1

Virut Zika và mang thai

Zika là một loại virus lây lan chủ yếu bởi một số loại muỗi. Vi rút này có thể gây dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh khi mang bầu.
Virut Zika và mang thai Virut Zika và mang thai

Zika là gì và tại sao là mối quan tâm trong thời kỳ mang thai?

Zika là một loại virus lây lan chủ yếu bởi một số loại muỗi. Vi rút này có thể gây dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh khi mang bầu.

May mắn là, mặc dù thông tin đưa ra thường có vẻ đáng sợ, Zika không phải được muỗi lây lan trên hầu hết các vùng miền tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác trên thế giới, do đó nguy cơ lây nhiễm virus là thấp.

Zika có gây ra tật đầu nhỏ và các dị tật bẩm sinh khác không?

Nó có thể. Trong khi đa số trẻ sinh ra từ phụ nữ mang thai bị nhiễm Zika có vẻ khoẻ mạnh, thì một số trẻ sinh ra bị tật đầu nhỏ hoặc các vấn đề sức khoẻ khác và một số trẻ có thể gặp các vấn đề sau đó.

Đầu nhỏ là một khiếm khuyết nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh, trong đó não không phát triển đúng cách. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này mà có thể dẫn đến một số vấn đề, như động kinh và chậm phát triển.

Một số trẻ sơ sinh bị nhiễm Zika trước khi sinh đã được phát hiện có các khuyết tật bẩm sinh khác như mất cấu trúc não, thị lực và thính lực kém hoặc chậm phát triển.

Các chuyên gia không biết làm cách nào mà con bạn lại bị dị tật bẩm sinh nếu bạn bị nhiễm Zika trong thai kỳ, họ cũng không biết liệu bạn có nguy cơ cao hơn nếu bị nhiễm vi rút vào từng tam cá nguyệt cụ thể hay không.

Bà bầu bị nhiễm Zika như nào?

Dưới đây là cách mọi người có thể bị nhiễm Zika:

  • Bị một số loại muỗi cắn. Có hai loại muỗi có thể mang theo vi rút Zika. Nếu sống trong hoặc đi đến một nơi mà những loại muỗi này sống (chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới), bạn có thể bị lây Zika nếu chúng bị cắn. Đây là cách hầu hết mọi người bị nhiễm Zika.
  • Quan hệ tình dục. Nam và nữ giới nhiễm Zika có thể truyền nó cho bạn tình của mình khi quan hệ. Tìm hiểu các cách tự bảo vệ mình khỏi nhiễm Zika khi quan hệ tình dục.
  • Khi vi rút được truyền từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai nhiễm Zika có thể lây siêu vi rút này sang thai nhi. Cho đến thời điểm này, không có báo cáo nào về tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm Zika do bú sữa mẹ.
  • Thông qua truyền máu. Chưa ai bị nhiễm Zika thông qua truyền máu ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì đây cũng là một nguy cơ, nên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã yêu cầu các trung tâm thu máu để kiểm tra máu xem có virut Zika hay không.

Bạn có thể nhiễm Zika ở Mỹ không?

Có, nhưng hiện tại nguy cơ này ở Mỹ hiện rất thấp. Vào 12/04/2017 CDC báo cáo rằng trong số những người sống ở các tiểu bang:

• 224 người đã nhiễm Zika từ muỗi, chủ yếu ở khu vực Miami và một vài trường hợp ở miền nam Texas.

• 5.381 người nhiễm được Zika trong khi đi du lịch đến các nước khác.

• 46 người nhiễm Zika do quan hệ tình dục với một bạn tình bị nhiễm bệnh.

Tại các lãnh thổ của Hoa Kỳ (bao gồm cả Puerto Rico, Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ và Samoa), con số này cao hơn nhiều: Hơn 37.000 người đã bị nhiễm Zika, chủ yếu là từ muỗi.

Cách bảo vệ bản thân khỏi nhiễm Zika khi mang bầu

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trong khi mang thai là không đi đến bất kỳ khu vực nào mà vi rút này được lây truyền qua muỗi. Và sử dụng bao cao su hoặc không quan hệ tình dục với bất cứ ai đã đi đến một khu vực mà virut Zika được lây truyền.

Nếu bạn tình của bạn phải đi đến một trong những khu vực này, hai bạn sẽ cần phải tránh quan hệ tình dục (bao gồm cả qua đường âm đạo, hậu môn và đường miệng) hoặc sử dụng bao cao su trong thời gian mang thai còn lại. Để có hiệu quả, bao cao su phải được sử dụng đúng cách từ đầu đến cuối, mỗi lần bạn quan hệ tình dục.

Nếu bạn hoặc bạn tình phải đi đến một khu vực có dịch Zika, trước tiên hãy nói chuyện với bác sĩ và thực hiện theo các bước dưới đây để tự bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt trong chuyến đi.

