1

Cắt u máu tủy sống, dị dạng động tĩnh mạch trong tủy - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Dị dạng mạch máu tủy là loại bệnh bẩm sinh, do sự rối loạn trong quá trình phát triển mạch máu thời kỳ bào thai. Bệnh có thể tiến triển âm thầm, không biểu hiện triệu chứng, nhưng có thể dẫn đến liệt đột ngột. Nhóm tuổi có biểu hiện dị dạng mạch máu tủy sống thường ở khoảng 30-60 tuổi, rất hiếm thấy ở lứa tuổi lên 10. Bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ. Dị dạng mạch máu có thể gặp ở bất cứ đoạn tuỷ sống nào, nhưng thường xảy ra ở vùng tủy ngực, đoạn cột sống ngực thứ 7-8. Trên thực tế có thể gặp nhiều dị dạng mạch máu được hình thành ở nhiều đoạn tủy ở một người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối cho tất cả các người bệnh đã được xác định có u máu, hoặc dị dạng mạch máu tủy sống.
  • Chỉ định tương đối với những trường hợp khối dị dạng tủy cổ cao quá lớn và người bệnh đến giai đoạn muộn, những người bệnh già yếu, những người bệnh có lao phổi tiến triển, những bệnh lý ác tính cột sống đã rõ ràng, di căn tràn lan.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng.
  • Tổn thương tủy cổ cao quá lớn, phẫu thuật không đem lại kết quả khả quan.
  • Người bệnh đến giai đoạn muộn, những người bệnh già yếu, những người bệnh có lao phổi tiến triển, những bệnh lý ác tính cột sống đã rõ ràng, di căn tràn lan.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Hai bác sỹ: một Phẫu thuật viên (PTV) chính và một phụ phẫu thuật
  • Hai điều dưỡng: một điều dưỡng tham gia trực tiếp vào cuộc mổ chuẩn bị dụng cụ và phục vụ dụng cụ cho PTV, một điều dưỡng chạy ngoài phục vụ điều dưỡng tham gia mổ.
  • Kíp gây mê: bác sỹ gây mê, kỹ thuật viên phụ gây mê

2. Người bệnh

  • Được giải thích rõ về các nguy cơ tai biến trong và sau mổ: các tai biến liên quan đến tổn thương tủy hay rễ thần kinh.
  • Vệ sinh, thụt tháo sạch đường hậu môn từ đêm trước mổ.

3. Phương tiện kỹ thuật

  • Bộ dụng cụ phẫu thuật cột sống thường quy: dao mổ lưỡi to và lưỡi nhỏ (12-15mm) cán dài, cò súng 2mm-3mm, panh gắp đĩa đệm thẳng và chếnh lên trên xuống dưới, phẫu tích không răng và có răng, kìm mang kim, máy hút, dao điện đơn cực và lưỡng cực.
  • Dụng cụ tiêu hao: 20 gạc con, 1 gói bông nhỏ, 1 sợi vicryl số 1, 1 sợi vicryl 2.0, 1 sợi etilon 4.0, 1 gói sáp sọ, 1 gói surgisel.
  • Hoàn thiện hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định, có cam kết của gia đình người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh được đặt nằm sấp, kê cao hai gai chậu và vai

2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

3. Kỹ thuật:

  • Xác định vị trí rạch da bằng máy chụp Xquang trong mổ hoặc đếm khoang liên gai sau từ dưới lên hoặc từ trên xuống.
  • Gây tê vùng mổ bằng hỗn hợp Adrelanin và Xylocain 1/100.000 ở cơ cạnh sống.
  • Rạch da và bộc lộ vị trí phẫu thuật là đường nối giữa hai mỏm gai sau hoặc đường bên cạnh cột sống.
  • Mở cung sau tương ứng với vị trí của khối dị dạng hoặc u máu. Mở dây chằng vàng và cắt bỏ dây chằng vàng bằng kìm cò súng hoặc bằng dao nhọn.
  • Mở màng cứng tương ứng với vị trí của u. Ban đầu có thể mở nhỏ để thăm dò vị trí u, sau nếu cần thiết mới mở rộng màng cứng.
  • Bộc lộ u, tách u khỏi tủy sống và các rễ thần kinh. Cầm máu các nhánh mạch đến và đi khỏi u. Lấy khối u máu hoặc dị dạng cả khối. Tránh gây tổn thương tủy sống và các rễ thần kinh trong quá trình thao tác.
  • Cầm máu kỹ diện cắt u.
  • Đóng kín lại màng cứng bằng chỉ prolen 4.0 hay 5.0.
  • Đóng cơ và cân bằng vicryl số 0. Đóng lớp dưới da bằng vicryl 2.0. Đóng da bằng etilon 4.0. Nếu cần có thể đặt dẫn lưu vào ổ mổ.

VI.THEO DÕI SAU MỔ VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi sau mổ

  •  Toàn trạng: mạch, huyết áp
  •  Chảy máu vết mổ
  •  Tổn thương tủy hay các rễ thần kinh.

2. Xử trí tai biến

  •  Rách màng cứng: khâu vá lại bằng prolene 4.0
  •  Tổn thương tủy, rễ thần kinh: điều trị bằng corticoid, phục hồi chức năng.
  •  Chảy máu vết mổ: khâu tăng cường để cầm máu
  •  Rò dịch não tủy sau mổ: mổ lại vá rò.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Đưa niệu quản ra da đơn thuần và thắt động mạch chậu trong - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Viagra có thể giúp nam giới mắc bệnh động mạch vành sống lâu hơn
Viagra có thể giúp nam giới mắc bệnh động mạch vành sống lâu hơn

Theo một nghiên cứu, những nam giới dùng thuốc ức chế PDE5 không chỉ sống lâu hơn mà còn có nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim, suy tim, nguy cơ phải nong mạch vành bằng bóng và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thấp hơn.

Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ
Methotrexate dạng truyền tĩnh mạch: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Methotrexate có 4 dạng bào chế là dung dịch truyền tĩnh mạch, dung dịch tự tiêm, viên nén và dung dịch uống. Methotrexate dạng dung dịch truyền tĩnh mạch được sử dụng để điều trị một số loại ung thư, bệnh vảy nến và viêm khớp dạng thấp.

Làm thế nào để giảm đau mạn tính do viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng?
Làm thế nào để giảm đau mạn tính do viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng?

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý viêm mạn tính có triệu chứng là đau khớp, cứng khớp và sưng khớp. Viêm khớp dạng thấp làm giảm khả năng vận động và tính linh hoạt của các khớp. Bệnh thường bắt đầu ở các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1160 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  550 lượt xem

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

Hay bị táo bón trong suốt thai ký, có cần xin mổ chủ động?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  413 lượt xem

Lần đầu em sinh mổ do bất xứng đầu chậu. Giờ em mang thai bé thứ 2 được 38 tuần. Nhưng trong suốt thai kỳ, em bị táo bón đến lòi trĩ. Vậy, để an toàn cho bé, em có xin mổ chủ động được không ạ?

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4752 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P)?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1518 lượt xem

Năm nay em 26 tuổi, mang thai lần đầu. Khi thai được 32 tuần, em đi khám và siêu âm, kết quả như sau: Tĩnh mạch rốn nằm bên phải (P) - Bể thận (P) ĐKTS: 7,8mm, dãn đài bể thận, niệu quản không dãn, phân biệt tủy vỏ rõ - Cân bằng ở vị bách phân thứ 8 so với tuổi thai. Vậy, vì sao tĩnh mạch rốn lại nằm bên phải (P) ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây