1

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi dưới - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

Ghi điện cơ là phương pháp thăm dò được sử dụng để nghiên cứu phản ứng điện  của thần kinh và cơ, đánh giá sự mất phân bố thần kinh của cơ. Tốt hơn là được sử dụng  để chẩn đoán điện ở ngoại biên. Điện cơ để thăm dò nhưng cũng để đo tốc độ dẫn  truyền vận động và cảm giác. 

II. CHỈ ĐỊNH 

Chẩn đoán các tổn thương cơ do thần kinh, do bệnh cơ hoặc các bệnh lý khác: 

  •  Chẩn đoán và tiên lượng tổn thương dây thần kinh do chấn thương (chấn  thương cột tủy, chấn thương dây thần kinh).  
  •  Chẩn đoán hoặc khẳng định những nghi ngờ bệnh lý thần kinh ngoại biên (do  tăng ure huyết, do rối loạn chuyển hóa hoặc miễn dịch, do đái tháo đường..). 
  •  Chẩn đoán phân biệt những triệu chứng than phiền (đau ở chi, yếu chi, mỏi,  chuột rút, bồn chồn, rối loạn cảm giác da, dị cảm..).  
  •  Định khu những tổn thương thần kinh cục bộ hoặc do chèn ép (hội chứng ống  cổ tay, cổ chân, ép rễ thần kinh), viêm dây thần kinh, bệnh thần kinh vận động, bệnh  đơn dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Khi đo tốc độ dẫn truyền có thể không làm khi bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc  chống đông. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

01 bác sĩ, 01 kỹ thuật viên (KTV). 

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc 

Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.

− Máy điện cơ có đủ dây dẫn và bản điện cực. Hệ thống dây đất.  

3. Người bệnh 

Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi ghi điện cơ. 

4. Hồ sơ bệnh án 

Cần ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Kiểm tra hồ sơ 

Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh. 

2. Kiểm tra người bệnh 

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy (đã được cài đặt sẵn các thông  số như tốc độ quét, độ phóng đại, giới hạn tần số cao và thấp). 

3. Thực hiện kỹ thuật 

3.1. Mắc điện cực  

- Để tránh hiện tượng dẫn truyền bị ức chế do cực dương, nên để cực âm hướng về  phía cặp điện cực ghi, và cực dương ở phía xa so với cặp điện cực ghi hoặc điện cực  dương nằm lệch ra ngoài thân dây thần kinh. Dây đất được đặt giữa điện cực ghi và điện  cực kích thích.  

- Đo tốc độ dẫn truyền vận động 

  • Đặt một cặp điện cực ghi bề mặt (dây mác ở cơ duỗi ngắn ở mu bàn chân gần cổ  chân, dây chày tại cơ dạng ngón trong ở hòm trong bàn chân). Điện cực kích thích: đặt  ở thân dây thần kinh ngoại vi của nó (dây chày ở ngay mắt cá trong, dây mác ở cổ chân),  khi kích thích ta có thời gian tiềm tàng vận động ngoại vi. Sau đó kích thích chính dây  thần kinh đó ở phía trên (dây chày, dây mác ở đầu gối).  

− Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: dây mác nông điện cực kích thích đặt ở mặt  ngoài cẳng chân, điện cực ghi ở mu bàn chân.  

3.2. Cường độ kích thích 

Thường dùng xung điện một chiều kéo dài 0,2 - 0,5ms. Cường độ kích thích là  cường độ trên cực đại, thường 120% - 130% của chính nó.  

3.3. Tiến hành 

  •  Đo tốc độ dẫn truyền vận động: tìm thời gian tiềm tàng ngoại vi: dùng thước  dây để đo khoảng cách giữa hai điểm, từ đó tính được tốc độ dẫn truyền vận động, biên  độ của các sóng. 
  •  Đo tốc độ dẫn truyền cảm giác: tìm cường độ kích thích điện cho tới lúc thu  được sóng đáp ứng. Tính tốc độ dẫn truyền cảm giác dựa vào thời gian tiềm tàng cảm  giác và khoảng cách đo được từ điện cực ghi tới điện cực kích thích. Biên độ là biên độ  lớn nhất của sóng cảm giác ghi được.  

VI. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO 

  •  Tình trạng người bệnh sau khi ghi điện cơ đồ. 
  •  Ngày giờ ghi điện cơ đồ. 
  •  Nhận xét kết quả: kết quả thu được có thay đổi tốc độ dẫn truyền vận động,  cảm giác, biên độ đáp ứng, thời gian tiềm tàng ngoại vi của các dây thần kinh có thay  đổi không và nếu có tổn thương thần kinh ngoại biên phải hướng đến ưu thế tổn thương  mất myelin hay tổn thương sợi trục.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi trên - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Đo tốc độ phản xạ Hoffmann và sóng F của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Phản xạ nháy mắt và đo tốc độ dẫn truyền vận động của dây VII ngoại biên - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng biến chứng về thần kinh phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay và cánh tay.

Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên
Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên. Người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  3140 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  804 lượt xem

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Tránh nguy cơ tái phát dị tật ống thần kinh, cần bổ sung acid folic thế nào?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  458 lượt xem

Em mang thai con đầu lòng 14 tuần thì bị sảy vì thai nhi bị dị tật ống thần kinh. Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, bs khuyên em cần bổ sung axit folic gấp 10 lần bình thường (với lượng 4mg/ngày). Vậy, em phải bổ sung liều axit folic như vậy trong bao lâu, trước khi mang bầu ạ?

Trẻ 22 ngày tuổi ngủ hay giật mình thì có ảnh hưởng đến thần kinh của bé không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  674 lượt xem

Em sinh bé nặng 4,1kg. Hiện bé đã được 22 ngày tuổi và nặng 4,8kg. Bé nhà em từ khi sinh ra đến giờ ngủ rất hay giật mình và còn dễ ra mồ hôi nữa. Mặc dù phòng ngủ của bé rất yên tĩnh, cũng không hề có tiếng động nào cả. Ngoài ra bé còn hay vặn mình. Em có cho bé đi khám thì bác sĩ kê bổ sung cho bé Vitamin D3. Em cần làm gì để khắc phục tình trạng trên của bé và việc giật mình có ảnh hưởng đến thần kinh của cháu không ạ?

Ngoài tích cực cho bé bú mẹ, giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế đến nơi đông người thì cần làm gì để trẻ 3 tháng tăng sức đề kháng?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  609 lượt xem

Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Hiện bé đã được 3 tháng, mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, vì em ít sữa nên em buộc phải cho bé bú mẹ kèm thêm sữa ngoài là Nan supreme. Em vẫn ưu tiên cho bé bú mẹ là chính để bé có sức đề kháng từ sữa mẹ. Em nghe nói trẻ khi được 3 - 6 tháng tuổi là sức đề kháng cũng yếu dần, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc hạn chế cho bé đến nơi đông người, vệ sinh sạch sẽ bé và không gian sinh sống, tích cực cho bé bú nhiều sữa mẹ thì em cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế bệnh dịch ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây