1

Quả vải: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Quả vải có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
Quả vải: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe Quả vải: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Vải (lychee) là một loại trái cây nhiệt đới, mọc thành chùm và thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Các loại trái cây khác cũng thuộc họ này còn có chôm chôm và nhãn.

Vải được trồng ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt đới trên khắp thế giới nhưng chủ yếu là ở Đông Nam Á và Trung Quốc.

Quả vải có vỏ màu đỏ hồng, sần sùi, không ăn được, thịt quả có màu trắng, mọng nước và hạt màu đen.

Vải có vị ngọt, một số giống còn hơi chua và thường được ăn tươi hoặc chế biến thành các món như chè, trà trái cây, rượu, thạch, sấy khô,…

Loại quả này có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng

Quả vải gồm có chủ yếu là nước và carb với tỷ lệ lần lượt là 82% và 16.5% khối lượng quả.

100 gram vải tươi cung cấp các chất dinh dưỡng sau đây: (1)

  • Lượng calo: 66 calo
  • Protein: 0.8 gram
  • Carb: 16.5 gram
  • Đường: 15.2 gram
  • Chất xơ: 1.3 gram
  • Chất béo: 0.4 gram

Carb và chất xơ

Ngoài nước, quả vải có thành phần chính là carb.

Một quả vải (tươi hoặc khô) chứa 1.5 – 1.7 gram carb.

Phần lớn carb trong vải là đường nên loại quả này có vị ngọt. Vải tương đối ít chất xơ.

Vitamin và các khoáng chất

Vải là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác nhau, gồm có:

  • Vitamin C: là loại vitamin chính trong vải. Một quả vải đáp ứng khoảng 9% lượng tiêu thụ vitamin C khuyến nghị hàng ngày (RDI).
  • Đồng: vải là một loại quả chứa nhiều đồng. Sự thiếu hụt đồng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
  • Kali: là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tóm tắt: Quả vải có thành phần chủ yếu là nước và carb, phần lớn lượng carb là đường. So với nhiều loại trái cây khác, vải có hàm lượng chất xơ thấp nhưng chứa nhiều vitamin C và cung cấp một lượng đồng cùng với kali cho cơ thể.

Các hợp chất thực vật trong quả vải

Giống như các loại trái cây khác, vải có chứa một số hợp chất thực vật chống oxy hóa.

Vải đã được chứng minh là có hàm lượng hợp chất chống oxy hóa polyphenol cao hơn so với một số loại trái cây phổ biến khác.

Hai hợp chất chống oxy hóa chín trong quả vải gồm có:

  • Epicatechin: là một loại flavonoid giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ ung thư, bệnh tiểu đường.
  • Rutin: một loại flavonoid khác có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mãn tính, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch.

Oligonol

Oligonol là hỗn hợp các chất chống oxy hóa (proanthocyanidin) được chiết xuất từ quả vải và trà xanh.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng oligonol có công dụng làm giảm mỡ bụng, mệt mỏi và phản ứng viêm trong cơ thể.

Tuy nhiên, hợp chất này không có tự nhiên trong quả vải.

Tóm tắt: Giống như hầu hết các loại trái cây và rau củ khác, vải là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa và hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe, gồm có epicatechin và rutin. Các chất chống oxy hóa trong quả vải được chiết xuất và tạo thành hợp chất oligonol với nhiều lợi ích khác nhau.

Các lợi ích cho sức khỏe

Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về quả vải nhưng nói chung, ăn nhiều trái cây và rau củ trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.

Quả vải có chứa một số khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như kali, đồng, vitamin C, epicatechin và rutin. Các chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. (2, 3)

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ ​​vải thiều có tác dụng chống lại bệnh ung thư gan.

Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác nhận những lợi ích của quả vải đối với sức khỏe.

Tóm tắt: Quả vải chứa một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe.

Tác hại

Khi ăn ở mức độ vừa phải và kết hợp với các loại thực phẩm lành mạnh khác, vải không gây ra bất kỳ tác hại nào đến sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là những người bị bệnh tiểu đường vì vải chứa một lượng đường khá lớn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy vải có liên quan đến chứng viêm não ở khu vực Nam Á, đặc biệt là Đông Nam Á.

Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng khẳng định chắc chắn vải là nguyên nhân gây bệnh nhưng các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng độc tố hypoglycin A trong quả vải có thể góp phần gây tổn hại đến não ở một số người. Cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để đưa ra kết luận chính xác.

Ngoài ra, vải có thể gây phản ứng dị ứng tương tự như một số loại thực phẩm khác.

Tóm tắt: Nói chung, ăn vải không gây hại gì cho sức khỏe nếu ăn ở mức độ vừa phải.

Tóm tắt bài viết

Vải là một loại trái cây nhiệt đới với hương vị thơm ngon và là nguồn cung cấp vitamin C cùng với một số chất chống oxy hóa. Nhờ đó mà vải đem lại các lợi ích cho sức khỏe như cải thiện sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: quả vải
Tin liên quan
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe
Đậu Phộng: Giá Trị Dinh Dưỡng, Lợi Ích Và Tác Hại Đối Với Sức Khỏe

Đậu phộng rất giàu protein, chất béo và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy đậu phộng thậm chí còn có ích cho việc giảm cân và giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Quả dâu tằm: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Quả dâu tằm: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Dâu tằm giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh mạn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây