Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Có lẽ không ai hiểu điều này hơn các bậc cha mẹ của những cặp song sinh khác nhau, những người có màu da khác nhau và các đặc điểm chủng tộc khác. Janet Boughman, phó giám đốc của Hội di truyền Hoa Kỳ, cho biết: “Những cặp sinh đôi trông khác nhau rất ấn tượng với công chúng, nhưng đối với một nhà di truyền học, điều đó không thực sự lạ lẫm”.
Ví dụ, trong một trường hợp nổi tiếng, cả hai cha mẹ đều là những người mang hai chủng tộc - tạo ra một “súp gen” với các tế bào da tối màu và da sáng màu. Một đứa bé trong cặp sinh đôi thừa hưởng nhiều gen của da tối màu, trong khi đứa còn lại thừa hưởng nhiều gen của da sáng màu hơn. Trong một trường hợp khác, hình trên, một phụ huynh là người da trắng và một là người da đen, và - như có thể xảy ra với bất kỳ cặp sinh đôi nào - Lauren giống mẹ, Alison Spooner, trong khi Hayleigh giống bố, Dean Durrant. Điều làm cho gia đình này đáng chú ý là điều này đã xảy ra không chỉ một lần mà đến hai lần, cách nhau 7 năm.
Các nhà nghiên cứu tại Anh tính toán, tỉ lệ hai cặp song sinh da đen và trắng trong cùng một gia đình là khoảng 2 trong một triệu cặp. Mặc dù gia đình Durrant-Spooner là một ví dụ đặc biệt, sự khác biệt ở trẻ không khác gì những đặc điểm riêng biệt mà bạn sẽ thấy ở bất kỳ anh chị em ruột nào. Anh chị em có thể không giống nhau, hoặc chúng có thể trông giống hệt nhau như một cặp song sinh, tùy thuộc vào các gen chúng kế thừa. Tuy nhiên, “cặp song sinh đen trắng” rất hiếm. Một phần, đó là bởi vì mọi người có khuynh hướng kết đôi với những người có chung vốn gen. Boughman cho biết: “Có nhiều lý do cho điều này, nhưng chúng ta thường kết hôn với những người thuộc cùng khu vực địa lý của chúng ta, và bất kỳ khu vực địa lý nào cũng có một số điểm tương đồng về vốn gen”.
Khi số lượng cặp đôi khác chủng tộc tăng lên, liệu chúng ta có thể mong đợi có thêm các cặp song sinh như thế này? Tất nhiên, Boughman nói. Các rào cản giữa các chủng tộc đang dần dần biến mất, và các cặp sinh đôi đa chủng tộc rất khác nhau có lẽ là ví dụ hấp dẫn nhất của điều này.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.
Nếu đang điều trị ARV, bạn có thể sinh con bằng đường âm đạo. Lựa chọn sinh con đường âm đạo phụ thuộc vào lượng HIV trong máu của bạn vào cuối kỳ mang bầu.
Việc chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bạn tốt như thế nào cùng tình trạng của bạn và thai nhi như nào khi thai kỳ tiến triển.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
- 1 trả lời
- 1205 lượt xem
Em đang mang thai song sinh tuần thứ 27. Đi siêu âm, kết quả lượng nước ối trung bình. Cân nặng, một bé 800gram còn một bé nặng 1300 gram. Kết luận: chưa ghi nhận bất thường. Cho em hỏi cân nặng 2 bé như vậy, có sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1022 lượt xem
Vợ em mang song thai được gần 37 tuần rồi mà sao đi khám, bác sĩ vẫn hẹn cuối tuần này tái khám. Thường song thai là sinh mổ hay sinh và nếu sinh mổ thì bao nhiêu tuần sinh là tốt nhất ạ?
- 1 trả lời
- 1113 lượt xem
Năm ngoái, vợ em mang thai và sinh non ở tuần thai thứ 29, bé được 1,15 kg, nhưng không nuôi được. Giờ, vợ em đang mang song thai ở tuần thứ 12, với một bánh rau và hai buồng ối. Bs khám bảo: cổ tử cung vợ em hơi bị ngắn và yếu nên có thể khâu cổ tử cung. Nhưng vợ chồng về cân nhắc kỹ vì đôi khi, cũng có thể sảy ra biến chứng đấy. Hiện, vợ chồng em rất hoang mang. Mong nhận được lời khuyên của bs ạ?
- 1 trả lời
- 1061 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1164 lượt xem
-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!