1

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Nội dung chính bài viết:

  • Tật đầu nhỏ là bệnh không phổ biến ở trẻ sơ sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn bình thường.
  • Bệnh có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và tồn tại suốt đời, trong một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng.
  • Nguyên nhân chưa được tìm hiểu rõ, tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy có sự liên quan tới virus Zika, Rubella,… hoặc phơi nhiễm với các chất kích thích, hóa chất độc hại.
  • Cần có các phương pháp can thiệp sớm để giúp trẻ mắc bệnh đầu nhỏ cải thiện khả năng trí tuệ và thể chất.

Tật đầu nhỏ là gì?

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường. Trong thời kỳ mang thai, chu vi đầu em bé phát triển do não phát triển. Nếu não của thai nhi không phát triển bình thường trong thai kỳ hoặc ngừng phát triển sau khi sinh, có thể là do tật đầu nhỏ. Dị tật này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc kết hợp với các dị tật bẩm sinh khác.

Được biết, thời gian gần đây chứng bệnh này thường xảy ra vì nó có thể là do nhiễm virus Zika trong thời kỳ mang thai.

Các vấn đề gây ra từ bệnh đầu nhỏ

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ có thể có nhiều vấn đề, bao gồm:

  • Động kinh
  • Phát triển chậm, như các vấn đề về lời nói và các mốc phát triển khác (như khả năng ngồi, đứng và đi bộ)
  • Tình trạng khuyết tật về trí tuệ (giảm khả năng học hỏi và hoạt động trong cuộc sống hằng ngày)
  • Các vấn đề về chuyển động và cân bằng
  • Vấn đề khi bú, ăn, như nuốt khó khăn
  • Mất thính lực (điếc)
  • Các vấn đề về tầm nhìn

Những vấn đề này có thể từ nhẹ đến nặng và thường là duy trì vĩnh viễn cả đời. Trong một số trường hợp, chúng có thể đe dọa tính mạng. Vì khó có thể dự đoán được vấn đề gì sẽ xảy ra với trẻ bị tật đầu nhỏ, nên sự phát triển của bé cần được theo dõi chặt chẽ với bác sĩ qua các lần thăm khám.

Mức độ phổ biến của bệnh đầu nhỏ

Tật đầu nhỏ không phải là một tình trạng phổ biến. Các hệ thống theo dõi các dị tật bẩm sinh của tiểu bang đã ước tính rằng, tật đầu nhỏ xảy ra ở 2 đến 12 trẻ sơ sinh trong số 10.000 trẻ sinh ra sống tại Hoa Kỳ.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân của trẻ mắc tật đầu nhỏ ở hầu hết trẻ sơ sinh thường không được biết rõ ràng. Các khiếm khuyết về di truyền cũng gây tật đầu nhỏ ở một số trẻ sơ sinh. Những phơi nhiễm dưới đây trong thời gian mang bầu cũng có thể gây ra chứng đầu nhỏ:

  • Một số bệnh nhiễm trùng như Zika, Rubella, Toxoplasmosis, hoặc cytomegalovirus
  • Suy dinh dưỡng nặng (thiếu chất dinh dưỡng hoặc không đủ thức ăn)
  • Tiếp xúc với các chất có hại, chẳng hạn như rượu, thuốc nào đó, hoặc hóa chất độc hại

Cách chẩn đoán chứng đầu nhỏ

Tật đầu nhỏ có thể được chẩn đoán trong thai kỳ hoặc sau khi sinh. Trong khi mang thai, đôi khi có thể được chẩn đoán bằng siêu âm vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba.

Bệnh đầu nhỏ được chẩn đoán sau khi sinh bằng cách đo vòng đầu của trẻ sơ sinh, còn gọi là chu vi đầu. Kích cỡ này sau đó sẽ được so sánh với các mức chuẩn theo giới tính và độ tuổi.

Các bác sĩ có thể đợi bé được ít nhất 24 giờ tuổi rồi mới tiến hành đo đầu, điều này cho phép đầu bé tròn ra đạt đến đúng kích cỡ sau khi bị ép trong quá trình sinh thường để chui ra. Khi nghi ngờ có dấu hiệu triệu chứng, các nhà cung cấp dịch vụ y tế có thể yêu cầu thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm để giúp xác nhận chẩn đoán. Ví dụ, các xét nghiệm như chụp CT hoặc MRI cung cấp thông tin quan trọng về cấu trúc não có thể giúp các bác sĩ xác định xem trẻ sơ sinh có bị nhiễm trùng trong thời gian mang thai hay không và tìm những vấn đề khác mà trẻ có thể có.

Điều trị dị tật đầu nhỏ

Tật đầu nhỏ là chứng bệnh duy trì suốt đời, không có phương pháp chữa bệnh hoặc phương pháp điều trị tiêu chuẩn nào đã được biết đến. Vì tật đầu nhỏ có thể ở mức nhẹ đến nặng nên các phương pháp điều trị có thể khác nhau.

Trẻ mắc chứng đầu nhỏ ở mức độ nhẹ thường không có bất kỳ vấn đề nào ngoài việc kích cỡ đầu nhỏ hơn. Những đứa trẻ này chỉ cần kiểm tra thường xuyên để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của chúng.

Trẻ mắc tật đầu nhỏ ở mức độ nặng hơn sẽ cần chăm sóc và điều trị tập trung để kiểm soát các vấn đề sức khỏe. Các phương pháp phát triển sớm (can thiệp sớm) có thể giúp chúng cải thiện khả năng trí tuệ và thể chất của trẻ.

Các can thiệp sớm có thể bao gồm liệu pháp nói chuyện, hoạt động trị liệu và vật lý trị liệu. Thuốc có thể cũng cần sử dụng để điều trị chứng động kinh hoặc các triệu chứng khác.

Các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu mối liên hệ có thể xảy ra giữa vi rút Zika và chứng đầu nhỏ ở trẻ này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tat dau nho so sinh
Tin liên quan
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa

“Sinh đôi cùng trứng hay khác trứng?” Các cặp vợ chồng và cha mẹ của cặp song sinh luôn đặt câu hỏi này, và đó là một câu hỏi dễ trả lời. Trừ một tình huống: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa.

Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1054 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5772 lượt xem

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  912 lượt xem

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  904 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1810 lượt xem

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây