Huyết đồ bằng hệ thống tự động hoàn toàn - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Số lượng, hình thái, thành phần tế bào máu ngoại vi có thể phản ánh nhiều tình trạng sinh lý cũng như bệnh lý của cơ thể. Huyết đồ là bản tổng kết có bình luận các biểu hiện đó. Qua đó, có thể đưa ra một số định hướng cho bác sỹ điều trị.
II. CHỈ ĐỊNH
- Khi có biểu hiện bất thường trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu:
- Tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu, bất thường về công thức bạch cầu.
- Thiếu máu hoặc tăng số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố.
- Tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu.
- Có các cảnh báo bất thường sau khi chạy máy đếm tế bào.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ dịnh.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- 01 kỹ thuật viên làm xét nghiệm (làm bằng máy);
- 01 cử nhân chuyên khoa huyết học đọc kết quả.
2. Phương tiện, hóa chất
2.1. Dụng cụ
- Máy đếm tế bào tự động;
- Máy kéo nhuộm tiêu bản tự động;
- Máy lắc ống máu;
- Máy tính và máy in;
- Lam kính;
- Kính hiển vi quang học;
- Máy lập công thức bạch cầu;
- Gạc lau kính;
- Mã vạch, giấy in kết quả, sổ nhật ký máy, số lưu kết quả;
- Giá để ống nghiệm, giá cắm tiêu bản;
- Bút chì đánh dấu, bút dạ ghi số, bút bi vào sổ.
2.2. Hóa chất
- Mẫu chuẩn;
- Hoá chất chạy máy; rửa máy;
- Hoá chất nhuộm lam;
- Dầu soi, cồn tuyệt đối.
3. Mẫu bệnh phẩm: 2ml máu ngoại vi chống đông bằng EDTA.
4. Phiếu xét nghiệm
Giấy chỉ định xét nghiệm (biểu mẫu số 30/BV 01), có ghi đầy đủ thông tin về người bệnh, có đánh dấu những thông số cần xét nghiệm, ghi rõ ngày tháng năm và chữ ký bác sĩ ra y lệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Nhận bệnh phẩm
- Kiểm tra mẫu máu: đủ số lượng và chất lượng, trên ống phải ghi đầy đủ thông tin phù hợp với giấy xét nghiệm.
- Điều dưỡng ghi và ký nhận vào sổ nhận bệnh phẩm.
- Dán mã vạch lên giấy xét nghiệm và ống máu (cùng một mã số).
- Nhập thông tin người bênh vào phần mềm Medisoft và Labconn.
2. Tiến hành kỹ thuật
- Kiểm tra hóa chất và đồ tiêu hao: hóa chất còn hay hết, hạn sử dụng. Kiểm tra lam kính và đặt lam kính vào máy kéo lam tự động;
- Bật máy tính và bật máy xét nghiệm (máy tổng phân tích tế bào máu và máy kéo lam tự động);
- Chuẩn máy (QC): để mẫu chuẩn lên máy lắc khoảng 10 phút. Khi máy đủ nhiệt độ thì tiến hành chuẩn tất cả các chỉ số theo từng lô. Sau khi đạt chuẩn thì tiến hành chạy mẫu;
- Kiểm tra mẫu trước khi chạy: thông tin hành chính, chất lượng mẫu;
- Chọn chế độ và chương trình làm việc tương ứng với chỉ định;
- Xếp mẫu bệnh phẩm lên rack bệnh phẩm, theo thứ tự từ trái sang phải, mặt mã vạch hướng về phía khe đọc. Đặt rack vào khay chuyển mẫu tự động;
- Chạy máy: khởi động chế độ chạy tự động, vừa chạy máy vừa theo dõi máy;
- In kết quả chạy máy;
- Mẫu được chuyển sang máy kéo và nhuộm tiêu bản tự động;
- Đọc và nhận định kết quả trên kính hiển vi quang học.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Quan sát tiêu bản, đối chiếu với các chỉ số trên máy đếm tế bào và phân tích:
- Hồng cầu: số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố; đặc điểm về phân bố, kích thước tế bào, bình sắc hay nhược sắc, bất thường về hình thái hoặc các thể trong hồng cầu (nếu có), có hồng cầu non và tỷ lệ hồng cầu lưới.
- Bạch cầu: số lượng và công thức bạch cầu, bất thường về hình thái nếu có.
- Tiểu cầu: số lượng và độ tập trung tiểu cầu, bất thường về hình thái (nếu có).
- Bất thường khác: ký sinh trùng sốt rét..
- Tổng hợp các thông tin và có thể đưa ra một số định hướng về bệnh như: thiếu máu thiếu sắt, Thalassemia, lơ-xê-mi cấp, lơ-xê-mi kinh...; Gợi ý các xét nghiệm nên làm.
- Lưu ý: Thời gian từ khi lấy máu ra khỏi thành mạch đến khi làm xét nghiệm không quá 6 giờ.
VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ
1. Sai sót
- Nhầm mẫu bệnh phẩm.
- Máy chạy không đúng hoặc nhầm kết quả.
- Mẫu bệnh phẩm lấy không đủ số lượng, bị đông, hoặc vỡ hồng cầu.
2. Xử trí
- Báo lại lâm sàng trường hợp nhầm bệnh phẩm và giấy xét nghiệm.
- Chạy lại mẫu trường hợp nhầm kết quả.
- Yêu cầu lấy lại mẫu trong trường hợp mẫu không đạt chất lượng.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phục hồi chức năng - Bộ y tế 2017
Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, tập luyện bằng chính sức nặng cơ thể (Weight training) trong thai kỳ có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, tôi có nên dùng thuốc ngủ trong khi đang mang thai không? Thuốc ngủ làm bằng thảo dược thôi ạ! Cảm ơn bác sĩ!
So sánh hai loại máy đo huyết áp và cách sử dụng từng loại máy
Khi đo huyết áp, nếu kết quả dưới 120/80mmHg thì huyết áp ở mức bình thường còn nếu cao hơn mức này thì được coi là tăng huyết áp, hay còn được gọi là cao huyết áp và cần đến các phương pháp điều trị.
Nhịn ăn 48 tiếng mang lại một số lợi ích, gồm có thúc đẩy quá trình sửa chữa tế bào, giảm cân và cải thiện độ nhạy insulin.
- 1 trả lời
- 1113 lượt xem
Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1418 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 985 lượt xem
- Bác sĩ ơi, bà bầu uống nước trái cây chưa được tiệt trùng bằng nhiệt có an toàn không ạ? Xin bác sĩ cho tôi một lời khuyên nhé? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1438 lượt xem
Em mới sinh con được 20 ngày ạ. 5 ngày sau sinh sữa của em mới về, nhưng lại rất ít, em hút ra chỉ được khoảng 20ml. Đến nay sữa của em cũng chẳng cải thiện là bao, chỉ được khoảng 60ml thôi ạ. Bé bú mẹ không đủ no nên quấy khóc. Từ lúc sinh ra đến giờ bé vẫn phải uống thêm sữa công thức. Em uống rất nhiều nước, tầm 4 lít một ngày để mong sữa nhiều hơn nhưng vẫn không cải thiện. Em cần làm gì để có nhiều sữa hơn, giúp bé có thể bú mẹ hoàn toàn ạ?
- 1 trả lời
- 723 lượt xem
Em mang thai lần đầu, thử que thấy 2 vạch, ra huyết, đi khám mấy tuần liền, bs cho siêu âm đầu dò rồi bảo tim thai vẫn chưa có. Hôm qua em lại đi siêu âm, bs kết luận thế này: trong tử cung có 1 túi thai khoảng 5 tuần, tim thai chưa có, nang đơn thùy buồng trứng trái, tụ dịch dưới màng đệm, động thai - Vậy, có đúng là em bị động thai như bs vừa chẩn đoán không? Nang đơn thùy liệu có nguy hiểm? Và siêu âm đầu dò liên tục như vậy có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?