Chuyện lạ có thật: Hai cặp song sinh giống nhau một nửa
Năm 2007, các nhà khoa học đã khám phá ra một cặp song sinh “giống nhau một nửa”. Đúng vậy - bé trai và bé gái này một nửa cùng trứng, một nửa khác trứng, Melissa Parisi, một nhà nghiên cứu nhi khoa tại Viện Y tế Quốc gia, cho biết. Chúng có cùng gen từ mẹ và các gen khác nhau từ cha của chúng.
Hai anh em sinh đôi này lần đầu tiên được Parisi chú ý khi cha mẹ chúng đưa một trong hai đứa đến Đại học Washington để thực hiện một xét nghiệm không liên quan. Trong quá trình đánh giá kết quả xét nghiệm, các bác sĩ nhận ra rằng cặp song sinh đã phát triển từ cùng một trứng, giống như cặp song sinh cùng trứng - nhưng từ tinh trùng khác nhau, giống như cặp song sinh khác trứng. Cặp song sinh này, những người vẫn chưa được tiết lộ danh tính, là cặp song sinh giống nhau một nửa được biết đến duy nhất trên thế giới. Các nhà nghiên cứu đưa ra hai lý thuyết về việc điều này đã xảy ra như thế nào. Trong lý thuyết thứ nhất, trứng của người mẹ tự phân chia và sau đó được thụ tinh bằng hai tinh trùng riêng biệt - một với một nhiễm sắc thể Y (bé trai) và một với nhiễm sắc thể X (bé gái). Trong lý thuyết thứ hai, trứng của người mẹ được thụ tinh bằng hai tinh trùng riêng biệt và sau đó chia thành hai phôi riêng biệt. Tại sao sự kiện hiếm hoi này lại xảy ra? Theo Parisi, không ai biết. “Không có điều gì ở cha và mẹ khiến điều này có khả năng xảy ra nhiều hơn”, cô nói. “Người mẹ thậm chí còn không dùng thuốc kích thích sinh sản, điều đó vẫn xảy ra”.
Thậm chí nếu đây chỉ là điều tình cờ, nó làm dấy lên một câu hỏi thú vị - có thể có nhiều cặp song sinh giống nhau một nửa ở ngoài kia không? Parisi nói: “Rất có thể”. Có lẽ câu hỏi phổ biến về “sinh đôi cùng trứng hay khác trứng” không phải là khá rõ ràng như chúng ta từng nghĩ.
Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.
Mặc dù bạn có thể thấy trong các bộ phim rằng thai kỳ hoàn toàn là vấn đề của phụ nữ. Nhưng đừng để nó đánh lừa bạn – những ông bố tương lai cũng có thể có các triệu chứng mang thai.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
- 1 trả lời
- 1214 lượt xem
Em đang mang thai song sinh tuần thứ 27. Đi siêu âm, kết quả lượng nước ối trung bình. Cân nặng, một bé 800gram còn một bé nặng 1300 gram. Kết luận: chưa ghi nhận bất thường. Cho em hỏi cân nặng 2 bé như vậy, có sao không ạ?
- 1 trả lời
- 561 lượt xem
Cu Tí nhà em sinh mổ. Hiện Tí chưa đầy 1 tuổi, nhưng do chồng em đã già, muốn có con luôn nên em đã mang bầu. Biết là sinh mổ hai bé liền nhau như vậy là... mạo hiểm. Mong được bác sĩ tư vấn?
- 1 trả lời
- 982 lượt xem
Lần trước, em sinh mổ do khung chậu hẹp. Lần này, bs dự sinh ngày 30/6, nhưng em muốn đợi đến khi chuyển dạ mới vào Bv sinh, chứ không chọn ngày mổ. Vậy, khi thai được khoảng bao nhiêu tuần thì mới có hiện tượng chuyển dạ ạ?
- 1 trả lời
- 569 lượt xem
Vợ em được bs dự sinh ngày 18/06, nhưng đến hôm nay (ngày 17/06), vợ em vẫn chưa có dấu hiệu sinh. Như vậy, vợ em sẽ phải nhập viện vào ngày mai để theo dõi chuyển dạ, đúng không ạ? Và khi nhập viện vợ em có được bs sử dụng biện pháp kích sinh hay sẽ phải chỉ đinh sinh mổ ạ?
- 1 trả lời
- 1025 lượt xem
Vợ em mang song thai được gần 37 tuần rồi mà sao đi khám, bác sĩ vẫn hẹn cuối tuần này tái khám. Thường song thai là sinh mổ hay sinh và nếu sinh mổ thì bao nhiêu tuần sinh là tốt nhất ạ?