1

Đo tốc độ phản xạ Hoffmann và sóng F của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

  • Sóng F (F- Wave): các xung điện truyền trong sợi thần kinh theo hai chiều. Khi  kích thích dây thần kinh, các xung điện truyền tới thân tế bào nằm trong tuỷ sống và  kích thích thân tế bào. Thân tế bào bị kích thích này sẽ hình thành các xung điện truyền  ngược lại trên cùng một dây thần kinh đến các sợi cơ. Đây gọi là sóng F.  
  •  Phản xạ Hoffmann (phản xạ H) là phản xạ đơn của synap thần kinh và thường  chỉ đo được ở vài cơ. Phản xạ H được tạo ra so với kích thích sợi Ia của thần kinh chày  hoặc giữa, đi qua hạch rễ sau, và chuyển qua synap trung tâm đến sừng trước tủy rồi đi  tới cơ theo sợi trục vận động alpha. 

II. CHỈ ĐỊNH 

- Chỉ định đo phản xạ H: 

  •  Phản xạ H là tiêu chuẩn chẩn đoán sớm để chẩn đoán hội chứng Guillain Barre - Gián tiếp chẩn đoán xem có hiện tượng chèn ép tủy trên khoanh tủy chi phối.  
  •  Chẩn đoán bệnh lý rễ S1 (chênh lệch thời gian tiềm 2 bên > 1,5ms), cổ 7. 
  •  Ứng dụng trong du hành trong không gian trong trạng thái không trọng lượng  kéo dài. Điều này có thể làm giảm chức năng vận động của hai chân sau chuyến bay dài  ngày: ứng dụng phản xạ H để nghiên cứu về tính chịu kích thích của tủy sống. 

- Chỉ định đo sóng F: sóng F có thể cho biết tình trạng không những các dây thần  kinh vận động (motor nerves), mà còn cho biết tình trạng của dây thần kinh vận động  gần và sừng trước tủy trong tủy sống. 

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH 

Không. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

01 bác sĩ, 01 kỹ thuật viên (KTV). 

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc 

Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.

3. Người bệnh 

Người bệnh được giải thích về cách tiến hành thủ thuật.  

4. Hồ sơ bệnh án 

Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Kiểm tra hồ sơ 

Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh. 

2. Kiểm tra người bệnh 

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy. 

3. Thực hiện kỹ thuật 

Đo tốc độ.

3.1. Sóng F 

Đặt điện cực tương tự trong đo dẫn truyền vận động nhưng điện cực kích thích  phải để cực âm hướng về gốc chi, còn cực dương ở hướng ngọn dây thần kinh. Cường  độ kích thích trên mức tối đa (120%). Sóng F xuất hiện một cách ngẫu nhiên sau sóng  M (sóng cơ) tại những điểm với các hình dạng khác nhau.  

3.2. Phản xạ Hoffman 

Đặt điện cực ghi ở cơ dép, kích thích điện vào thân dây thần kinh ở hố khoeo, vị  trí đặt điện cực như trong đo dẫn truyền vận động nhưng điện cực âm ở phần gốc (quay  điện cực kích thích 180°). Cường độ kích thích trên tối đa tìm sóng F rồi giảm dần tìm  phản xạ H hoặc cường độ kích thích rất nhỏ tìm phản xạ H rồi tăng dần cho đến phát  hiện sóng F. 

VI. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO 

− Tình trạng người bệnh sau khi ghi điện cơ đồ. 

− Ngày giờ ghi điện cơ đồ. 

− Nhận xét kết quả:  

  • Sóng F: hình dạng khác và thấp hơn sóng M và luôn thay đổi, thường dưới 5%  của M. Nếu thời gian tiềm của sóng F kéo dài một cách bất thường thì có thể đoạn bệnh  lý nằm ở đoạn gốc dây thần kinh, các đám rối thần kinh hoặc rễ trước. Tổn thương đám  rối cánh tay, sóng F tại dây giữa và trụ có thời gian tiềm dài ra và tần số giảm xuống.  Trong hội chứng Guillain Barre giai đoạn sớm thời gian tiềm sóng F kéo dài ra rõ rệt  hoặc mất hẳn thậm chí ngay cả khi dịch tủy bình thường. 
  • Phản xạ H: cường độ thấp, thời gian tiềm không thay đổi, hình dạng gần giống M  và ổn định. Biên độ cao 50%-100% tối đa M. Tăng cường độ kích thích biến mất và  thay bằng F, trên 1,5ms. Phản xạ H ở cơ dép/cơ sinh đôi cẳng chân giúp khả năng khảo  sát tổn thương rễ S1, ở cơ gấp cổ tay quay cho thông tin về dẫn truyền cảm giác hướng  tâm đoạn gần gốc của rễ cổ 6 và 7. Mất phản xạ H là dấu hiệu sớm để chẩn đoán hội  chứng Guillain Barre.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật u rễ thần kinh ngoài màng tủy kèm tái tạo đốt sống bằng đường vào phía sau - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật u ngoài màng cứng tủy sống - rễ thần kinh bằng đường vào phía sau - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi trên - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi dưới - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Điều trị đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng bằng tiêm ngoài màng cứng - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phương pháp kích thích điện thần kinh chày

Có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt, gồm có thay đổi lối sống, dùng thuốc làm giãn cơ bàng quang hay tiêm Botox vào bàng quang. Kích thích điện thần kinh chày qua da (percutaneous tibial nerve stimulation) cũng là một phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt.

Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt
Kích thích điện thần kinh cùng để điều trị bàng quang tăng hoạt

Kích thích điện thần kinh cùng hay điều hòa dây thần kinh cùng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho hội chứng bàng quang tăng hoạt. Trong phương pháp điều trị này, một điện cực được cấy dưới da của người bệnh, điện cực sẽ phát xung điện để kích thích các dây thần kinh xung quanh bàng quang.

HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt
HIệu quả của kích thích điện thần kinh trong điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt là một tình trạng phổ biến có triệu chứng điển hình là tiểu gấp và buồn tiểu liên tục. Người bị bàng quang tăng hoạt còn có thể bị tiểu không tự chủ. Một phương pháp điều trị hội chứng bàng quang tăng hoạt là kích thích điện thần kinh. Đây là phương pháp truyền dòng điện nhẹ qua các dây thần kinh và cơ kiểm soát việc đi tiểu. Điều này có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát bàng quang, nhờ đó giảm triệu chứng bàng quang tăng hoạt.

Phân biệt bàng quang thần kinh và bàng quang tăng hoạt
Phân biệt bàng quang thần kinh và bàng quang tăng hoạt

Bàng quang thần kinh là một thuật ngữ được dùng để chỉ hai vấn đề xảy ra do rối loạn hoạt động của các cơ và dây thần kinh trong bàng quang, đây là các cơ và dây thần kinh kiểm soát khả năng chứa và đào thải nước tiểu.

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro
Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng kích thích điện thần kinh: Hiệu quả và rủi ro

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một vấn đề gây phiền toái. Mặc dù không thể chữa khỏi được nhưng có nhiều cách để kiểm soát các triệu chứng. Nếu đã thử thay đổi thói quen sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai mà tình trạng vẫn không mấy cải thiện thì bạn có thể cân nhắc các giải pháp điều trị khác, gồm có kích thích điện thần kinh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Đang cho trẻ 7 tháng tuổi bú sữa mẹ thì có thể uống thuốc trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  693 lượt xem

Tôi đang chăm con nhỏ được hơn 7 tháng. Bé vẫn đang bú mẹ. Tuy nhiên tôi lại bị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Bác sĩ có kê các loại thuốc: trinopast 75mg và Arcoxia cho tôi uống. Khi đang cho con bú thì tôi có thể uống các loại thuốc này được không? Có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Thai 20 tuần bị nguy cơ cao dị tật ống thần kinh, bác sĩ tư vấn xét nghiệm chọc ối có đúng không ạ?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  2596 lượt xem

Thai em 20w rồi, nhưng xét nghiệm máu lại bị dị tật ống thần kinh (nguy cơ cao), bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm chọc ối, giờ e hoang mang lo lắng quá. Lúc 12 tuần em bị ra huyết phải nằm viện đến 16 tuần. Liệu em có phải chọc ối không ạ, hay chỉ siêu âm cũng thấy dị tật rồi?

Song thai bị giãn thận và bị vấn đề về não, giờ phải làm sao?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  950 lượt xem

Hôm trước em siêu âm thai dưới bác sỹ Giáp Hoàng Anh đã phát hiện bất thường và chỉ định em xuống phụ sản trung ương khám Đây là kết quả ạ ! Giờ em đang lo lắng quá ! Không biết phải làm sao nữa

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2304 lượt xem

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  628 lượt xem

Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây