1

Tiểu ra máu có phải dấu hiệu của ung thư bàng quang?

Một trong những triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang là tiểu ra máu (đái máu). Tuy nhiên, không phải ai bị ung thư bàng quang cũng gặp triệu chứng này và nước tiểu có máu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang.
Tiểu ra máu có phải dấu hiệu của ung thư bàng quang? Tiểu ra máu có phải dấu hiệu của ung thư bàng quang?

Ung thư bàng quang là gì?

Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào trong hoặc xung quanh bàng quang trở nên bất thường và phát triển mất kiểm soát. Bàng quang là cơ quan có chức năng chứa nước tiểu.

Một trong những triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang là tiểu ra máu hay còn được gọi là đái máu. Máu khiến cho nước tiểu có màu hồng, đỏ nhạt, cam hoặc nâu đỏ.

Mặc dù đây là một triệu chứng phổ biến của ung thư bàng quang nhưng còn rất nhiều bệnh lý khác cũng có triệu chứng này. Và không phải ai mắc bệnh ung thư bàng quang cũng bị tiểu ra máu ở giai đoạn đầu.

Đọc tiếp bài viết dưới đây để tìm hiểu cách nhận biết triệu chứng tiểu ra máu do ung thư bàng quang, các triệu chứng khác của ung thư bàng quang và khi nào cần đi khám.

Tại sao ung thư bàng quang gây tiểu ra máu?

Sở dĩ ung thư bàng quang gây tiểu ra máu là do khối u làm vỡ mạch máu trong bàng quang và dẫn đến rò rỉ máu vào nước tiểu.

Khối u nhỏ mới bắt đầu phát triển có các mạch máu mỏng manh và rất dễ bị vỡ. Đó là lý do tại sao tiểu ra máu là triệu chứng ban đầu phổ biến của bệnh ung thư bàng quang.

Ở giai đoạn này, nước tiểu có thể chỉ có một lượng máu rất nhỏ và không nhìn thấy được bằng mắt thường mà chỉ có thể phát hiện khi phân tích mẫu nước tiểu (được gọi là đái máu vi thể).

Khi khối u phát triển, nó sẽ làm vỡ mạch máu ở cả vùng mô xung quanh. Lúc này, lượng máu rò rỉ vào nước tiểu tăng lên, khiến nước tiểu chuyển màu hồng, đỏ hoặc sẫm màu hơn bình thường. Tình trạng này được gọi là đái máu đại thể.

Các loại đái máu do ung thư bàng quang

Đái máu được chia thành đái máu vi thể và đái máu đại thể. Đái máu vi thể có nghĩa là nước tiểu có máu nhưng lượng máu chỉ rất nhỏ, không làm thay đổi màu nước tiểu hoặc chỉ có sự thay đổi nhẹ, không thể phát hiện bằng mắt thường.

Triệu chứng tiểu ra máu sẽ rõ ràng hơn khi người bệnh bị đái máu đại thể. Lúc này lượng máu đủ nhiều để khiến nước tiểu chuyển màu, có thể là hồng, đỏ hoặc nâu đỏ.

Người bệnh cũng có thể nhận thấy có cục máu đông nhỏ màu đỏ sẫm hoặc nâu trong nước tiểu nếu bị đái máu nghiêm trọng. Điều này là do máu ứ đọng trong bàng quang tích tụ lại và sau đó ra ngoài theo nước tiểu. Cục máu đông trong nước tiểu thường xảy ra kèm triệu chứng đau ở khu vực bàng quang hoặc lưng dưới.

Ăn một số loại thực phẩm, chẳng hạn như củ dền cũng có thể làm thay đổi màu nước tiểu. Những thay đổi này chỉ diễn ra trong vài ngày và sẽ tự hết khi không ăn loại thực phẩm đó nữa. Nếu hiện tượng nước tiểu có màu bất thường kéo dài thì nên đi khám. Đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, trong đó có ung thư bàng quang.

Tiểu ra máu có gây đau không?

Tiểu ra máu không gây đau. Tuy nhiên, người bệnh có thể bị đau nếu nước tiểu có cục máu đông. Tiểu ra máu cũng có thể đi kèm đau đớn nếu đó là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang. Cơn đau có thể xảy ra ở các vị trí như:

  • Một hoặc cả hai bên thân dưới
  • Vùng chậu
  • Lưng dưới khi ngồi và đứng
  • Bụng dưới bên phải hoặc bên trái

Có phải ai bị ung thư bàng quang cũng bị tiểu ra máu?

