Ra huyết, tụ dịch có phải bị động thai?
Nếu làm đúng theo chỉ định thì siêu âm đầu dò âm đạo không làm ảnh hưởng tới mẹ và bé đâu. Khi thấy tụ dịch dưới màng đệm, đặc biệt là có kèm xuất huyết âm đạo, bác sĩ thường đưa ra các lời khuyên cho mẹ giữ gìn cẩn thận, tránh cho việc động thai. Mọi can thiệp của bs lúc này đều hướng về việc nghi ngờ động thai. Song trên thực tế, để chứng minh người mẹ đang bị tụ dịch có chắc chắn là do động thai hay không cũng chưa ai có thể khẳng định được. Vì vậy, các can thiệp và lời khuyên nghi ngờ động thai chỉ đơn thuần là nhằm ổn định tâm lý và bệnh lý cho người mẹ mà thôi. Sau 16 tuần, phần lớn nang đơn thuỳ như bạn mô tả sẽ biến mất. Tuy nhiên, cũng có khi nang tồn tại cho đến sau sinh. Bởi thế, để yên tâm hơn cả, bạn cần đến Bệnh viện Từ Dũ hay Bệnh viện Phụ sản TW khám để bs theo dõi xem có cần phẫu thuật hay can thiệp gì không nhé.
Ra huyết hồng trong tuần đầu có phải dấu hiệu động thai?
Em thử thai 2 vạch, 5 ngày sau đi tiểu thì thấy lẫn it máu màu hồng. Đi siêu âm, kết quả: tử cung trung gian 42mm. Lòng tử cung có túi dịch d=9mm. Bs kết luận: có túi thai giai đoạn sớm, trong tử cung, hẹn tuần sau tái khám. Trong ngày đi siêu âm không còn ra huyết, nhưng em có cảm giác ê, buốt và nặng bụng dưới. Em mới có thai lần đầu nên không biết khi ra huyết hồng là máu báo có thai hay là dấu hiệu động thai ạ?
- 1 trả lời
- 624 lượt xem
Thai 6 tuần có dịch túi cùng, có cần phải uống spasfon và đặt cyclogest không?
Thai em được 6 tuần, đi Bệnh viện siêu âm thì có dịch túi cùng. Hiện tại, ngoài việc khi đo có huyết áp hơi thấp, em không thấy ra máu hay dịch bất thường gì. Vậy, sao trong đơn bs kê lại có thuốc spasfon, calci và thuốc đặt cyclogest nhỉ?
- 1 trả lời
- 1522 lượt xem
Thai 9 tuần ra huyết, mẹ bầu phải làm gì?
Em mang thai 9 tuần, đi khám bs nói em bị động thai và bóc tách 20%, cho uống thuốc dưỡng thai và hẹn em 2 tuần sau tái khám. Về nhà, 2-3 hôm sau, em lại thấy ra huyết đỏ, bụng hơi đau, người gai lạnh. Nhưng lại chưa tới ngày tái khám nên em không biết mình phải làm gì bây giờ ạ?
- 1 trả lời
- 725 lượt xem
Có phải tiểu phẫu để lấy hết dịch đọng trong tử cung ra không?
Đi khám ở Bv tỉnh, kết quả xét nghiệm tử cung của em có dịch ứ đọng, có dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung cấp độ 1. Bs ở đây chỉ định em phải tiến hành tiểu phẩu để phục hồi cổ tử cung và lấy hết dịch ứ đọng, vì nếu để dịch sẽ ngày càng nhiều và tràn vào ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn ống dẫn trứng. Em rất lo lắng, muốn lên Bv Từ Dũ khám và làm lại xét nghiệm xem có đúng thế không? Mong bs cho em lời khuyên ạ?
- 1 trả lời
- 650 lượt xem
Động thai nhẹ và có ít dịch trong lòng TC, có sao không?
Có thai ở giai đoạn đầu, đi siêu âm lần 1, bs kết luận là: Ít dịch trong lòng tử cung (TD động thai nhẹ). Lần 2 đi siêu âm, cho kết quả: Tử cung có tư thế ngã trước, cấu trúc đồng nhất. Lòng: Có 1 phôi thai, tim thai (+) CRL: 16mm, lòng có dịch. Như vậy, thai của em có sao không ạ - Mong được bs tư vấn dùm?
- 1 trả lời
- 640 lượt xem
Dengue đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì họ có thể lây virus sang con trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.
Hầu hết phụ nữ bị huyết áp cao có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên việc bị cao huyết áp trong thời kỳ mang thai sẽ khiến bà bầu và bé dễ mắc những biến chứng nhất định.
Chả mấy người khuyên phụ nữ mang thai nên “nghỉ ngơi trên giường (Bedrest)”. Nhưng việc bị gò bó ở nhà hoặc tệ hơn là ở một bệnh viện để tránh chuyển dạ sớm hoặc kiểm soát huyết áp cao là tình trạng phổ biến đến mức đáng ngạc nhiên.
Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...
Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?