Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Các chỉ số tế bào máu phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý hoặc một số bệnh lý của cơ thể, có khả năng cung cấp những bằng chứng sớm nhất về các thay đổi tình trạng sức khỏe và tiến triển bệnh lý.
II. CHỈ ĐỊNH:
Xét nghiệm cơ bản
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: 01 kỹ thuật viên (làm bằng máy).
2. Phương tiện, hoá chất
2.1. Dụng cụ
- Máy đếm tế bào tự động kèm máy in;
- Máy kéo nhuộm tiêu bản tự động;
- Máy lắc ống máu;
- Máy tính và máy in;
- Lam kính;
- Kính hiển vi quang học;
- Máy lập công thức bạch cầu;
- Gạc.
- Mã vạch, giấy in kết quả, sổ nhật ký máy, số lưu kết quả;
- Giá đựng tiêu bản;
- Bút chì đánh dấu, bút dạ ghi số, bút bi vào sổ.
2.2. Hoá chất
- Mẫu chuẩn;
- Hoá chất chạy máy; rửa máy;
- Hoá chất nhuộm lam;
- Dầu soi, cồn tuyệt đối.
3. Mẫu bệnh phẩm: 2ml máu ngoại vi chống đông bằng EDTA.
4. Phiếu xét nghiệm : Giấy chỉ định xét nghiệm (biểu mẫu số 30/BV 01), có ghi đầy đủ thông tin về người bệnh, có đánh dấu những thông số cần xét nghiệm, ghi rõ ngày tháng năm và chữ ký bác sĩ ra y lệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nhận bệnh phẩm
- Kiểm tra mẫu máu: đủ số lượng và chất lượng, trên ống phải ghi đầy đủ thông tin phù hợp với giấy xét nghiệm.
- Điều dưỡng ghi và ký nhận vào sổ nhận bệnh phẩm.
- Dán mã vạch lên giấy xét nghiệm và ống máu (cùng một mã số).
- Nhập thông tin người bệnh vào phần mềm Medisoft và Labconn.
2. Tiến hành kỹ thuật
- Kiểm tra hóa chất và đồ tiêu hao: hóa chất còn hay hết, hạn sử dụng. Kiểm tra lam kính và đặt lam kính vào máy kéo lam tự động.
- Bật máy tính và bật máy xét nghiệm (máy đếm tế bào tự động kết nối với máy kéo lam tự động).
- Chuẩn máy (QC): để mẫu chuẩn lên máy lắc khoảng 10 phút. Khi máy đủ nhiệt độ thì tiến hành chuẩn tất cả các chỉ số theo từng lô. Sau khi đạt chuẩn thì tiến hành chạy mẫu.
- Kiểm tra mẫu trước khi chạy: thông tin hành chính, chất lượng mẫu.
- Chọn chế độ và chương trình làm việc tương ứng với chỉ định.
- Xếp mẫu bệnh phẩm lên rack bệnh phẩm, theo thứ tự từ trái sang phải, mặt mã vạch hướng về phía khe đọc. Đặt rack vào khay chuyển mẫu tự động.
- Chạy máy: khởi động chế độ chạy tự động, vừa chạy máy vừa theo dõi máy.
- Trường hợp mẫu có bất thường, mẫu được chuyển sang máy kéo và nhuộm tiêu bản tự động.
- Đọc trên kính hiển vi và đối chiếu tiêu bản với kết quả chạy máy.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Nếu kết quả chạy máy phù hợp với tiêu bản, nhân viên xét nghiệm ký, ghi ngày tháng xét nghiệm và trả.
- Nếu kết quả chạy máy không phù hợp với tiêu bản, phải kiểm tra lại hoặc báo cáo bác sĩ hoặc người phụ trách.
- Lưu ý: Thời gian từ khi lấy máu ra khỏi thành mạch đến khi làm xét nghiệm không quá 6 giờ.
VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
1. Sai sót
- Nhầm mẫu bệnh phẩm.
- Máy chạy không đúng hoặc nhầm kết quả.
- Mẫu bệnh phẩm lấy không đủ số lượng, bị đông, hoặc vỡ hồng cầu.
2. Xử trí
- Báo lại lâm sàng trường hợp nhầm bệnh phẩm và giấy xét nghiệm.
- Chạy lại mẫu trường hợp nhầm kết quả.
- Yêu cầu lấy lại mẫu trong trường hợp mẫu không đạt chất lượng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có nên dùng thuốc ngủ trong khi đang mang thai không? Thuốc ngủ làm bằng thảo dược thôi ạ! Cảm ơn bác sĩ!
Nguyên nhân gây tích nước có thể là do ăn quá nhiều muối, thiếu chất điện giải, ít vận động, căng thẳng quá mức hoặc thường xuyên ăn thực phẩm chế biến sẵn...
Nhịn ăn 48 tiếng mang lại một số lợi ích, gồm có thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào, giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin.
- 1 trả lời
- 569 lượt xem
Em sinh bé nặng 2,9kg. Hiện giờ bé đã được 2 tháng 18 ngày và nặng 4,6kg ạ. Từ lúc sinh ra tới giờ em cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Hơn 1 tháng nay, bé nhà em đi ngoài ngày 3-4 lần nhưng phân có hiện tượng sủi bọt ạ. Phân bé có bọt như vậy là bị làm sao ạ? Sắp tới vì em phải đi làm nên muốn có bé bổ sung thêm sữa ngoài thì hiện tượng phân như vậy có ảnh hưởng gì không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 826 lượt xem
Hiện tại bé nhà em đang được 4 tháng 12 ngày và nặng 6,4kg ạ. Từ tháng thứ 2 là em cho bé uống sữa ngoài. Cả tháng nay không hiểu sao bé bú rất ít, đi tiểu cũng ít và có màu vàng sậm. Mỗi lần bé chỉ bú từ 30-40ml thôi. Cả ngày và đêm bé đều ngủ không ngon giấc, hay giật mình rồi đổ mồ hôi trộm. Bé còn bị rụng tóc vành khăn nữa ạ. Em phải làm thế nào đây ạ?
- 1 trả lời
- 609 lượt xem
Bé trai nhà em sinh thường nặng 3,5kg. Hiện bé đã được 3 tháng, mọi thứ đều bình thường. Tuy nhiên, vì em ít sữa nên em buộc phải cho bé bú mẹ kèm thêm sữa ngoài là Nan supreme. Em vẫn ưu tiên cho bé bú mẹ là chính để bé có sức đề kháng từ sữa mẹ. Em nghe nói trẻ khi được 3 - 6 tháng tuổi là sức đề kháng cũng yếu dần, dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài việc hạn chế cho bé đến nơi đông người, vệ sinh sạch sẽ bé và không gian sinh sống, tích cực cho bé bú nhiều sữa mẹ thì em cần làm gì để tăng sức đề kháng cho bé, hạn chế bệnh dịch ạ?
- 1 trả lời
- 1417 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 985 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!