Không phải ai mắc bệnh ung thư bàng quang cũng bị tiểu ra máu ở giai đoạn đầu. Nhiều người bị ung thư bàng quang giai đoạn đầu không gặp bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị tiểu máu vi thể. Do nước tiểu chỉ có một lượng máu rất nhỏ nên người bệnh không phát hiện sự thay đổi bất thường.

Nhưng khi ung thư phát triển và lan rộng bên trong cũng như ra bên ngoài bàng quang, tình trạng vỡ mạch máu khối u và vùng mô xung quanh sẽ làm tăng lượng máu rò rỉ vào nước tiểu và làm cho nước tiểu đổi màu. Triệu chứng này thường xảy ra trước khi có các triệu chứng phổ biến khác.

Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư bàng quang và cũng là một trong những triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Một nghiên cứu vào năm 2018 trên 134.000 người trưởng thành ở Đan Mạch cho thấy tiểu ra máu là một trong những yếu tố dự báo quan trọng nhất của bệnh ung thư bàng quang trong vòng 5 năm kể từ khi triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên. (1)

Các triệu chứng khác của ung thư bàng quang

Tiểu ra máu chỉ là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang.

Các triệu chứng khác mà người bệnh cần lưu ý khi phát hiện nước tiểu có máu gồm có:

  • Mệt mỏi
  • Sụt cân đột ngột không rõ lý do
  • Đau nhức xương
  • Đau khi đi tiểu
  • Tiểu nhiều lần
  • Thường xuyên buồn tiểu đột ngột, dữ dội
  • Tiểu không tự chủ (són tiểu)
  • Đau bụng
  • Đau lưng dưới

Khi nào cần đi khám?

Hãy đi khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Nước tiểu có máu, đặc biệt là có cục máu đông (có dạng những cục nhỏ màu đỏ sẫm)
  • Đau đớn dữ dội khi đi tiểu
  • Buồn tiểu mà không thể đi được
  • Bị tiểu không tự chủ thường xuyên
  • Cân nặng đột ngột giảm đáng kể
  • Đau dữ dội ở lưng dưới hoặc bụng
  • Thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, không có sức lực

Tóm tắt bài viết

Ung thư bàng quang không phải lúc nào cũng gây tiểu ra máu. Đôi khi, nước tiểu chỉ có một lượng máu nhỏ và không có bất kỳ sự thay đổi rõ rệt nào. Tuy nhiên, máu trong nước tiểu thường là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư bàng quang. Triệu chứng này tiểu ra máu xuất hiện trước khi người bệnh bị đau, thay đổi thói quen tiểu tiện và các triệu chứng khác.

Mặc dù máu trong nước tiể không phải lúc nào cũng chỉ ra bệnh ung thư bàng quang nhưng nên đi khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào về màu nước tiểu, đặc biệt là khi những thay đổi này kéo dài. Đó có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: ung thư bàng quang
Tin liên quan
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Hóa trị trong bàng quang: Hiệu quả và rủi ro
Hóa trị trong bàng quang: Hiệu quả và rủi ro

Hóa trị trong bàng quang được sử dụng chủ yếu để điều trị ung thư bàng quang không xâm lấn cơ, nguy cơ thấp đến trung bình. Ung thư bàng quang không xâm lấn cơ có nghĩa là ung thư chưa lan vào các lớp bên trong của thành bàng quang và chưa lan ra khỏi bàng quang đến các bộ phận khác của cơ thể. Loại ung thư này phát triển khá chậm.

Hiểu về viêm bàng quang mạn tính
Hiểu về viêm bàng quang mạn tính

Viêm bàng quang mạn tính hay còn gọi là viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang) là tình trạng bàng quang bị viêm tái phát nhiều lần hoặc kéo dài dai dẳng, gây triệu chứng căng tức, đau đớn hoặc nóng rát ở vùng chậu và đi tiểu nhiều lần. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt
Những điều cần biết về bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là vấn đề rất khó kiểm soát và có ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt thường ngày, dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như là tác động tiêu cực đến tâm lý của người mắc phải.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây