Vitamin B6 có giúp làm giảm chứng ốm nghén?
Bác sĩ trả lời:
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống thêm vitamin B6 (còn gọi là pyridoxine) giúp giảm tình trạng nôn nao đối với một số phụ nữ mang thai, mặc dù không ai biết chính xác hiệu quả của nó ra sao.
Phụ nữ mang thai chỉ cần 1,9 mg vitamin này mỗi ngày để tạo ra các kháng thể, hồng cầu và các chất dẫn truyền thần kinh cũng như đáp ứng nhu cầu của em bé đang phát triển.
Vitamin B6 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, vì vậy bạn có thể đáp ứng yêu cầu này bằng cách ăn uống đa dạng và bổ dưỡng. Các loại thực phẩm như chuối, quả hạch, đậu xanh, cà rốt, cải bắp, khoai tây, thịt nạc và cá là nguồn cung cấp vitamin B6 đồi dào. (Các vitamin dành cho bà bầu cũng có chứa B6)
Để giảm buồn nôn và nôn, bác sĩ có thể để nghị bạn bắt đầu bằng cách uống 25 mg/lần, ba lần một ngày. (Có thể dùng đến 200 mg vitamin B6 mỗi ngày để điều trị chứng ốm nghén. Hãy kiểm tra với bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bạn biết cần bổ sung bao nhiêu và có nên tính cả liều lượng trong vitamin bà bầu không (Số lượng vitamin B6 trong vitamin bà bầu khác nhau tùy theo mỗi loại)
Không dùng B6 nhiều hơn khuyến cáo. Quá nhiều có thể gây tê và tổn thương thần kinh ở thai phụ và có thể không an toàn cho em bé đang phát triển.
Một số chất bổ sung và thuốc - cả dạng thuốc viên và thuốc tiêm tĩnh mạch - được coi là an toàn khi dùng để điều trị buồn nôn và nôn trong khi mang thai, mặc dù không phải tất cả đều hiệu quả.
Sự lo lắng trở thành vấn đề khi cảm xúc mạnh mẽ đến nỗi không biến mất hoặc bắt đầu can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Nếu những suy nghĩ của bạn ngăn cản bạn làm những việc mà bạn thường làm, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn lo âu.
Nhiều người thắc mắc các triệu chứng bệnh lupus bùng phát khác gì với các triệu chứng mang thai?
Hầu hết các trường hợp mang thai đều không có biến chứng. Điều đó cho thấy, rất hữu ích khi biết được các vấn đề y tế nghiêm trọng ảnh hưởng nhiều nhất đến những bà mẹ trong tương lai. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về 7 biến chứng thai kỳ phổ biến nhất:
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm thế nào? Kiểm tra lượng đường trong máu như thế nào? Cùng tìm hiểu những kiến thức vô cùng bổ ích xung quanh những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!
- 1 trả lời
- 1165 lượt xem
-Bác sĩ có thể đưa ra một số giải pháp làm giảm chứng đầy hơi, chướng bụng cho bà bầu giúp tôi được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1061 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi không bị ốm nghén trong thời gian đầu của thai kỳ. Nhiều người bảo tôi đó là dấu hiệu của việc sinh con trai. Như vậy có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1155 lượt xem
- Bác sĩ ơi, tôi đang có thai lần thứ hai nhưng không có triệu chứng gì, như vậy có bình thường không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 2252 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, vitamin dành cho bà bầu có gây mệt mỏi hoặc buồn nôn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 628 lượt xem
- Bác sĩ có thể cho tôi biết thuốc trị chứng ợ nóng nào an toàn cho thai phụ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!