Chứng nôn quá mức (ốm nghén nặng đến tận ngày sinh)
Chứng nôn quá mức là gì?
Thai phụ bị chứng này thường nôn đến mức không thể giữ thức ăn và chất lỏng ở trong bụng, dẫn đến mất nước, giảm cân và các biến chứng khác có thể xảy ra. Đó là một hình thức ốm nghén cực kỳ nặng.
Nếu mắc chứng nôn quá mức, bạn có thể lo lắng về việc nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến bé. Theo trường Cao đẳng Sản phụ và Sinh Học Hoa Kỳ, chứng buồn nôn quá mức thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại vì hầu hết thai phụ mắc tình trạng này đều sinh được một đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh.
Mặc dù em bé của bạn có thể sẽ không bị ảnh hưởng bởi chứng nôn quá mức, nhưng tình trạng này sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng cả về mặt thể chất và tinh thần (Nó thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm ở một số người). Vì vậy, càng sớm được kiểm tra, chẩn đoán thì bạn càng nhanh được điều trị và sẽ cảm thấy tốt hơn.
Các triệu chứng của chứng nôn quá mức:
- Buồn nôn liên tục, không biến mất
- Nôn mửa nhiều lần mỗi ngày
- Giảm thèm ăn
- Giảm cân
- Mất nước (dấu hiệu bao gồm cảm giác khát, tiểu ít đi, nước tiểu sẫm màu, khô miệng hoặc môi nứt, cảm thấy mệt mỏi hoặc bối rối, hoặc cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng)
Làm sao để phân biệt giữa chứng buồn nôn quá mức và buồn nôn bình thường trong thai kỳ?
Sự khác biệt giữa chứng ốm nghén bình thường và chứng buồn nôn quá mức phụ thuộc vào tình trạng mất nước của bạn và liệu bạn có tăng mức cân nặng khỏe mạnh trong thai kỳ không. Nhìn chung:
- Nếu bị ốm nghén, bạn sẽ không bị mất nước và vẫn sẽ tăng cân dù có nôn mửa. Nếu bị nôn mửa quá mức thì sẽ dẫn đến mất nước và giảm ít nhất 5% cân nặng trước khi mang thai.
- Chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán, vì vậy hãy cho họ biết nếu bạn đang nôn mửa, có dấu hiệu mất nước và giảm cân. Họ sẽ kiểm tra để loại trừ các vấn đề khác.
- Bác sĩ cũng sẽ xét nghiệm máu để xem có tình trạng mất cân bằng điện giải hay không, đồng thời kiểm tra xem bạn có đang không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng hoặc mất nước hay không. Bạn có thể siêu âm để kiểm tra tình trạng bé.
Cách điều trị chứng buồn nôn quá mức?
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn truyền dịch tĩnh mạch ngay vì bạn có nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Tùy vào tình trạng mà bạn có thể phải nằm viện vài ngày để tiếp tục truyền chất lỏng, vitamin và thuốc tiêm tĩnh mạch.
Nhiều thai phụ cảm thấy khỏe hơn sau khi được truyền nước và có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc chống buồn nôn. Ngay khi tình trạng ổn định, bạn sẽ có thể về nhà và uống thuốc.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị một chế độ ăn uống được thiết kế để giảm chứng buồn nôn. Thay đổi chế độ ăn uống và thuốc có thể cần thiết vì nhiều phụ nữ bị chứng nôn quá mức vẫn tiếp tục bị ốm nghén suốt thai kỳ, mặc dù không nghiêm trọng như trước.
Trong một số ít trường hợp, bạn cần phải tiếp tục sử dụng liệu pháp tiêm tĩnh mạch trong hoặc ngoài bệnh viện hoặc ở nhà.
Khi nào tôi cần liên lạc với bác sĩ để báo về chứng nôn quá mức của mình?
Gọi cho bác sĩ nếu:
- Bạn không thể giữ bất cứ thứ gì (kể cả chất lỏng) trong 12 giờ.
- Nước tiểu của bạn có màu sậm và mùi mạnh.
- Bạn đã không thể đi tiểu nhiều trong 4 đến 6 giờ qua.
- Bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu
- Bạn đang nôn ra máu
- Bạn bị sốt.
- Bạn bị đau bụng.
Nếu bạn mới mang thai và chưa theo một bác sĩ sản phụ khoa nào, hãy gọi cho bác sĩ thường thăm khám cho mình để được giới thiệu một bác sĩ sản phụ khoa, hoặc đến ngay phòng cấp cứu.
Câu hỏi : - Bác sĩ ơi, tôi được bạn mách uống vitamin B6 để giảm chứng ốm nghén? Không biết có đúng không vậy bác sĩ? Hãy cho tôi một lời khuyên với nhé, cảm ơn bác sĩ!
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)
Kích thước của em bé là yếu tố chính để bác sĩ xác định xem bạn có thể đẻ thường không hay cần mổ đẻ.
Nếu đang điều trị ARV, bạn có thể sinh con bằng đường âm đạo. Lựa chọn sinh con đường âm đạo phụ thuộc vào lượng HIV trong máu của bạn vào cuối kỳ mang bầu.
- 1 trả lời
- 1082 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1226 lượt xem
Em đang mang thai song sinh tuần thứ 27. Đi siêu âm, kết quả lượng nước ối trung bình. Cân nặng, một bé 800gram còn một bé nặng 1300 gram. Kết luận: chưa ghi nhận bất thường. Cho em hỏi cân nặng 2 bé như vậy, có sao không ạ?
- 1 trả lời
- 766 lượt xem
Cách đây 3 năm, em sinh mổ bé đầu, bị điều trị nhiễm trùng muộn nên rất khổ. Giờ, em mang thai 31 tuần, đi xét nghiệm đường huyết, bs nói em bị tiểu đường thai kỳ, như vậy, nguy cơ nhiễm trùng càng cao. Vậy, lần sinh mổ này, bs có thể điều trị nhiễm trùng ngay từ đầu được không - Ví dụ như, sau khi mổ sinh xong thì dùng thuốc điều trị nhiễm trùng luôn, chứ không đợi đến lúc bị nhiểm trùng mới điều trị chẳng hạn?
- 1 trả lời
- 715 lượt xem
Vòng kinh của không đều, tháng có tháng không, có khi 2-3 tháng mới có 1 lần. Ngày kinh đầu tiên của chu kì cuối là vào khoảng 20-21/1/2021 thì phải. (em không nhớ chính xác). Thế rồi, do chủ quan chu kì không đều nên em không đi siêu âm. Đến đầu tháng 6/2021, em mới đi siêu âm lần đầu thì kết quả thai đã gần 16 tuần. Bs nói do em siêu âm muộn, lại không nhớ chính xác ngày đầu kỳ kinh cuối nên ngày dự sinh sẽ có sai số đấy. Mong bs tư vấn rõ hơn cho em với ạ?
- 1 trả lời
- 579 lượt xem
Vợ em được bs dự sinh ngày 18/06, nhưng đến hôm nay (ngày 17/06), vợ em vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Như vậy, vợ em sẽ phải nhập viện vào ngày mai để theo dõi chuyển dạ, đúng không ạ? Và khi nhập viện vợ em có được bs sử dụng biện pháp kích sinh hay sẽ phải chỉ đinh sinh mổ ạ?