  • Sử dụng thuốc chống côn trùng và bôi lại khi cần thiết.
  • Mặc áo dài tay và quần dài.
  • Ở những nơi có máy lạnh hoặc có cửa sổ và cửa ra vào.

CDC khuyến cáo rằng tất cả những người đi đến một khu vực có dịch Zika cần tiếp tục tránh muỗi cắn trong ba tuần sau khi họ trở về nhà. Ngay cả khi bạn không cảm thấy bị bệnh, bạn có thể bị nhiễm virus và nếu bị cắn, muỗi đó có thể cắn người khác rồi lây lan Zika cho gia đình, hàng xóm của bạn.

Tôi có cần phải tránh Zika nếu đang cố gắng thụ thai không?

Có. CDC khuyến cáo không nên đi đến các khu vực nơi Zika bị lây lan nếu bạn đang cố gắng để thụ thai.

Nếu bạn hoặc bạn tình đã tiếp xúc với Zika, các cơ quan y tế khuyên nên đợi rồi mới cố gắng thụ thai - bằng cách sử dụng bao cao su hoặc không quan hệ tình dục.

Các triệu chứng của Zika là gì?

Hầu hết những người bị nhiễm Zika đều không có triệu chứng. Nếu bạn có các triệu chứng, thì có thể bao gồm phát ban, sốt, đau khớp và đau mắt đỏ (viêm kết mạc). Ít phổ biến hơn là đau cơ, đau đầu, đau đằng sau mắt và nôn mửa. Triệu chứng có xu hướng kéo dài đến một tuần.

Hai loại virut khác gây ra bệnh sốt dengue (sốt xuất huyết) và chikungunya, cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự.

Các chuyên gia cũng đang điều tra xem liệu Zika có thể gây ra hội chứng Guillain-Barré, một rối loạn hiếm gặp gây suy nhược cơ mà thường biến mất trong vòng vài tháng hay không. Cho đến nay, chỉ có một số ít người nhiễm Zika đã bị bệnh này.

Tôi có thể được kiểm tra Zika không?

Vào thời điểm này, CDC đang đề nghị xét nghiệm xem liệu bạn đã tiếp xúc với Zika hay chưa (thông qua du lịch hoặc tình dục) và bạn có phát triển các triệu chứng của Zika hay không (phát ban, sốt, đau khớp, hoặc đỏ mắt).

Bạn cũng có thể được xét nghiệm trong thời kỳ mang thai nếu bạn sống hoặc đi du lịch thường xuyên đến khu vực mà Zika đang được lây truyền qua muỗi.

Việc kiểm tra có thể phức tạp và tốn kém. Nếu bạn đủ điều kiện, bác sĩ có thể lấy mẫu máu hoặc nước tiểu và gửi đến phòng thí nghiệm. Mẫu của bạn có thể cần phải được kiểm tra theo ba cách khác nhau để xác định xem bạn đã tiếp xúc với Zika hay chưa, và sau vài tuần bạn mới nhận được kết quả cuối cùng.

Mất bao lâu để Zika ra khỏi cơ thể?

Không ai biết được điều này nhưng các cơ quan y tế tin rằng virut sẽ ra khỏi cơ thể bạn trong vòng sáu tháng sau khi bị nhiễm bệnh lần đầu tiên. Sau khi đã ra khỏi cơ thể, Zika không được cho là nguyên nhân gây nguy cơ phát triển dị tật bẩm sinh trong những lần mang thai tiếp theo trong tương lai. Và một khi bạn đã bị nhiễm Zika, có thể bạn sẽ có miễn dịch với virut này, nghĩa là bạn không thể bị nhiễm lại. Nhưng các nhà nghiên cứu không chắc chắn thời gian miễn dịch sẽ kéo dài bao lâu.

Cách điều trị virut Zika?

Không có thuốc điều trị Zika. Nếu bạn được chẩn đoán nhiễm Zika trong thời kỳ mang thai, bác sĩ có lẽ sẽ yêu cầu siêu âm thêm để kiểm tra sự phát triển của em bé.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể gợi ý điều trị các triệu chứng của bạn theo những cách sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Dùng acetaminophen để giảm sốt và đau. (Không dùng NSAIDS như ibuprofen hoặc aspirin)

Có vắc xin chủng ngừa Zika không?

Không có vắc xin để ngăn ngừa Zika. Các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia đang làm việc để tạo ra một loại vắc xin như vậy, nhưng có thể sẽ mất nhiều năm trước khi có được một loại văcxin phòng Zika.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: virut zika mang thai
Tin liên quan
Mang thai ở độ tuổi 20
Mang thai ở độ tuổi 20

Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.

Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30
Câu chuyện hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 30

Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30

Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40
Câu chuyện về hai phụ nữ mang thai tuổi 40

Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40

Câu chuyện mang thai tuổi 20
Câu chuyện mang thai tuổi 20

Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn có đúng không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2020 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3225 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1252 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có sao không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  891 lượt xem

- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây