Phẫu thuật mở hẹp van động mạch phổi bằng ngừng tuần hoàn tạm thời - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
- Hẹp van động mạch phổi (ĐMP) đơn thuần là tổn thương thực thể tại van do nguyên nhân bẩm sinh, gây cản trở đường tống máu lên phổi. Thể này chiếm 80%-90% các bệnh lí gây cản trở đường tống máu của thất phải và chiếm khoảng 7-12% trong các bệnh lí tim bẩm sinh.
- Khi hẹp mức độ vừa đến nặng thì có chỉ định can thiệp, nếu không bệnh có thể tiến triển xấu với nhiều triệu chứng như rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí đột tử.
- Phẫu thuật mở hẹp van ĐMP bằng ngừng tuần hoàn tạm thời là kỹ thuật của thế kỷ trước, tuy chi phí thấp nhưng hiện rất ít sử dụng do nguy cơ tai biến rất cao.
- Phẫu thuật tạo hình van bằng phẫu thuật tim hở và kĩ thuật nong van ĐMP với bóng qua da là các kỹ thuật chuẩn hiện nay.
II. CHỈ ĐỊNH
Hẹp van động mạch phổi nặng đơn thuần
III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có các bệnh tim bẩm sinh phối hợp.
- Toàn trạng nặng.
IV.CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Phẫu thuật viên tim mạch - 03, bác sỹ gây mê - 01, phụ mê 01, dụng cụ viên – 02, kíp tuần hoàn ngoài cơ thể - 01 kỹ thuật viên chạy máy.
- Thời gian: 03 giờ.
2. Người bệnh:
- Giải thích kĩ với người bệnh về cuộc phẫu thuật để người bệnh yên tâm phẫu thuật và hợp tác điều trị trong quá trình sau phẫu thuật, ký giấy cam đoan phẫu thuật.
- Vệ sinh thụt tháo.
- Tốt nhất là chiều hôm trước được tắm rửa 2 lần nước có pha betadine và thay toàn bộ quần áo sạch.
- Đánh ngực bằng xà phòng bétadine trước khi bôi dung dịch sát khuẩn lên vùng phẫu thuật.
- Hồ sơ bệnh án: Theo quy định chung của bệnh án phẫu thuật.
3. Phương tiện:
- Máy thở, monitor (đường áp lực theo dõi huyết áp động mạch, áp lực tĩnh mạch trung ương, điện tim, bão hoà ô xy ...).
- Bộ tim phổi máy và các ca-nuyn
- Bộ đồ phẫu thuật tim, lồng ngực
- Chỉ 2.0 - 3.0, 4.0, 5.0, 6.0 dệt và monofil, chỉ thép đóng xương ức
- Bộ tim phổi máy (dự trữ)
- Máy chống rung (có người bệnh giật điện trong và ngoài)
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm:
- Gây mê nội khí quản.
- Đường truyền tĩnh mạch trung ương (thường tĩnh mạch cảnh trong phải) với catheter 3 nòng, một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.
- Một đường động mạch (thường động mạch quay) để theo dõi áp lực động mạch liên tục trong khi phẫu thuật.
- Đặt ống thông đái, ống thông dạ dày.
- Đặt đường theo dõi nhiệt độ hậu môn, thực quản.
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa một gối kê dưới vai, hai tay xuôi theo mình.
- Đường phẫu thuật: thường đường phẫu thuật dọc xương ức.
- Kháng đông Heparin toàn thân
3. Kĩ thuật:
- Mở dọc xương ức (cầm máu xương ức).
- Mở màng tim, khâu treo màng tim,
- Phẫu tích tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới. Luồn dây (lacs) để thắt hai tĩnh mạch.
- Phẫu tích ĐMP. Khẫu các mũi chỉ chờ để mở dọc ĐMP.
- Kẹp 2 tĩnh mạch chủ:
- Mở dọc ĐMP, bộc lộ van ĐMP.
- Dùng dao mở mạch để mở các mép van ĐMP hẹp.
- Dùng kẹp mạch cong để kẹp mở ĐMP
- Thả cặp 2 tĩnh mạch chủ. Tổng thời gian < 3 phút, không được quá 5 phút.
- Chống rung hoặc lắp đặt hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể hỗ trợ khi có ngừng tim, rung thất hoặc biến chứng khác.
- Đóng chỗ mở ĐMP chỉ prolen 5-0 hay 6-0,
- Cầm máu, dẫn lưu (màng tim, sau xương ức) và đóng vết mổ.
VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1. Theo dõi:
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, độ bão hòa oxy.
- Đề phòng thuyên tắc phổi do khí.
- Chụp phổi ngay sau khi người bệnh về phòng hồi sức.
- Theo dõi dẫn lưu ngực: số lượng dịch qua dẫn lưu, tính chất dịch 1 giờ 1 lần. Nếu có hiện tượng chảy máu thì cần phải phẫu thuật lại để cầm máu.
- Chụp ngực lần hai sau 24 giờ để rút dẫn lưu.
- Phải kiểm tra siêu âm tim trước khi ra viện.
- Sau phẫu thuật cần 6 tháng kiểm tra siêu âm 1 lần.
2. Xử trí tai biến:
- Suy tim sau phẫu thuật.
- Xẹp phổi sau phẫu thuật: do người bệnh đau thở không tốt, bí tắc đờm dãi sau phẫu thuật. Phải bắt người bệnh tập thở với bóng, kích thích và vỗ ho. Cần thiết phải soi hút phế quản.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất trong những trường hợp ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu. Hiện nay có nhiều kỹ thuật phẫu thuật khác nhau. Một kỹ thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt có sự hỗ trợ của robot.
Trong quá trình phẫu thuật cắt thận bằng robot. Bác sĩ điều khiển cánh tay của robot thực hiện các thao tác phẫu thuật. Phẫu thuật bằng robot có một số ưu điểm như độ chính xác cao hơn, giảm nguy cơ biến chứng và thời gian phục hồi nhanh hơn.
Hẹp động mạch thận (renal artery stenosis) là tình trạng các động mạch mang máu đến thận bị hẹp lại. Các động mạch thận chịu trách nhiệm mang máu giàu oxy từ tim đến thận. Sau đó, thận lọc chất thải và nước dư thừa khỏi máu. Theo thời gian, hẹp động mạch thận có thể dẫn đến cao huyết áp, phù nề và tổn thương thận.
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.
- 1 trả lời
- 817 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 748 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 4900 lượt xem
Hôm nay em được gần 19 tuân khi đi siêu âm. Bác sĩ nói em có nang rối mạch mạc 2 bên não trái và phải. Hồi 12 tuần em đã làm nipt gói 7tr tại bệnh viện phụ sản mê kông khảo sát trên 23 cặp nhiễm săc thể! Và bên đó cho kết quả bình thường! Bác sĩ chia sẻ giúp em với
- 1 trả lời
- 864 lượt xem
Cách đây 5 năm em có mắc bệnh lao phổi bội nhiễm, ho ra máu nên phổi có những vết sẹo xơ. Hiện em đang mang bầu, bé được 32 tuần rồi. Em muốn hỏi trường hợp của em có thể sinh thường được không ạ. Nếu mẹ rặn mạnh, các vết sẹo trong phổi không may bị vỡ và ứa máu ra mất thì làm thế nào ạ?
- 1 trả lời
- 875 lượt xem
Em đang mang bầu ở tuần thứ 12. Tuần trước thấy có dấu hiệu dọa sảy, em đã đi khám. Bác sĩ có kê thuốc đặt và thuốc uống Hezoy vào buổi trưa. Do không thấy trên đơn ghi rõ là uống Hezoy vào thời điểm nào nên em muốn hỏi bác sĩ là nên uống trước ăn hay sau ăn ạ?