1

Điều trị bằng Laser công suất thấp chiếu ngoài - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Laser là một hình thức điều trị bằng nguồn ánh sáng đơn sắc đặc biệt. Cơ chế tạo ra tia laser dựa trên hiện tượng khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức. Trong phụchồi chức năng thường sử dụng các laser công suất thấp có hiệu ứng kích thích sinh học nhằm điều chỉnh lại các rối loạn hoạt động của mô bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng và tái tạo lại mô. Laser thường sử dụng là laser khí He-Ne và các laser bán dẫn (semi-conductor laser) phát tia trong vùng ánh sáng đỏ hoặc vùng hồng ngoại (gần).

Laser công suất thấp có thể dùng chiếu ngoài, chiếu nội mạch hoặc chiếu trên các điểm vận động và huyệt đạo (laser châm) để điều trị bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Chống viêm các loại, bao gồm: viêm cấp tính, bán cấp hay mạn tính, viêm của tổ chức phần mềm (da, cơ), xương khớp, nội tạng...
  •  Giảm đau: đau do chấn thương, đau thần kinh, đau xương khớp, đau điểm...
  •  Kích thích tái tạo mô, làm nhanh liền sẹo vết thương, vết loét.
  •  Điều hoà tuần hoàn và hoạt hóa hệ thần kinh trung ương (laser nội mạch).
  •  Điều trị trên huyệt đạo (laser châm): chỉ định vị trí huyệt giống như huyệt dùng trong châm cứu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Có bệnh ác tính nặng, sốt, u, lao, suy kiệt, bệnh truyền nhiễm cấp tính.
  •  Đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu.
  •  Người bệnh không đồng ý điều trị.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng.
  •  Kỹ thuật viên vật lý trị liệu, người hành nghề y được đào tạo.

2. Người bệnh

  •  Nằm hoặc ngồi tư thế thoải mái trong khi điều trị. Bộc lộ da vùng điều trị.
  •  Giải thích để người bệnh hiểu, hợp tác trong điều trị.

3. Phương tiện

  •  Máy laser công suất thấp: laser He-Ne hoặc laser bán dẫn.
  •  Dụng cụ dẫn tia laser: dây quang sợi và/hoặc đầu mở rộng tia.
  •  Đầu chiếu tia laser: dạng ống, bút, kim laser.
  •  Băng dính cố định đầu chiếu tia laser.
  •  Bông cồn sát trùng da và dụng cụ chiếu laser.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Ghi chép đầy đủ các thông tin về người bệnh, chỉ định điều trị rõ ràng.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chọn các tham số kỹ thuật cần thiết tùy theo loại laser đã chọn, bao gồm:

  •  Bước sóng laser.
  •  Công suất đầu phát laser.
  •  Chế độ phát xung hay liên tục, tần số lặp lại xung.
  •  Cường độ chùm tia laser: tính bằng mật độ công suất (với laser liên tục) hay mật độ năng lượng (với laser xung).
  •  Đặt thời gian điều trị (tự động trên máy hay bằng đồng hồ hẹn giờ bên ngoài).

2. Chiếu chùm tia laser vào vùng điều trị (qua dây quang sợi hoặc đầu mở rộng tia). Áp dụng các kỹ thuật chiếu laser

  •  Chiếu chùm: chiếu chùm tia laser bao phủ lên toàn bộ bề mặt vùng tổn thương bằng đầu mở rộng tia hoặc bằng kỹ thuật quét chùm tia laser (di chuyển hình xoáy ốc hoặc hình dích dắc).
  •  Chiếu điểm: chiếu chùm tia laser trực tiếp lên vị trí điểm vận động.
  •  Chiếu lên huyệt (laser châm): chiếu chùm tia laser trực tiếp lên vị trí của huyệt đạo. Áp dụng công thức huyệt giống như trong châm cứu theo Y học cổ truyền.

- Lưu ý: Chùm tia laser phải được chiếu vuông góc với bề mặt da bộ phận cơ thể điều trị. Có thể dùng băng dính cố định đầu phát tia lên bề mặt da tại vị trí huyệt đạo trong quá trình điều trị. Tránh để chùm tia laser chiếu trực tiếp vào mắt có thể làm tổn thương võng mạc đáy mắt.

* Thời gian điều trị phụ thuộc vào loại bệnh lý, cường độ của đèn laser.

3. Kết thúc điều trị

  •  Khi hết thời gian điều trị: chỉnh cường độ về “0” rồi tắt công tắc nguồn.
  •  Một số máy có chế độ hẹn giờ tự động, thì máy sẽ tự động ngừng phát tia khi hết thời gian điều trị mà vẫn giữ nguyên giá trị của các tham số kỹ thuật cho lần điều trị tiếp theo.
  •  Tháo đầu phát laser khỏi vị trí điều trị. Khử trùng đầu phát và dây quang sợi bằng cồn 70 độ rồi đặt về vị trí bảo quản.
  •  Kiểm tra vị trí chiếu tia xem có biểu hiện gì bất thường hay không.
  •  Dặn dò người bệnh những điều cần thiết trước khi về.

VI. THEO DÕI

1. Trong khi điều trị

  •  Theo dõi hoạt động của máy, các thông số, chùm tia.
  •  Phản ứng của người bệnh, đặc biệt khi chiếu trên huyệt (laser châm).

2. Sau khi điều trị

  • Ghi chép diễn biến sau điều trị: tình trạng người bệnh, tình trạng vùng điều trị.

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

  • Vượng châm: ít khi xảy ra. Nếu có, dừng điều trị, xử trí theo quy định.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Điều trị Laser công suất thấp nội mạch - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi bằng máy đếm laser - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Điều trị bằng bồn tắm điện một chiều - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Amalgam có sử dụng Laser - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Điều trị sâu ngà răng phục hồi bằng Composite có sử dụng Laser - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Tại sao nên bổ sung axit folic khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng methotrexate?
Tại sao nên bổ sung axit folic khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng methotrexate?

Trong thời gian dùng methotrexate, lượng folate trong cơ thể sẽ giảm xuống mức thấp hơn bình thường. Nguyên nhân là do methotrexate khiến cơ thể loại bỏ nhiều folate qua nước tiểu hơn và điều này dẫn đến tình trạng thiếu folate.

Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser
Điều trị sỏi thận bằng nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser

Nội soi ngược dòng tán sỏi bằng laser là kỹ thuật kết hợp nội soi niệu quản với tán sỏi bằng laser để xác định vị trí sỏi và loại bỏ sỏi thận nằm trong niệu quản. Đây là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và hiệu quả hơn so với phẫu thuật truyền thống.

Nốt dạng thấp là gì? Điều trị bằng cách nào?
Nốt dạng thấp là gì? Điều trị bằng cách nào?

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh tự miễn xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các khớp. Điều này gây ra tình trạng sưng, đau và cứng khớp. Ngoài ra, sự tấn công của hệ miễn dịch còn gây hình thành mô bất thường ở khớp, tạo thành những nốt sần cứng gọi là nốt dạng thấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng kháng thể đơn dòng
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng kháng thể đơn dòng

Kháng thể đơn dòng là một loại thuốc sinh học được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp khi các loại thuốc khác không hiệu quả. Kháng thể đơn dòng giúp điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp thông qua nhiều cơ chế khác nhau.

Nốt thấp khớp điều trị bằng cách nào?
Nốt thấp khớp điều trị bằng cách nào?

Nốt thấp khớp là những nốt sần hình thành dưới da hoặc ở các khu vực khác ở người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Nốt thấp khớp thường vô hại nhưng có thể gây đau đớn. Đôi khi, nốt thấp khớp có thể dẫn đến biến chứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ mới sinh nằm quạt điều hòa không khí bằng hơi nước có được không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1211 lượt xem

Em sinh bé bằng phương pháp sinh hút. Bé nặng 3,2kg ạ. Hàng ngày em sử dụng quạt điều hòa không khí bằng hơi nước để cho bé ngủ. Trẻ mới sinh dùng quạt điều hòa không khí hơi nước có được không ạ? Ban ngày nhiệt độ phòng là 32 độ, ban đêm là 27 đến 29 độ. Em có đắp thêm chăn lông cho bé. Nhiệt độ như vậy mà đắp thêm chăn lông thì bé có bị nóng không ạ? Ngoài ra bé nhà em hay quẫy đạp và cả hay nấc cục nữa ạ. Bé như vậy có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bà bầu điều trị khí hư bằng đường uống, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  487 lượt xem

Mang thai ở tuần thứ 36, em bị huyết trắng ra nhiều và hay bị gò. Từ tuần 20 bs đã cho em đặt thuốc, nhưng không đỡ. Lần tái khám này, bs kê thuốc uống là Acigmentin 1000 và Sparenel để điều trị khí hư. Liệu mấy loại thuốc này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

Trẻ 4 tháng 15 ngày bú sữa mẹ và sữa công thức đi ngoài phân màu xanh là bị làm sao?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  885 lượt xem

Em sinh bé nặng 3,4kg. Hiện bé đã được 4 tháng 15 ngày tuổi và nặng 7,2kg, cao 65cm. Em cho bé bú mẹ và bổ sung thêm cả sữa công thức vì sữa mẹ rất ít. Trong 3 tháng đầu tiên, mỗi tháng bé đều tăng được 1kg, nhưng tháng vừa rồi chỉ tăng lên nửa cân. 2 tháng trở lại đây phân của bé có màu xanh là bị làm sao ạ? Ngoài ra, từ lúc sinh ra tới giờ nết ngủ của bé rất kém. Buổi tối ngủ phải lật đến mấy chục lần, ngủ không sâu giấc. Em có bổ sung vitamin D cho bé nhưng khoogn thấy cải thiện. Ngoài nết ngủ thì hàng ngày cháu vẫn chơi vui vẻ bình thường.

Mang bầu 8 tuần, có nên xông cảm bằng lá mua ngoài chợ?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  468 lượt xem

Em đang mang thai lần đầu ở tuần thứ 8. Trước đó, em vừa trải qua vấn đề bóc tách phôi ở tuần thứ 5, giờ lại bị cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi liên tục nên rất lo lắng. Liệu em có được xông cảm bằng lá mua ngoài chợ hoặc viên thuốc xông mua ở tiệm thuốc tây không ạ?

Có dịch tụ ngoài, tỷ lệ giữ thai thành công là bao nhiêu?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  616 lượt xem

Em có thai được gần 6 tuần, nhưng có dịch tụ ngoài #50%. Bs cho đặt ngày 1v thuốc progesterone 200mg và uống transamin 250mg. Vậy, tỷ lệ giữ lại thai thành công là bao nhiêu phần trăm và em có thể đặt progesterone 200mg ngày 2v, được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây