1

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. NGUYÊN LÝ

Các chỉ số tế bào máu phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp tình trạng sinh lý hoặc một số bệnh lý của cơ thể, có khả năng cung cấp những bằng chứng sớm nhất về các thay đổi tình trạng sức khỏe và tiến triển bệnh lý.

II. CHỈ ĐỊNH:

Xét nghiệm cơ bản

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Không có

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

01 kỹ thuật viên (làm bằng máy).

2. Phương tiện, hóa chất

2.1 Dụng cụ

  •  Máy đếm tế bào tự động theo nguyên lý trở kháng và laser;
  •  Máy in kèm theo;
  •  Máy lắc ống máu;
  •  Bàn sấy (đèn hoặc máy sấy tiêu bản);
  •  Cóng (bể) nhuộm tiêu bản;
  •  Giá cắm tiêu bản;
  •  Kính hiển vi quang học;
  •  Máy lập công thức bạch cầu;
  •  Mã vạch, giấy in kết quả, sổ nhật ký máy, số lưu kết quả;
  •  Ống nghiệm có chất chống đông;
  •  Lam kính, lam kéo;
  •  Bút chì đánh dấu, bút dạ ghi số, bút bi vào sổ;
  •  Dầu soi kính, gạc;
  •  Găng tay.

2.2 Hóa chất

  •  Máu chuẩn máy;
  •  Dung dịch chạy máy, rửa máy;
  •  Cồn tuyệt đối cố định tiêu bản;
  •  Dung dịch Giemsa nguyên chất và Giêm sa pha loãng 1/5;

3. Mẫu bệnh phẩm:

2ml máu ngoại vi chống đông bằng EDTA.

4. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm (biểu mẫu số 30/BV 01), có ghi đầy đủ thông tin về người bệnh, có đánh dấu những thông số cần xét nghiệm, ghi rõ ngày tháng năm và chữ ký bác sĩ ra y lệnh.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Nhận bệnh phẩm

  •  Kiểm tra mẫu máu: đủ số lượng và chất lượng, trên ống phải ghi đầy đủ thông tin phù hợp với giấy xét nghiệm;
  •  Điều dưỡng ghi và ký nhận vào sổ nhận bệnh phẩm;
  •  Dán mã vạch vào giấy xét nghiệm và ống máu (cùng một mã số);
  •  Nhập thông tin người bệnh vào phần mềm Medisoft và Labcom.

2. Tiến hành kỹ thuật

  •  Kiểm tra hóa chất và đồ tiêu hao: hóa chất còn hay hết, hạn sử dụng;
  •  Bật máy tính và bật máy xét nghiệm;
  •  Chuẩn máy (QC): để mẫu chuẩn lên máy lắc khoảng 10 phút. Khi máy đủ nhiệt độ thì tiến hành chuẩn tất cả các chỉ số theo từng lô. Sau khi đạt chuẩn thì tiến hành chạy mẫu.
  •  Kiểm tra mẫu trước khi chạy: thông tin hành chính, chất lượng mẫu.
  •  Chọn chế độ và chương trình làm việc tương ứng với chỉ định.
  •  Xếp mẫu bệnh phẩm lên rack bệnh phẩm, theo thứ tự từ trái sang phải, mặt mã vạch hướng về phía khe đọc. Đặt rack vào khay chuyển mẫu tự động.
  •  Chạy máy: khởi động chế độ chạy tự động, vừa chạy máy vừa theo dõi máy.
  •  Xem và in kết quả.
  •  Trường hợp có bất thường: kéo tiêu bản và nhuộm Giemsa. Sau đó, đọc trên kính hiển vi và đối chiếu tiêu bản với kết quả chạy máy.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

  •  Nếu kết quả chạy máy phù hợp với tiêu bản, nhân viên xét nghiệm ký, ghi ngày tháng xét nghiệm và trả.
  •  Nếu kết quả chạy máy không phù hợp, phải kiểm tra lại và báo cáo bác sĩ.
  •  Lưu ý: Thời gian từ khi lấy máu ra khỏi thành mạch đến khi làm xét nghiệm không quá 6 giờ.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Sai sót

  •  Nhầm mẫu bệnh phẩm.
  •  Máy chạy không đúng hoặc nhầm kết quả.
  •  Mẫu bệnh phẩm lấy không đủ số lượng, bị đông, hoặc vỡ hồng cầu.

2. Xử trí

  •  Báo lại lâm sàng trường hợp nhầm bệnh phẩm và giấy xét nghiệm.
  •  Chạy lại mẫu trường hợp nhầm kết quả.
  •  Yêu cầu lấy lại mẫu trong trường hợp mẫu không đạt chất lượng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch máu ngoại vi, hoặc dịch khác bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Phân tích dấu ấn/CD/marker miễn dịch tủy xương bằng kỹ thuật flow cytometer (làm cho một dấu ấn/CD/marker ) - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Điều trị bằng Laser công suất thấp chiếu ngoài - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Quy trình kỹ thuật tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ bằng máy tán Laser dưới định vị siêu âm hoặc C-ARM - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là gì?

Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu là một phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các vấn đề được biểu hiện qua dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.

Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Holmium (HoLEP)
Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Holmium (HoLEP)

Bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Holmium (Holmium laser enucleation of the prostate - HoLEP) là một thủ thuật mà bác sĩ sử dụng tia laser để loại bỏ mô tuyến tiền liệt phì đại đang gây cản trở dòng nước tiểu.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt và phì đại tuyến tiền liệt
Phân biệt bàng quang tăng hoạt và phì đại tuyến tiền liệt

Hai nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về bàng quang là bàng quang tăng hoạt (bàng quang hoạt động quá mức) và tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (phì đại tuyến tiền liệt). Cùng tìm hiểu về điểm khác nhau giữa hai tình trạng này.

Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser
Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser

Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là kỹ thuật kết hợp nội soi niệu quản với tán sỏi bằng laser để xác định vị trí sỏi và loại bỏ sỏi thận nằm trong niệu quản. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả hơn so với phẫu thuật truyền thống.

Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu
Phân biệt bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu

Tìm hiểu về điểm khác biệt giữa bàng quang tăng hoạt, tiểu không tự chủ và nhiễm trùng đường tiết niệu, gồm có nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  2499 lượt xem

Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?

Bé 3,5 tháng nặng 6kg và đi ngoài phân xanh rêu có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1938 lượt xem

Bé nhà em hiện 3,5 tháng, bé nặng 6kg là có trong tiêu chuẩn bình thường không ạ? Hiện bé đang uống sữa Nan. Gần đây em thấy phân bé có màu xanh rêu, như thế có khác thường không ạ? Hơn nữa em thấy bé có hiện tượng rụng tóc, chiều tối đang ngủ lại khóc thét lên. Ngày thì bé chơi ngoan. Cho em hỏi bé rụng tóc có phải do thiếu canxi không? Em cho bé uống bổ sung cobie (canxi) và ostelin (vitamin D)có tốt không ạ?

Bé trai 6 tháng 10 ngày nặng 9,2kg đi ngoài thườngrặn đỏ mặt và có máu trong phân thì phải làm gì?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  754 lượt xem

Bé trai nhà em sinh mổ lúc mẹ 39 tuần 4 ngày. Bé nặng 3,4kg. Hiện bé được 6 tháng 10 ngày và nặng 9,2kg ạ. Từ lúc sơ sinh đến giờ bé uống sữa công thức. Bé bắt đầu ăn dặm bột ngọt lúc 5 tháng 10 ngày với 50ml vào buổi sáng. 2 tuần gần đây, bé có hiện tượng rặn đỏ mặt khi đi ngoài và thỉnh thoảng có ít máu trong phân. Em có cho bé ăn hoa quả xay nhuyễn như chuối, bơ, xoài nhưng không cải thiện. Em có nên cho bé uống thuốc trị táo bón không ạ? Và thực phẩm nào tốt cho bé bị táo bón ạ? Ngoài ra bé nhà em chân phải to hơn chân trái. Bé vẫn hoạt động bình thường nhưng 6 tháng vẫn chưa thể tự đứng với sự giúp đỡ của người lớn. Em có cần cho bé đi khám không, thưa bác sĩ?

Bé đi ngoài phân lợn cợn, mùi chua là do có vấn đề về đường tiêu hóa?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1493 lượt xem

Từ lúc sinh ra đến nay bé nhà em ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ. Mấy hôm nay em thấy phân của bé có hiện tượng lợn cợn, lại có mùi chua. Mỗi lần đi ngoài bé đều phải rặn đỏ mặt mà ra được rất ít. Bé như vậy là có vấn đề về tiêu hóa phải không ạ?

Trẻ 2 tháng đi ngoài phân màu xanh đen pha lẫn vàng có bình thường không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5014 lượt xem

Bé nhà em sinh non lúc em 29 tuần 5 ngày. Hiện giờ bé đã 2 tháng và nặng 3,2kg. Ngày bé bú khoảng 700 - 800ml sữa công thức. Bé không bú sữa mẹ ạ. Bé bú như vậy có nhiều quá không? Và hai ngày gần đây khi đi ị, phân bé có màu xanh đen pha lẫn màu vàng thì có bình thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây