1

Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Bệnh tim bẩm sinh dạng một tâm thất (Single ventricle - SV) là bệnh tim bẩm sinh trong đó chỉ có một tâm thất đủ kích thước và chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể. SV được mô tả và phẫu thuật thành công vào những năm 50 của thể kỷ XX, với các phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi (ĐMP), bao gồm phẫu thuật Glenn năm 1958 và đặc biệt phẫu thuật Fontan năm 1968 đã cải thiện rõ kết quả điều trị bệnh SV. Ngày nay, phẫu thuật Glenn hai hướng như là phẫu thuật độc lập hay là bước chuẩn bị cho phẫu thuật Fontan.
  •  Các ưu điểm của phẫu thuật Glenn hai hướng: Giảm quá lưu lượng động mạch phổi sớm, giảm các phẫu thuật tạm thời như shunt chủ phổi hoặc thắt hẹp động mạch phổi, đơn giản hóa phẫu thuật Fontan giai đoạn sau.

II. CHỈ ĐỊNH

- Trẻ có bệnh tim bẩm sinh dạng có một tâm thất

- Điều kiện để phẫu thuật Glenn hai hướng:

  •  Tuổi: Người bệnh từ 6 tháng tuổi trở lên.
  •  Áp lực ĐMP trung bình ≤ 15 mm Hg.
  •  Chỉ số McGoon, Nakato bình thường.
  •  Van nhỉ thất bình thường không hở hoặc hở nhẹ.
  •  Kháng lực mạch máu phổi cao > 4 đơn vị Wood

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Thiểu sản động mạch phổi nặng
  •  Giảm chức năng thất trái nặng.
  •  Van nhỉ thất hở nặng.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

  •  Phẫu thuật viên tim mạch - 03 người, bác sỹ gây mê - 01, phụ mê - 01, dụng cụ viên - 02, kíp tuần hoàn ngoài cơ thể - 01 kỹ thuật viên chạy máy
  •  Thời gian: 03 h.

2. Người bệnh:

  •  Giải thích kĩ với người bệnh về cuộc phẫu thuật để người bệnh yên tâm phẫu thuật và hợp tác điều trị trong quá trình sau phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.
  •  Vệ sinh thụt tháo.
  •  Tốt nhất là chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.
  •  Đánh ngực bằng xà phòng bétadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.
  •  Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của bệnh án phẫu thuật.

3. Phương tiện:

  •  Máy thở, monitor (đường áp lực theo dõi huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung ương, điện tim, bão hoà ô xy...)
  •  Bộ tim phổi máy và ca-nuyn
  •  Bộ đồ phẫu thuật tim, lồng ngực
  •  Chỉ 2.0 - 3.0, 4.0, 5.0, 6.0 dệt và monofil, chỉ thép đóng xương ức
  •  Bộ tim phổi máy
  •  Máy chống rung (có bàn giật điện trong và ngoài)

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.

2. Vô cảm:

  •  Gây mê nội khí quản.
  •  Đường truyền tĩnh mạch trung ương (thường tĩnh mạch cảnh trong phải) với catheter 3 nòng, một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
  •  Một đường động mạch (thường động mạch quay) để theo dõi áp lực động mạch liên tục trong khi phẫu thuật.
  •  Đặt ống thông đái, ống thông dạ dày.
  •  Đặt đường theo dõi nhiệt độ hậu môn, thực quản.
  •  Tư thê người bệnh: nằm ngửa một gối kê dưới vai, hai tay xuôi theo mình.
  •  Đường phẫu thuật: thường đường phẫu thuật dọc xương ức.
  •  Kháng đông Heparin toàn thân.

3. Kĩ thuật:

  •  Mở dọc xương ức hoặc mở lại dọc giữa xương ức (cầm máu xương ức).
  •  Mở màng tim, khâu treo màng tim, phẫu tích tĩnh mạch chủ trên lên tới chổ đổ vào tĩnh mạch đơn.
  •  Đặt ống (ca-nuyn) động mạch chủ, 2 tĩnh mạch chủ và nối với các đường động mạch và tĩnh mạch của máy tim phổi.
  •  Luồn dây (lacs) để thắt hai tĩnh mạch .
  •  Chạy máy tim phổi, thắt hai tĩnh mạch chủ (chạy hỗ trợ).
  •  Cặp cắt tĩnh mạch chủ trên cách lỗ đổ vào nhĩ phải khoảng 1 cm, khâu thắt đầu phía nhĩ phải bằng chỉ prolen 6-0.
  •  Clam động mạch phổi phải bằng clam dera, mở bên động mạch phổi phải và làm miệng nối tĩnh mạch chủ trên-động mạch phổi phải tận bên như hình 1.
  •  Thắt các shunt chủ phổi nếu có.
  •  Chạy máy hỗ trợ.
  •  Ngừng máy, rút các ống, trung hoà.
  •  Cầm máu, dẫn lưu (màng tim, sau xương ức).
  •  Đặt điện cực tim và đóng vết mổ.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi: Ngay sau phẫu thuật:

  •  Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa Oxy, SpO2, CVP
  •  Theo dõi sau mê - chú ý tư thể Fowler, thể tích tuần hoàn, lưu ý nhịp tim
  •  Chế độ máy thở PEEP
  •  Chụp phổi ngay sau khi người bệnh về phòng hồi sức.
  •  Theo dõi dẫn lưu ngực: số lượng dịch qua dẫn lưu, tính chất dịch 1 giờ 1 lần. Nếu có hiện tượng chảy máu thì cần phải phẫu thuật lại để cầm máu.
  •  Chụp ngực lần hai sau 24 giờ để rút dẫn lưu.
  •  Phải kiểm tra siêu âm tim trước khi ra viện. Sau phẫu thuật cần 6 tháng kiểm tra siêu âm 1 lần.
  •  Theo dõi và phát hiện tình trạng hẹp tắc shunt.

2. Tai biến và xử trí:

  •  Suy tim sau phẫu thuật.
  •  Xẹp phổi sau phẫu thuật: do người bệnh đau thở không tốt, bí tắc đờm dãi sau phẫu thuật. Phải bắt người bệnh tập thở với bóng, kích thích và vỗ ho. Cần thiết phải soi hút phế quản.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật Hybrid điều trị bệnh tim bẩm sinh (phẫu thuật tim - can thiệp tim mạch) - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị bệnh còn ống động mạch ở trẻ lớn và người lớn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh tĩnh mạch phổi đổ lạc chỗ bán phần - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?
Có thể khắc phục hậu quả do xơ vữa động mạch không?

Xơ vữa động mạch là một bệnh lý nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng. Khi được chẩn đoán mắc bệnh, bạn sẽ cần thực hiện một số thay đổi lớn trong lối sống hàng ngày để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển nặng thêm. Nhưng còn những hậu quả mà bệnh đã gây ra cho cơ thể thì sao? Còn có thể khắc phục được hay không?

Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?
Tăng áp tĩnh mạch cửa là bệnh gì?

Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan, cơ bắp và các mô khác trong khi tĩnh mạch mang máu trở lại trái tim, ngoại trừ tĩnh mạch cửa mang máu đến gan.

Viagra có thể giúp nam giới mắc bệnh động mạch vành sống lâu hơn
Viagra có thể giúp nam giới mắc bệnh động mạch vành sống lâu hơn

Theo một nghiên cứu, những nam giới dùng thuốc ức chế PDE5 không chỉ sống lâu hơn mà còn có nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim, suy tim, nguy cơ phải nong mạch vành bằng bóng và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thấp hơn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1558 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1167 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  945 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Tăng sinh mạch máu liệu có nguy hiểm?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2861 lượt xem

Năm nay em 28 tuổi. Ba năm trước, em đã vào Bệnh viện Phụ sản TW điều trị u tế bào. Tại đây, các bác sĩ đã mổ xén góc tử cung cho em. Lần này, em vừa đi siêu âm thì bác sĩ nói thai em đã được 6 tuần, có phôi và tim thai bình thường, lòng tử cung có tăng sinh mạch máu. Vậy, tăng sinh mạch máu này liệu có nguy hiểm không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây