1

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

- Dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng là kết nối bất thường giữa động mạch hoặc động mạch nuôi màng cứng với tĩnh mạch hoặc xoang tĩnh mạch giữa 2 lớp màng cứng. Nguy cơ chảy máu của DAVF cao gấp 3-5 lần khối dị dạng thông động tĩnh mạch trong nhu mô não. Thường gặp nhất theo vị trí là động mạch cảnh trong-xoang hang, xoang ngang-xoang sigmoid, xoang tĩnh mạch dọc trên. Tuy nhiên các vị trí trên thường có chỉ định can thiệp mạch. Các vị trí thường nằm trong chỉ định phẫu thuật là: xoang tĩnh mạch thẳng, xoang ngang - xoang sigmoid, xoang sàng.

- Chụp mạch não là tiêu chuẩn bắt buộc để chẩn đoán và phân loại, tiên lượng nguy cơ của tổn thương dị dạng động - tĩnh mạch màng cứng.

- Trong điều trị, áp dụng phân loại Borden để hướng dẫn và tiên lượng trong quá trình điều trị.

  • Borden type 1: DAVF có dẫn lưu vào xoang tĩnh mạch màng cứng hoặc tĩnh mạch màng cứng.
  • Borden type 2: có đặc điểm type 1 nhưng có dẫn lưu ngược vào tĩnh mạch vỏ não.
  • Borden type 3: dẫn lưu vào tĩnh mạch vỏ não mà không có vào xoang tĩnh mạch màng cứng hoặc tĩnh mạch màng cứng.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  DAVF type 1 có tĩnh mạch dẫn lưu quan trọng
  •  DAVF vị trí xoang sàng, xoang tĩnh mạch thẳng
  •  DAVF vị trí xoang ngang - xoang sigmoid type 3

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

(Không có chống chỉ định tuyệt đối => ưu tiên can thiệp mạch)

  • DAVF type 1 không có tĩnh mạch dẫn lưu quan trọng, DAVF type 2
  • DAVF vị trí xoang ngang - xoang sigmoid type 1, 2

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

7-8 người trong đó bao gồm Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật thần kinh.

2. Người bệnh

  • Gội đầu
  • Đặt sonde tiểu, dạ dày...
  • Được khám lâm sàng cẩn thận, Chụp phim cộng hưởng từ sọ não, CT 64 dãy dựng hình mạch não, chụp động mạch não xóa nền. Hội chẩn với chẩn đoán hình ảnh và đội ngũ can thiệp mạch não. Người bệnh và gia đình cần được giải thích kĩ về bệnh tật và quá trình cần được điều trị trước, trong và sau mổ.

3. Phương tiện

Sử dụng hệ thống kính vi phẫu, hệ thống ghi video và hình ảnh trong mổ. Bộ dụng cụ phẫu thuật mở nắp sọ, dụng cụ vi phẫu thuật, dụng cụ mạch máu vi phẫu. Dụng cụ cầm máu: Bipolar forceps, Surgicel, Keo cầm máu Floseal.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế

- Tùy vị trí của DAVF mà đường tiếp cận khác nhau:

  • DAVF xoang sàng: đường mổ trán 2 bên (Subfrontal), người bệnh nằm ngửa, đầu tư thế trung gian, đỉnh đầu ngửa 150, đường rạch da ngay trước lỗ ống tai ngoài 1cm, đi từ bờ trên cung gò má hướng lên phía đỉnh ra sau 1cm so với khớp coronal.
  • DAVF xoang thẳng: đường mổ dưới chẩm (Suboccipital) mở rộng theo xoang ngang và hội lưu herophile, người bệnh nằm sấp, đầu tư thế trung gian.
  • DAVF xoang ngang - xoang sigmoid: đường mổ sau xoang sigmoid (Retrosigmoid) mở rộng bộc lộ 2 xoang.tư thế người bệnh nằm sấp, đầu và thân mình cao 20-300 (ngược với tư thế Tredelenburg), đầu quay về cùng bên, đầu cúi tối đa sao cho khoảng cách giữa cằm và ngực người bệnh đút vừa bề rộng 2 ngón tay trỏ và giữa.

- Kê đệm vị trí 2 bên ngực và hông, 2 chân người bệnh.

- Gây tê trước khi rạch da 10 phút bằng hỗn hợp dung dịch adrenalin 1/1000 và Lidocain.

2. Vô cảm

  •  Gây mê nội khí quản
  •  Thuốc mê, dịch truyền, máu nếu cần chuẩn bị (theo chỉ định bác sỹ gây mê)

3. Kỹ thuật

Quá trình mổ gồm 5 bước như sau:

1. Thì mở nắp sọ:

  •  Rạch da theo đường đã gây tê, bóc tách phần cân cơ, chuẩn bị dự phòng cân tạo hình màng cứng. Sử dụng khoan mài tốc độ cao nhằm tránh làm tổn thương hệ thống xoang tĩnh mạch.
  •  Đối với đường mổ subfrontal: cần lưu ý mở nắp sọ sát nền sọ trước, bộc lộ phần cân trán để dự phòng miếng vá nền sọ hoặc khi rách xoang tĩnh mạch dọc trên, tránh làm tổn thương nhánh cơ nâng mi trên của dây V1.
  •  Khi tổn thương xoang: đốt điện bipolair với lỗ rách xoang nhỏ, ép surgicel cầm máu, có thể sử dụng cân sọ tạo hình thành xoang. Khi rách xoang tĩnh mạch lớn, nguy cơ tắc mạch khí rất cao, cho đầu người bệnh cao, luôn chuẩn bị đường truyền tĩnh mạch lớn để đuổi khí, phối hợp chặt chẽ với bác sỹ gây mê khi xử lý tổn thương xoang.
  •  Mở màng cứng bằng dao nhỏ cỡ 11.

2. Thì xử lý tổn thương thông động - tĩnh mạch màng cứng:

  • Bộc lộ vào tổn thương: nhận biết vị trí tổn thương trong mổ dựa vào màu sắc và luồng thông (màu đỏ vị trí động mạch đổ vào xoang tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch màng cứng, luồn thông theo nhịp đập của động mạch)
  • Sử dụng clip tạm thời kẹp chỗ đổ vào của động mạch với tĩnh mạch (xoang tĩnh mạch (màng cứng) để đánh giá hiệu quả sau kẹp. Nếu luồn shunt không còn và không còn màu đỏ tại vị trí sau kẹp clip, chuyển clip vĩnh viễn. Dùng bipolair đốt đoạn mạch nằm giữa 2 clip và cắt đứt cầu nối của động - tĩnh mạch.

3. Thì đóng màng cứng: Sử dụng cân, mỡ đùi, nếu cần thiết. Dùng keo sinh học Bioglue, Tisseel tạo dính.

4. Thì đặt lại xương: cố định xương bằng ghim sọ

5. Thì đóng da và cân cơ mũi rời: vicryl 2/0 với cân cơ, vicryl 3/0 với tổ chức dưới da dafilon 3/0 với lớp da.

VI.THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

  •  Theo dõi sát các chỉ số sinh tồn: Mạch, huyết áp, hô hấp, nhiệt độ.
  •  Khángbsinh thế hệ 3 sau mổ 1 tuần
  •  Sử dụng Inimod chống co thắt mạch trong 21 ngày đầu sau mổ.
  •  Chụp mạch kiểm tra sau mổ 1 tháng

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Chảy máu não sau mổ: biến chứng mạch máu có thể gặp như tuột clip, còn nhánh động mạch nhỏ đi vào khối thông động tĩnh mạch. Xử trí theo tổn thương chảy máu, mổ lấy máu tụ nếu cần thiết.

2. Nhiễm trùng: Viêm màng não, áp xe não

  • Sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu cấy máu, dịch não tủy có vi khuẩn
  • Trong trường hợp không thấy vi khuẩn nhưng có bằng chứng vi khuẩn dùng thế hệ 3, hoặc 4 kết hợp với nhóm glycosid hoặc Vancomycin.

3. Biến chứng khác

- Thiếu máu não do kẹp nhánh nuôi vùng não tương ứng hoặc do thiểu sản động mạch đối bên.

- Rò nước não tuỷ:

=>Xử trí:

  • Chọc dẫn lưu dịch não tủy thắt lưng 4-5 ngày đến khi hết rò
  • Thuốc lợi tiểu Diamox 250mg x 4 viên/ ngày
  • Nằm nghỉ ngơi tại giường, tránh ho, hắt hơi, ăn thức ăn mềm tránh táo bón
  •  Mổ vá rò
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị teo, dị dạng quai động mạch chủ - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi cấp tính do huyết khối, mảnh sùi, dị vật - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị tắc động mạch chi bán cấp tính - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

9 lý do cần phẫu thuật cắt tử cung
9 lý do cần phẫu thuật cắt tử cung

Sau khi cắt bỏ tử cung, phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt và không thể mang thai được nữa.

Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung

Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.

Những vấn đề sau phẫu thuật cắt tử cung
Những vấn đề sau phẫu thuật cắt tử cung

Cắt tử cung là quy trình phẫu thuật để loại bỏ tử cung của người phụ nữ, nó sẽ gây ra một số vấn đề cần phải lưu ý.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4407 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Có phải tiểu phẫu để lấy hết dịch đọng trong tử cung ra không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  532 lượt xem

Đi khám ở Bv tỉnh, kết quả xét nghiệm tử cung của em có dịch ứ đọng, có dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung cấp độ 1. Bs ở đây chỉ định em phải tiến hành tiểu phẩu để phục hồi cổ tử cung và lấy hết dịch ứ đọng, vì nếu để dịch sẽ ngày càng nhiều và tràn vào ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Em rất lo lắng, muốn lên Bv Từ Dũ khám và làm lại xét nghiệm xem có đúng thế không? Mong bs cho em lời khuyên ạ?

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1163 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  792 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1086 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây