1

Tại sao lại có cảm giác buồn tiểu khi nằm?

Buồn tiểu khi nằm là hiện tượng phổ biến mà nhiều người gặp phải nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn.
Tại sao lại có cảm giác buồn tiểu khi nằm? Tại sao lại có cảm giác buồn tiểu khi nằm?

Khi bạn nằm xuống, chất lỏng tích tụ ở chân sẽ lưu thông khắp cơ thể dễ dàng hơn so với khi đứng. Lượng chất lỏng này được lọc tai thận và sau đó chảy vào bàng quang. Các bệnh lý làm suy yếu hệ tuần hoàn, chẳng hạn như suy tim sung huyết hoặc tiểu đường, có thể gây tích tụ quá nhiều chất lỏng ở chân và khi nằm xuống, bàng quang sẽ đầy nhanh hơn.

Nhiều người phải đi tiểu nhiều lần khi đi ngủ vào ban đêm, tình trạng này được gọi là tiểu đêm và xảy ra phổ biến hơn ở người có tuổi. Ước tính 50% người trên 60 tuổi bị tiểu đêm. Tiểu đêm không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh lý. Những người bị béo phì có nguy cơ mắc chứng tiểu đêm cao gấp 2 - 3 lần so với người có cân nặng khỏe mạnh.

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng buồn tiểu khi nằm.

Nguyên nhân gây buồn tiểu khi nằm

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Khoảng 40 đến 60% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất một lần trong đời.

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gồm có đau ở vùng bụng dưới, buồn tiểu liên tục và đau khi đi tiểu.

Nằm xuống có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng lại cũng có thể làm tăng một số triệu chứng. Một số tư thế nằm gây áp lực lên bàng quang và gây ra cảm giác buồn tiểu.

Những người bị nhiễm trùng bàng quang thường cảm thấy buồn tiểu nhiều hơn vào ban đêm. Do ban đêm ít yếu tố bên ngoài gây phân tán sự tập trung hơn so với ban ngày nên vào ban đêm, chúng ta chú ý nhiều hơn đến cảm giác của cơ thể, bao gồm cả cảm giác buồn tiểu.

Tích nước

Tích nước ở chân có thể góp phần gây ra cảm giác buồn tiểu khi nằm. Khi chuyển từ tư thế đứng sang tư thế nằm, chất lỏng ở phần dưới cơ thể có thể dễ dàng đi vào hệ tuần hoàn, sau đó là thận và bàng quang.

Các nguyên nhân có thể gây tích nước nhẹ ở chân gồm có:

  • Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài
  • Ăn nhiều muối
  • Mang thai
  • Một số loại thuốc
  • Đang trong giai đoạn tiền kinh nguyệt

Phù chân có thể là triệu chứng của các bệnh lý như:

  • Bệnh thận
  • Xơ gan
  • Suy tim sung huyết
  • Tổn thương mạch máu
  • Các vấn ảnh hưởng đến hệ bạch huyết
  • Thiếu protein

Bệnh tim mạch

Có tới 50% người bị suy tim mắc chứng tiểu không tự chủ hoặc bàng quang tăng hoạt. Một số loại thuốc dùng để điều trị suy tim như thuốc lợi tiểu cũng có thể làm tăng tần suất đi tiểu.

Ở những người bị suy tim, cơ thể không thể loại bỏ chất lỏng tích tụ ở chân một cách hiệu quả do chức năng tim suy yếu. Nhưng khi nằm xuống, tim không còn phải làm việc nhiều để chống lại trọng lực và chất lỏng tích tụ ở chân có thể lưu thông khắp cơ thể. Chất lỏng sau khi được lọc ở thận và chảy vào bàng quang sẽ gây buồn tiểu.

Bệnh tiểu đường

Một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là đi tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là do khi lượng đường trong máu ở mức cao, thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa. Điều này khiến cho người bệnh buồn tiểu liên tục. Bệnh tiểu đường có thể đi kèm một số bệnh lý gây sưng phù ở phần dưới cơ thể và tình trạng này dẫn đến cảm giác buồn tiểu khi nằm.

Những bệnh lý này gồm có:

  • Béo phì
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh thận
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Tuần hoàn kém

Bệnh tiểu đường còn có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Một nghiên cứu vào năm 2014 đã so sánh 89.790 cặp người tham gia mắc và không mắc bệnh tiểu đường và nhận thấy rằng những người mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ bị nhiễm trùng bàng quang cao hơn 65% so với nhóm không bị tiểu đường.

Nguyên nhân ở phụ nữ

Ở phụ nữ, cảm giác buồn tiểu khi nằm xuống có thể là do những nguyên nhân sau đây.

Tăng kích thước tử cung hoặc buồng trứng

  • Một số nguyên nhân có thể làm tăng kích thước tử cung hoặc buồng trứng gồm có:
  • Mang thai
  • U xơ
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Ung thư

Tử cung tăng kích thước có thể chèn ép lên bàng quang và gây buồn tiểu. Khi nằm ở tư thế gây áp lực lên bàng quang, cảm giác buồn tiểu sẽ càng tăng lên.

Sinh thường

Mang thai và sinh thường đều có thể dẫn đến rối loạn chức năng sàn chậu và các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu không tự chủ. Rối loạn chức năng sàn chậu có thể xảy ra ngay sau khi sinh hoặc phải nhiều năm sau khi sinh mới xảy ra.

Cũng giống như các nguyên nhân khác ở trên, nằm ở một số tư thế nhất định có thể gây áp lực lên bàng quang và làm tăng cảm giác buồn tiểu.

Nguyên nhân ở nam giới

Hai bệnh lý dưới đây có thể làm tăng cảm giác buồn tiểu khi nằm ở nam giới.

Phì đại tuyến tiền liệt

Phì đại tuyến tiền liệt, hay còn được gọi là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, là một tình trạng phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi và đa phần không nghiêm trọng. Tuyến tiền liệt phì đại có thể chèn ép lên bàng quang và dẫn đến cảm giác buồn tiểu thường xuyên hoặc không thể làm trống bàng quang hoàn toàn khi đi tiểu.

Nằm ở một số tư thế nhất định có thể gây áp lực lên tuyến tiền liệt và bàng quang, dẫn đến tăng buồn tiểu.

Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt và vùng mô xung quanh bị viêm. Viêm tuyến tiền liệt chủ yếu xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 30 đến 50. Viêm tuyến tiền liệt có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc phát triển từ từ và kéo dài (mạn tính).

Một triệu chứng thường gặp của viêm tuyến tiền liệt là đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm và không thể làm trống hoàn toàn bàng quang khi đi tiểu. Nằm ở một số tư thế nhất định có thể làm tăng cảm giác buồn tiểu.

Khi nào cần đi khám?

Bạn nên đi khám khi nhận thấy những thay đổi bất thường về thói quen tiểu tiện như đau buốt khi đi tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân. Đi tiểu nhiều lần hoặc đau buốt khi đi tiểu có thể là triệu chứng ban đầu của các bệnh lý như bệnh tuyến giáp hoặc tiểu đường.

Điều trị

Có nhiều nguyên nhân gây cảm giác buồn tiểu khi nằm và mỗi nguyên nhân cần điều trị bằng cách khác nhau.

Nguyên nhân Điều trị
Nhiễm trùng đường tiết niệu - Thuốc kháng sinh
Tích nước

- Điều trị nguyên nhân gốc rễ

- Thuốc lợi tiểu
– Vớ y khoa
– Ăn ít muối

Bệnh tim mạch

- Thuốc
- Phẫu thuật

- Thay đổi lối sống

Bệnh tiểu đường – Insulin (đối với tiểu đường type 1)
- Thuốc
Tăng kích thước buồng trứng - Điều trị nguyên nhân gốc rễ
- Phẫu thuật
Rối loạn chức năng sàn chậu

– Bài tập Kegel

– Phẫu thuật
– Dùng thuốc

Phì đại tuyến tiền liệt – Dùng thuốc
– Phẫu thuật
Viêm tuyến tiền liệt - Thuốc kháng sinh
- Thuốc chẹn alpha

Tóm tắt bài viết

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn tiểu khi nằm thì nguyên nhân có thể là do phần dưới cơ thể bị sưng phù. Chất lỏng tích tụ ở chân sẽ dễ dàng lưu thông khắp cơ thể hơn khi chuyển từ tư thế đứng sang tư thế nằm. Sưng phù chân có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ngoài ra, các vấn đề về đường tiết niệu cũng có thể gây buồn tiểu liên tục. Nằm ở một số tư thế nhất định sẽ gây áp lực lên bàng quang và điều này làm tăng tần suất buồn tiểu.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: tại sao, cảm giác
Tin liên quan
Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?
Tiểu són do tiểu không hết bãi là gì và điều trị như thế nào?

Tiểu són do tiểu không hết bãi là xảy ra phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Gần một nửa số người bị vấn đề này là người trên 65 tuổi.

Són tiểu cấp kỳ là gì?
Són tiểu cấp kỳ là gì?

Mặc dù són tiểu cấp kỳ là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng phụ nữ và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc phải cao nhất.

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.

Nguyên nhân gây bí tiểu và các cách điều trị
Nguyên nhân gây bí tiểu và các cách điều trị

Bí tiểu có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và mỗi một nguyên nhân cần có phương pháp điều trị khác nhau.

Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị
Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị

Tiểu ngập ngừng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên bị tiểu ngập ngừng thì nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây