1

Thường xuyên xuất tinh có thực sự giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Ejaculation and prostate cancer Thường xuyên xuất tinh có thực sự giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Nghiên cứu phát hiện ra rằng xuất tinh thường xuyên có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng thế nào là “thường xuyên”? Theo một nghiên cứu tại Trường Y Harvard, thường xuyên có nghĩa là xuất tinh 21 lần một tháng. Một nghiên cứu tương tự tại Úc chỉ ra rằng xuất tinh 7 lần một tuần có thể được coi là thường xuyên.

Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy biện pháp phòng ngừa này chỉ có hiệu quả ở nam giới từ 50 tuổi trở lên.

Cùng tìm hiểu thêm về mối liên hệ giữa xuất tinh và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Kết quả nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu chưa rõ chính xác tại sao xuất tinh thường xuyên lại có thể giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Một giả thuyết cho rằng xuất tinh sẽ giúp loại bỏ các chất gây ung thư, nhiễm trùng và chất gây viêm khỏi tuyến tiền liệt.

Mặc dù đã có nhiều bằng chứng chỉ ra lợi ích của việc xuất tinh thường xuyên đối với sức khỏe của nam giới nhưng giả thuyết này vẫn còn gây tranh cãi. Và hơn nữa còn có nhiều phát hiện trái ngược nhau. Điều gây tranh cãi nhiều nhất liên quan đến những nghiên cứu này là về độ tuổi xuất tinh.

Một nghiên cứu vào năm 2008 đã phát hiện ra rằng nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn nếu hoạt động tình dục nhiều ở độ tuổi 20 và 30. (1) Nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng thuyết phục nào cho thấy thủ dâm làm tăng nguy cơ nhiều hơn so với quan hệ tình dục.

Nghiên cứu của trường Y Harvard không ủng hộ những phát hiện liên quan đến độ tuổi xuất tinh của nghiên cứu vào năm 2008. Nghiên cứu này không tìm thấy mối liên hệ giữa độ tuổi xuất tinh và sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, mặc dù các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng lợi ích của việc xuất tinh tăng lên khi nam giới có tuổi. (2) Nghiên cứu ở Úc đã chứng minh nam giới trưởng thành trẻ tuổi xuất tinh thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt. (3)

Xuất tinh dường như cũng không có tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt tăng triển hoặc di căn.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa ung thư tuyến tiền liệt và xuất tinh.

Thế nào là xuất tinh thường xuyên?

Một nghiên cứu kéo dài 18 năm với gần 30.000 chuyên gia y tế tham gia đã xác định rằng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt giảm 20% ở những nam giới xuất tinh 21 lần một tháng so với những nam giới chỉ xuất tinh 4 - 7 lần một tháng. (4)

Một nghiên cứu tương tự ở Úc cho thấy nguy cơ giảm 36% khi nam giới xuất tinh 7 lần một tuần.

Yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới. Ung thư da là loại ung thư phổ biến nhất.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt:

  • Tuổi tác: nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn.
  • Chủng tộc: Tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn ở nam giới người Mỹ gốc Phi
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ sẽ tăng cao nếu có người thân trong gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt
  • Cân nặng: Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt nghiêm trọng.
  • Mức độ vận động: Ít hoạt động thể chất đã được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều chất béo động vật, sản phẩm từ sữa và ít chất xơ, trái cây và rau củ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Chiều cao: Nam giới cao có thể dễ mắc ung thư tuyến tiền liệt hơn.
  • Tiếp xúc với hóa chất: Theo Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ, tiếp xúc với chất độc màu da cam làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể tăng cao ở những nam giới quan hệ tình dục với 30 phụ nữ trở lên hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Điều này có thể là do thói quen quan hệ tình dục hoặc do ham muốn tình dục mạnh là một dấu hiệu cho thấy mức hormone sinh dục nam cao mà đây là một yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt.

Cách giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gốc rễ gây ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh có thể giúp phần nào phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt. Dưới đây là một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh:

  • Ăn ít thịt đỏ, mỡ động vật và chất béo từ sữa
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ tươi

Ở những nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt, dùng aspirin thường xuyên có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh nhưng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Tóm tắt bài viết

Quan hệ tình dục thủ dâm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như làm giảm căng thẳng, giúp giữ cho tim khỏe mạnh và cải thiện giấc ngủ. Và xuất tinh thường xuyên còn có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt, đặc biệt là ở nam giới từ 50 tuổi trở lên.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Các cách giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
Các cách giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), đây cũng là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ hai sau ung thư phổi ở nam giới tại quốc gia này. Ung thư tuyến tiền liệt có thể xảy ra ở bất cứ nam giới nào.Mặc dù không có cách nào có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt một cách tuyệt đối nhưng có một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh, chẳng hạn như duy trì cân nặng vừa phải, tập thể dục thường xuyên và chú ý đến chế độ ăn uống.

Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tình dục?
Ung thư tuyến tiền liệt ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tình dục?

Ung thư tuyến tiền liệt cũng như các phương pháp điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến chức năng tinh dục của nam giới.

Ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn là gì và điều trị bằng cách nào?
Ung thư tuyến tiền liệt kháng cắt tinh hoàn là gì và điều trị bằng cách nào?

Trong những trường hợp bệnh ung thư tuyến tiền liệt tiến triển và trở nên kháng cắt tinh hoàn, còn nhiều phương pháp điều trị khác có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh, mặc dù các phương pháp này không thể chữa khỏi ung thư. Mục tiêu điều trị chính là ngăn ung thư lan từ tuyến tiền liệt đến các bộ phận ở xa trong cơ thể như cột sống, phổi và não (di căn).

7 dấu hiệu thường gặp của ung thư tuyến tiền liệt di căn
7 dấu hiệu thường gặp của ung thư tuyến tiền liệt di căn

Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến tiền liệt thường không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao sàng lọc là điều rất quan trọng để phát hiện bệnh từ sớm. Trong nhiều trường hợp, chỉ đến khi ung thư di căn thì các triệu chứng mới xuất hiện. Ung thư tuyến tiền liệt di căn có nghĩa là ung thư đã lan sang các khu vực khác bên ngoài tuyến tiền liệt. Các khu vực phổ biến nhất mà ung thư tuyến tiền liệt thường di căn đến là bàng quang, trực tràng và xương. Ung thư cũng có thể lan đến các hạch bạch huyết, gan, phổi và các cơ quan khác.

Ai có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt?
Ai có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt?

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt gồm có tiền sử gia đình, tuổi tác, chủng tộc, vị trí địa lý và chế độ ăn uống.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây