bọc bên ngoài dây truyền dịch (nếu thuốc có yêu cầu).
  •  Bộc lộ vùng truyền. Xác định vị trí truyền. Đặt gối kê tay, buộc garo (nếu cần).
  •  Tháo găng cũ và thay 02 đôi găng mới.
  •  Sát khuẩn vị trí truyền bằng 2 loại cồn, để khô da trong 15-30 giây.
  •  Luồn kim vào lòng tĩnh mạch.
  •  Tháo dây garo. Nối dây truyền dịch với kim truyền. Mở khóa từ từ cho dịch chảy.
  •  Che kim bằng gạc vô khuẩn, cố định kim bằng opside vô khuẩn, cố định nẹp (nếu cần).
  •  Điều chỉnh dịch truyền theo y lệnh và cố định kim, đặt nẹp cố định (nếu cần).
  •  Giúp người bệnh ở tư thế thoải mái, dặn bệnh nhi, gia đình những điều cần thiết.
  •  Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án và phiếu truyền hóa chất.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình truyền hóa chất, đặc biệt trong 30 phút đầu: Toàn trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp ... và các biểu hiện: buồn nôn, đau bụng, nhức đầu ...

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tắc mạch

  •  Nguyên nhân: Quá trình đuổi khí không tốt.
  •  Đề phòng: Đuổi hết khí ở bơm kim tiêm, dây truyền dịch trước khi truyền.

2. Vỡ mạch

  •  Nguyên nhân: Thành mạch yếu, vị trí truyền bị đâm kim nhiều lần.
  •  Xử trí: rút kim và tìm vị trí khác

3. Vùng truyền sưng đỏ, đau, hoại tử

  •  Nguyên nhân: Do hiện tượng hóa chất thoát mạch dưới da hoặc do chệch ven.
  •  Xử trí: Rút kim và truyền ở vị trí khác. Chườm lạnh tại chỗ. Chăm sóc vùng truyền bị sưng đỏ, hoại tử như chăm sóc vết thương.

4. Nhiễm khuẩn

  •  Nguyên nhân: Không đảm bảo nguyên tắc vô trùng, lưu kim lâu.
  •  Xử trí: rút kim, điều trị nhiễm trùng.

5. Hạ huyết áp trong khi truyền

  •  Nguyên nhân: Do tác dụng phụ của thuốc.
  •  Xử trí: Ngừng ngay dịch truyền, báo bác sỹ xử trí tiếp.

6. Sốc

  •  Nguyên nhân: Có thể do dị ứng với thành phần thuốc, truyền dịch quá nhanh...
  •  Xử trí: Khóa ngay dịch truyền, xử trí theo phác đồ sốc phản vệ.

7. Phù phổi cấp

  •  Nguyên nhân: Truyền nhanh một lượng thuốc và dịch vào cơ thể. Xảy ra nhiều hơn với những người bệnh có bệnh tim mạch.
  •  Xử trí: Khóa ngay dịch truyền. Cấp cứu hô hấp: mở thông đường thở, thở oxy, đặt nội khí quản, thở máy... Chuẩn bị phương tiện, thuốc cấp cứu cùng bác sĩ.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Bộc lộ tĩnh mạch ngoại vi để truyền dịch điều trị người bệnh bỏng - Bộ y tế 2013
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành bỏng - Bộ y tế 2013

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Chụp số hóa xóa nền và nút động mạch hóa chất điều trị ung thư gan - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Cắt u máu tủy sống, dị dạng động tĩnh mạch trong tủy - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Khi Nào Cần Truyền Sắt Qua Tĩnh Mạch?
Khi Nào Cần Truyền Sắt Qua Tĩnh Mạch?

Truyền sắt qua tĩnh mạch là một biện pháp để tăng lượng sắt trong cơ thể một cách nhanh chóng. Phương pháp truyền sắt mang lại hiệu quả tức thì thay vì tăng lượng sắt từ từ như khi dùng các chế phẩm bổ sung dạng uống hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống.

Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Methotrexate có 4 dạng bào chế là dung dịch truyền tĩnh mạch, dung dịch tự tiêm, viên nén và dung dịch uống. Methotrexate dạng dung dịch truyền tĩnh mạch được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp.

Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?
Bao cao su chứa chất diệt tinh trùng có hiệu quả hơn bao cao su thường không?

Bao cao su là một biện pháp kiểm soát sinh sản và hiện nay có rất nhiều loại bao cao su khác nhau, trong đó một số loại có sẵn chất diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng thường được sử dụng phổ biến nhất trong bao cao su là nonoxynol-9.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  448 lượt xem

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

Bị HbsAg dương tính, phải làm gì để khỏi lây truyền sang em bé?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  439 lượt xem

Đi xét nghiệm HBsAg, em từng bị dương tính, bác sĩ không kê thuốc cho uống. Sau đó, cứ 6 tháng em đi khám 1 lần, HbsAg vẫn dương tính nhưng bs nói không có gì đáng ngại. Song, tháng 8 tới em sẽ kết hôn và dự định có bầu ngay sau khi cưới. Vậy, em phải làm gì để khỏi lây truyền sang em bé ạ?

Vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P)?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1365 lượt xem

Năm nay em 26 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 32 tuần, em đi khám và siêu âm, kết quả như sau: Tĩnh mạch rốn nằm bên phải (P) - Bể thận (P) ĐKTS: 7,8mm, dãn đài bể thận, niệu quản không dãn, phân biệt tủy vỏ rõ - Cân bằng ở vị bách phân thứ 8 so với tuổi thai. Vậy, vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P) ạ?

Chất lượng tinh trùng liệu có bị giảm, khi chồng bị sốt siêu vi?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1740 lượt xem

Vợ tôi hiện đang có bầu. Tôi có đọc trên mạng, thời gian trưởng thành của một tinh trùng để có thể thụ thai là khoảng 10 tuần. Vậy mà, cách đây gần 2 tháng, tôi bị sốt siêu vi 1 tuần khá nặng. Tôi chỉ lo trong thời gian sản sinh ra tinh trùng và trưởng thành như vậy, mà mình lại bị sốt siêu vi nặng thế thì có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và sức khỏe, trí tuệ của em bé sau này không nhỉ?

Liệu thuốc có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  692 lượt xem

Năm trước, em đã từng bị sảy thai tự nhiên (lúc 7 tuần). Sau đó, 2 vợ chồng đã khám tiền sản ở Bệnh viện, các kết quả xét nghiệm máu, phụ khoa, pap, nst đồ... đều bình thường. Hôm nay, chồng em vừa đi khám và được chẩn đoán là: thoái hoá khớp bàn ngón tay, khuỷu, khớp vai phải (M19)/ theo dõi: gout. Bs hẹn 2 tuần sau tái khám lại và có kê cho chồng em các thuốc sau: celecoxib 200mg (ikoxib), aescin 20mg (aescin), allopurinol 100mg (menston), diacerein 25mg (mocerin), esomeprazol 20mg (topenti), diclofenac cream (voltaren emulgel). Vậy, nếu tụi em thả để có bầu trong thời gian chồng em uống thuốc trên thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng tinh trùng không? Mong được bs ạ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây