Trị hăm tã cho trẻ sơ sinh bằng dầu dừa
Hăm tã là một dạng viêm da xảy ra ở những vùng da mặc tã (bỉm) như bụng dưới, bẹn, đùi và mông, có biểu hiện là mảng da mẩn đỏ và nguyên nhân thường là do tã ướt, không thay tã thường xuyên, da nhạy cảm và cọ xát nhiều với tã.
Thoa dầu dừa có thể làm dịu vết hăm tã, giảm mẩn đỏ, ngứa và đau rát. Dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm da và chữa lành vết thương.
Trị hăm tã bằng dầu dừa có hiệu quả không?
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đánh giá tác dụng trị hăm tã của dầu dừa. Tuy nhiên, dầu dừa có thể làm giảm viêm da, ngứa và kích ứng. Dầu dừa còn tạo thành một lớp hàng rào bảo vệ da khỏi bị nhiễm trùng trong thời gian vết hăm tã lành lại.
Một số nghiên cứu còn cho thấy dầu dừa giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương. (1)
Mặc dù cần nghiên cứu thêm về tác dụng của dầu dừa đối với hăm tã nhưng dầu dừa có nhiều đặc tính có lợi cho da và những đặc tính này có thể phần nào ngăn ngừa và điều trị hăm tã.
Dầu dừa có an toàn cho da trẻ sơ sinh không?
Dầu dừa lành tính đối với cả làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, không nên thoa quá nhiều dầu dừa lên da. Vì có nguồn gốc tự nhiên nên có thể sử dụng dầu dừa trong thời gian dài nhưng phải ngừng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có dấu hiệu kích ứng hay dị ứng. Tốt nhất nên thử thoa dầu dừa lên một vùng da nhỏ trước khi thoa rộng ra để điều trị hăm tã.
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa
Trước tiên cần lau rửa sạch vùng da bị hăm tã và chờ cho da khô. Sau đó bôi khoảng 1 thìa cà phê dầu dừa lên vùng da cần điều trị.
Nếu dầu dừa đông lại thì cần đặt bát đựng dầu dừa vào nước ấm hoặc xoa dầu giữa hai lòng bàn tay để làm chảy dầu. Nếu ngâm trong nước ấm thì phải kiểm tra nhiệt độ của dầu trước khi thoa lên da bé để tránh gây bỏng. Không nên cho dầu dừa vào lò vi sóng.
Sau khi thoa dầu dừa, chờ cho da khô hoàn toàn trước khi mặc tã mới. Có thể thoa dầu dừa vài lần trong ngày.
Điều quan trọng là phải chọn mua dầu dừa nguyên chất. Dầu dừa tinh luyện có thể chứa các chất hóa học gây hại cho làn da mỏng manh của trẻ.
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể kết hợp dầu dừa với các loại tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu hoa cúc để trị hăm tã. Hoặc cũng có thể mua các loại kem trị hăm tã có chứa thành phần dầu dừa và oxit kẽm.
Bao lâu sẽ có tác dụng?
Hăm tã thường khỏi sau vài ngày. Tình trạng mẩn đỏ do hăm tã sẽ giảm sau một vài lần thoa dầu dừa. Tuy nhiên, không phải khi nào dầu dừa cũng có hiệu quả trị hăm tã. Nếu sau vài ngày sử dụng dầu dừa mà tình trạng hăm tã vẫn không đỡ thì nên thử các phương pháp khác.
Các cách trị hăm tã
Khi trẻ bị hăm tã, việc cần làm là phải kiểm soát tình trạng viêm da và ngăn da bị tổn thương nặng thêm. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lành da và giảm cảm giác khó chịu cho trẻ.
Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa và trị hăm tã:
- Thay tã cho trẻ thường xuyên và thay ngay khi tã bị ướt hoặc bẩn.
- Giữ cho vùng mặc tã luôn khô ráo và sạch sẽ. Nhẹ nhàng lau sạch da cho trẻ mỗi lần thay tã.
- Để vùng da bị hăm tã khô hoàn toàn mới thoa dầu dừa.
- Rửa tay thật sạch trước và sau khi thay tã.
- Không nên cho trẻ mặc tã (bỉm) suốt cả ngày mà thi thoảng nên tháo tã và cho trẻ mặc quần áo mềm mại, thoải mái. Điều này sẽ giúp vùng mặc tã được thoáng khí, nhờ đó giúp da lành nhanh hơn khi bị hăm tã.
- Chọn những loại bỉm có khe hở để không khí có thể đi vào bên trong tã và giữ cho da bé không bị ẩm ướt.
- Không mặc tã (bỉm) quá chật. Nếu trẻ bị hăm tã nặng hoặc thường xuyên bị hăm tã thì nên tăng kích cỡ bỉm.
- Sử dụng nước lã hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để làm sạch vùng quấn tã. Phải hết sức nhẹ nhàng khi vệ sinh khu vực này.
- Không được chà xát vùng quấn tã sau khi tắm và khi thay tã mà chỉ dùng khăn bông thấm nhẹ để làm khô da.
- Không sử dụng các sản phẩm có thành phần nước hoa trên da bé, chẳng hạn như nước giặt xả và khăn ướt có mùi thơm. Chú ý theo dõi phản ứng da mỗi khi bắt đầu dùng một sản phẩm mới.
- Không nên sử dụng phấn rôm.
- Chọn quần áo bằng chất liệu vải tự nhiên, chẳng hạn như cotton để giữ cho vùng mặc tã khô ráo, thoáng mát.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nếu tình trạng hăm tã của trẻ không đỡ sau vài ngày điều trị hoặc trẻ thường xuyên bị hăm tã thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị.
Ngoài ra, cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu có các biểu hiện sau:
- Sốt
- Nổi mụn nước hoặc loét ở vùng hăm tã
- Chảy mủ hoặc dịch
- Chảy máu
- Trẻ khóc quấy dữ dội
- Vùng hăm tã bị sưng tấy
Tóm tắt bài viết
Hăm tã là một vấn đề phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường có thể dễ dàng điều trị được tại nhà. Có nhiều cách tự nhiên để trị hăm tã, chẳng hạn như dùng dầu dừa.
Khi sử dụng dầu dừa để trị hăm tã, bố mẹ cần theo dõi phản ứng của da và ngừng sử dụng ngay khi nhận thấy da bé bị kích ứng hoặc dị ứng.
Nếu trẻ bị hăm tã thường xuyên hoặc tình trạng hăm tã không đỡ sau vài ngày điều trị thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và kháng thể mà em bé cần. Và khi bạn bị tiểu đường thai kỳ, có những lợi ích bổ sung liên quan đến việc cho con bú.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.
- 1 trả lời
- 1213 lượt xem
Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 636 lượt xem
Bé nhà em khi được 6 tuần 2 ngày tuổi thì tai bị chảy dịch màu vàng nhạt khiến 2 tai bị ửng đỏ lên. Em cho đi khám thì bác sĩ kết luận bị viêm tai giữa và còn bị chàm da nữa. Bác sĩ đã kê thuốc để bôi bên ngoài nhưng nay bé được 8 tuần 3 ngày tuổi thì đã khỏi chàm da, còn trong tai vẫn bị chảy ít dịch. Nếu ko lau thì nó khô lại như ráy tai bên ngoài. Em có thể vệ sinh tai cho bé bằng nước muối sinh lý không ạ? Em cho bé bú trực tiếp hoàn toàn bằng sữa mẹ ạ.
- 1 trả lời
- 1035 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 729 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có nên làm sạch tai bé bằng tăm bông không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 5746 lượt xem
Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?