1

Phẫu thuật điều trị teo, dị dạng quai động mạch chủ - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Teo quai động mạch chủ là bệnh tim bẩm sinh hiếm gặp (3 phần triệu trẻ sơ sinh).
  •  Nếu không được điều trị, người bệnh nhanh chóng bị suy tim, với 90% chết trong vòng 4 ngày đầu sau sinh. Hiếm có người bệnh sống tới khi trưởng thành.
  •  Hầu hết phẫu thuật teo, dị dạng quai động mạch chủ được thực hiện theo phương pháp làm cầu nối ngoài giải phẫu để phục hồi lưu lượng máu bình thường trong lòng động mạch chủ.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Chẩn đoán xác định teo, dị dạng quai động mạch chủ.
  •  Có 1 hoặc nhiều các triệu chứng: suy tim, chênh huyết áp tay – chân, rối loạn hô hấp, các tổn thương tim kèm theo (thông liên thất, bệnh van tim ...)

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định tuyệt đối

- Chống chỉ định tương đối:

  •  Tăng áp lực phổi cố định.
  •  Suy tim, suy gan thận nặng.
  •  Bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp.
  •  Nhiễm khuẩn tiến triển.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện:

  •  Kíp ngoại khoa: 3 người (1 phẫu thuật viên chính, hai phẫu thuật viên trợ giúp).
  •  Kíp gây mê: 2 người (1 bác sĩ, 1 điều dưỡng phụ mê).
  •  Kíp phục vụ dụng cụ: 2 điều dưỡng (1 phục vụ trực tiếp, 1 bên ngoài).
  •  Kíp tuần hoàn ngoài cơ thể: 01 kỹ thuật viên chạy máy.

2. Người bệnh:

  •  Giải thích kĩ với gia đình và người bệnh về cuộc phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.
  •  Chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.
  •  Đánh ngực bằng xà phòng bétadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.

3. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của bệnh án phẫu thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa hoặc nghiên trái 45 độ.

2. Vô cảm: mê toàn thân - nội khí quản - xẹp phổi trái

3. Kỹ thuật:

  •  Mở ngực theo đường giữa xương ức và đường trước bên - khoang liên sườn 4 -
  •  Kháng đông toàn thân bằng Heparin
  •  Kết nối máy tim phổi nhân tạo với hệ tuần hoàn. Chạy tuần hoàn ngoài cơ thể
  •  Thực hiện miệng nối tận bên của mạch nhân tạo với động mạch chủ xuống.
  •  Luồn cầu nối mạch nhân tạo đi tới vị trí động mạch chủ lên.
  •  Kẹp bên động mạch chủ lên (không ngừng tim) hoặc kẹp hoàn toàn động mạch chủ lên, bơm dung dịch liệt tim vào gốc động mạch chủ để ngừng tim. Thực hiện miệng nối tận bên của cầu động mạch chủ nhân tạo với động mạch chủ lên.
  •  Thực hiện sửa chữa các thương tổn tim khác kèm theo (van tim, lỗ thông liên thất, liên nhĩ ...).
  •  Thả kẹp động mạch chủ, phục hồi hoạt động tim.
  •  Cầm máu.
  •  Đóng xương ức bằng chỉ thép.
  •  Đóng cân cơ, da các vết mổ theo giải phẫu.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi:

  •  Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở.
  •  Chụp phổi ngay sau khi người bệnh về phòng hồi sức.
  •  Theo dõi dấu hiệu chảy máu khoang màng tim, tràn máu, tràn khí màng phổi.
  •  Theo dõi vết mổ.
  •  Phải kiểm tra siêu âm tim và chụp cắt lớp động mạch chủ trước khi ra viện.
  •  Theo dõi xa: đánh giá phục hồi chức năng tim. Sau phẫu thuật cần 6 tháng kiểm tra siêu âm 1 lần.

2. Xử trí tai biến:

  •  Chảy máu khoang màng tim, tràn máu - tràn khí màng phổi: tuỳ mức độ mà điều trị nội khoa, dẫn lưu màng phổi hay mổ lại.
  •  Xẹp phổi: lý liệu pháp, nội soi khí phế quản hút đờm, mổ lại.
  •  Suy tim: điều trị trợ tim, hồi sức.
  •  Nhiễm trùng: thay băng, cấy vi sinh, điều trị theo kháng sinh đồ
  •  Hẹp tồn lưu: theo dõi, điều trị nội khoa, nong hẹp, mổ lại.
  •  Tổn thương thần kinh thanh quản, thần kinh hoành: theo dõi, điều trị nội khoa.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị bệnh còn ống động mạch ở trẻ lớn và người lớn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật nối tắt tĩnh mạch chủ - động mạch phổi điều trị bệnh tim bẩm sinh phức tạp -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị hẹp eo động mạch chủ ở người lớn và trẻ lớn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung

Có nhiều phương pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng và cải thiện khả năng thụ thai cho người bệnh. Một trong những phương pháp đó là tiến hành phẫu thuật.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  697 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  615 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4407 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  15986 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1551 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây