1

Phản xạ nháy mắt và đo tốc độ dẫn truyền vận động của dây VII ngoại biên - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG

Cung phản xạ: bản chất giống phản xạ giác mạc nhưng có ý nghĩa hơn nhiều vì cho phép ta đánh giá một cách chính xác và tỷ mỷ bằng các con số cụ thể. Cơ chế: kích thích điện vào nhánh VI xung kích thích đi tới nhân dây V, rồi từ nhân dây V đi tới nhân dây VII cùng bên ở hành não gây co cơ mặt cùng bên. Đồng thời có đường dẫn truyền liên hợp từ nhân dây V xuống hành não cùng bên rồi từ đó lại quay lên nhân dây VII cùng bên và đi sang cả bên đối diện.

II. CHỈ ĐỊNH

Chẩn đoán các tổn thương cơ nằm trên cung phản xạ như: u góc cầu tiểu não (nếu chèn ép vào dây V hoặc dây VII), liệt dây VII ngoại biên, tổn thương dây V nhánh trên ổ mắt (trên đường đi của nó), hội chứng Guillain - Barre, viêm đa dây thần kinh mạn tính.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 bác sĩ và 01 kỹ thuật viên (KTV).

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

Vật tư sử dụng trong đo Điện cơ.

3. Người bệnh

  •  Người bệnh cần ăn uống trước khi đo.
  •  Bệnh nhi cần phải có khăn, tã lót đầy đủ.
  •  Người bệnh được thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm thường quy, chuẩn bị tư tưởng, được thông báo và giải thích về cách tiến hành thủ thuật. Hướng dẫn người bệnh phối hợp trong khi ghi điện cơ.

4. Hồ sơ bệnh án

Cần ghi rõ tên tuổi địa chỉ, giới tính, chẩn đoán lâm sàng, ngày giờ ghi điện cơ.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

Người bệnh ở tư thế thư giãn cơ và chuẩn bị máy (đã được cài đặt sẵn các thông số như tốc độ quét, độ phóng đại, giới hạn tần số cao và thấp).

3. Thực hiện kỹ thuật

Đặt điện cực ghi ở cơ vòng mi cả hai bên, khi kích thích điện vào một dây thần kinh trên ổ mắt (chỉ ở một bên), sẽ tạo được hai đáp ứng co cơ tách biệt nhau về thời gian, bao gồm một thành phần sớm (gọi là R1) và thành phần muộn (R2). R1 chỉ có cùng bên với kích thích điện nó giống như là một phản xạ của cầu não. Trong khi đó R2 có cả ở hai bên. Đáp ứng R2 được dẫn truyền thông qua một con đường phức tạp, bao gồm cầu và hành tủy. Với phản xạ nhắm mắt ta khảo sát được dẫn truyền của dây VII, V, và các nhân của chúng cũng như các đường liên hợp trong cầu và hành tủy.

VI. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO

Nhận xét kết quả: R1 có thể mất hoặc thời gian tiềm tàng kéo dài trong phần lớn các bệnh trên riêng hội chứng Wallenberg R2 thường bất thường khi tổn thương hành não bên.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi trên - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Ghi điện cơ đo tốc độ dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh ngoại biên chi dưới - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Chăm sóc mắt ở người bệnh liệt VII ngoại biên (một lần) - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Đo tốc độ phản xạ Hoffmann và sóng F của thần kinh ngoại vi bằng điện cơ - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Phân biệt dị ứng thực phẩm và nhạy cảm với thực phẩm
Phân biệt dị ứng thực phẩm và nhạy cảm với thực phẩm

Nhạy cảm với thực phẩm hay không dung nạp thực phẩm không nguy hiểm đến tính mạng, không phải phản ứng của hệ miễn dịch mà xảy ra do cơ thể không có khả năng xử lý hoặc tiêu hóa thức ăn một cách bình thường.

Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường
Các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Bệnh thần kinh ngoại biên là dạng biến chứng về thần kinh phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể ảnh hưởng đến cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay và cánh tay.

Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên
Điểm khác biệt giữa viêm khớp dạng thấp và bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có thể là một biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên. Người bệnh cũng có thể cần dùng thêm thuốc điều trị bệnh thần kinh ngoại biên.

Rủi ro và biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần
Rủi ro và biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối toàn phần

Phẫu thuật thay khớp gối là một giải pháp điều trị các vấn đề gây đau và giảm chức năng khớp gối, ví dụ như viêm khớp gối. Nhờ y học hiện đại nên loại phẫu thuật này hiện nay rất an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, giống như bất kỳ loại phẫu thuật nào khác, thay khớp gối vẫn có những rủi ro nhất định mà người bệnh cần hiểu rõ trước khi phẫu thuật.

Viêm màng ngoài tim: Nguyên nhân, biến chứng và cach điều trị
Viêm màng ngoài tim: Nguyên nhân, biến chứng và cach điều trị

Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm xảy ra ở lớp mô mỏng, có dạng giống như một chiếc túi rỗng bao xung quanh tim. Viêm màng ngoài tim thường gây ra cơn đau nhói ở ngực. Triệu chứng này xảy ra do các lớp màng ngoài tim bị kích thích cọ xát vào nhau.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền trong gia đình không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  843 lượt xem

- Bác sĩ cho hỏi, các phản ứng nhạy cảm với vắc xin có di truyền từ bố mẹ sang con không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Trẻ đi ngoài có phân nhão kèm dịch nhầy màu đỏ là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Ba ngày gần đây bé nhà em không hiểu sao đi ngoài 3-4 lần/ ngày. Có lúc đi phân bình thường, nhưng có lúc phân lại nhão, có dịch nhầy màu đỏ. Bé như vậy là bị làm sao ạ? Hiện bé đang được 8 tháng 12 ngày tuổi, vẫn ăn, ngủ và chơi bình thường ạ.

Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2499 lượt xem

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1938 lượt xem

Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  754 lượt xem

Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây