1

Phẫu thuật chuyển vị đại động mạch - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  •  Chuyển gốc động mạch là bệnh lý tim bẩm sinh có tím sớm với đặc điểm bất tương thích giữa tâm thất và các đại động mạch (động mạch chủ xuất phát từ thất phải, động mạch phổi xuất phát từ thất trái) và có sự tương thích giữa tâm nhĩ với tâm thất.
  •  Bệnh chuyển gốc động mạch chiếm khoảng 5-7 % các bệnh lý tim bẩm sinh, tương ứng với 20-30 trẻ trong 100.000 trẻ sinh ra, tỷ lệ nam:nữ dao động từ 1,5-3,2:1
  •  Bệnh thường có biểu hiện suy hô hấp, tím tái ngay sau sinh
  •  Trẻ sống được là nhờ sự trộn máu do còn lỗ bầu dục, còn ống động mạch, thông liên nhĩ hoặc thông liên thất

II. CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT

  •  Phẫu thuật chuyển vị đại động mạch được thực hiện đối với người bệnh mắc chuyển gốc động mạch vách liên thất nguyên vẹn, thường phẫu thuật được thực hiện ngay trong tuần đầu sau sinh hoặc ít nhất là trong tháng đầu sau sinh.
  •  Người bệnh mắc chuyển gốc động mạnh kèm theo thông liên thất thường được phẫu thuật chuyển vị đại động mạch trong vài tuần đầu sau sinh.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Bệnh chuyển gốc động mạch kèm theo hẹp đường ra thất trái nặng hoặc teo van động mạch phổi kèm theo.
  •  Người bệnh chuyển gốc động mạch đơn thuần nhưng đến muộn, tình trạng tăng áp động mạch nặng, thất trái bé, nguy cơ tử vong cao khi tiến hànhphẫu thuật chuyển vị đại động mạch.

 IV. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH

  •  Người bệnh được đặt nằm ngửa, có độn dưới vai
  •  Người bệnh được khởi mê và gây mê theo quy trình gây mê cho người bệnh sơ sinh chuyển gốc động mạch.
  •  Thiết lập các hệ thống theo dõi điện tim 12 chuyển đạo, hệ thống theo dõi xâm nhập động mạch ngoại vi và tĩnh mạch trung ương.
  •  Đặt hệ thống theo dõi nhiệt độ trung tâm và ngoại vi bao gồm nhiệt độ thực quản, nhiệt độ hậu môn và nhiệt độ da.
  •  Đặt sonde bàng quang theo dõi nước tiểu
  •  Người bệnh được sát trùng vùng ngực và bụng bằng dung dịch bétadine
  •  Kiểm tra lại mức độ sẵn sàng của người bệnh, kiểm tra mức độ ổn định các hệ thống xâm nhập, kiểm tra mức độ sẵn sàng của nhóm chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể.

V. THIẾT LẬP HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NGOÀI CƠ THỂ

  •  Rạch da
  •  Cưa xương ức và cầm máu xương ức
  •  Bộc lộ và cắt toàn bộ tuyến ức
  •  Làm sạch màng tim của người bệnh và lấy màng tim ngâm trong nước muối sinh lý.
  •  Khâu treo màng tim
  •  Đánh giá giải phẫu của tim và mạch vành
  •  Tiến hành tiêm Heparin cho người bệnh.
  •  Đặt canuyl động mạch chủ tại vị trí xa nhất có thể với 2 vòng chỉ cố dinh bằng Prolene 5.0 hoặc 6.0
  •  Đặt hai canuyl tĩnh mạch chủ bằng chỉ 5.0 với tĩnh mạch chủ dưới và 6.0 với tĩnh mạch chủ trên.
  •  Chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể bắt đầu khi ACT đạt được từ 400 trở lên.
  •  Tiến hành cắt và khâu hai đầu chủ-phổi của ống động mạch bằng chỉ Prolene 5.0.
  •  Đặt ống hút hỗ trợ tim trái vào vị trí nối giữa tĩnh mạch phổi phải trên và nhĩ trái.
  •  Đặt kim truyền dung dịch liệt tim ở động mạch chủ lên.
  •  Đặt các dây xiết tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới
  •  Cặp động mạch chủ, truyền dung dịch liệt tim qua kim gốc động mạch chủ.
  •  Mở nhĩ phải theo đường song song với rãnh nhĩ-thất phải.
  •  Trong thời gian chạy dung dịch liệt tim, tưới nước đá lạnh 4oC vào khoang màng tim.

VI. KỸ THUẬT PHẪU THUẬT SỬA TOÀN BỘ

  •  Tùy theo từng trường hợp cụ thể với giải phẫu riêng biệt mà có sự thay đổi tương thích cho phù hợp
  •  Mở ngang động mạch chủ lên, đánh giá lại giải phẫu động mạch vành.
  •  Tiến hành bóc tách giải phóng cúc áo của động mạch vành đủ rộng.
  •  Cắt ngang thân động mạch phổi tương ứng với vị trí cắt ngang thân động mạch chủ.
  •  Bóc tách giải phóng rộng rãi hai nhánh động mạch phổi.
  •  Tiến hành thủ thuật Lecompte chuyển hai nhánh động mạch phổi ra phía trước động mạch chủ.
  •  Nối lại động mạch chủ lên với động mạch phổi (động mạch chủ mới) bằng chỉ Prolene 7.0 hoặc 8.0.
  •  Thả clamp động mạch chủ kiểm tra cầm máu, xác định vị trí trồng lại hai động mạch vành.
  •  Cặp lại động mạch chủ, tạo lỗ mở trên động mạch chủ mới để trồng lại động mạch vành bằng chỉ Prolene 8.0
  •  Sửa chữa toàn bộ các thương tổn trong tim kèm theo như thông liên thất, thông liên nhĩ, lỗ bầu dục mở rộng . . . theo quy trình phẫu thuật của từng bệnh.
  •  Trong trường hợp có hẹp eo động mạch chủ hoặc gián đoạn động mạch chủ kèm theo, tiến hành tạo hình eo động mạch chủ và chuyển vị đại động mạch trong cùng một thì mổ với quy trình tưới máu não chọn lọc
  •  Đóng lại đường mở nhĩ phải
  •  Tạo hình lại chỗ khuyết mô trên động mạch phổi mới bằng miếng màng tim tự thân tươi, chỉ Prolene 7.0
  •  Đuổi khí trong tim, thả clamp động mạch chủ cho tim đập lại, hút lại các đường hỗ trợ tim trái và kim gốc động mạch chủ
  •  Chống rung khi có hiện tượng rung thất với cường độ 1J/kg cân nặng
  •  Kiểm tra màu sắc của tim, độ co bóp cơ tim ngay sau khi tim đập lại
  •  Nối thân động mạch phổi mới tạo hình với chạc 3 của hai nhánh phổi bằng chỉ Prolene 7.0

VII. CAI VÀ THOÁT TUẦN HOÀN CƠ THỂ

  •  Hỗ trợ cho tim với thời gian tùy theo từng trường hợp cụ thể
  •  Tiến hành lọc máu trong chạy máy
  •  Khi tim đập lại tốt và tình trạng huyết động ổn định, bắt đầu cai và giảm từ từ lưu lượng của máy tuần hoàn ngoài cơ thể, kèm theo hỗ trợ của máy thở và các thuốc trợ tim vận mạch.
  •  Rút dần các ống hỗ trợ tim trái, kim gốc động mạch chủ và tĩnh mạch chủ trên.
  •  Đặt ống thông đo áp lực nhĩ trái sau mổ qua lỗ vào của ống thông hỗ trợ tim trái
  •  Ngừng máy tuần hoàn ngoài cơ thể khi tình trạng huyết động hoàn toàn ổn định với hỗ trợ của máy thở và các thuốc vận mạch.
  •  Tiến hành lọc máu kiểu cải tiến sau khi ngừng máy tuần hoàn ngoài cơ thể
  •  Tiến hành rút canuyl tĩnh mạch chủ dưới và động mạch chủ theo thứ tự ưu tiên sau khi trung hòa Protamine.

VIII. KẾT THÚC PHẪU THUẬT

  •  Kiểm tra cầm máu, đặt các điện cực buồng nhĩ phải và thất phải
  •  Đặt sonde thẩm phân phúc mạch trong khoang màng bụng- Đặt dẫn lưu khoang màng tim và khoang màng phổi 2 bên và bắt đầu hút liên tục với áp lực âm từ 10-20 cm nước.
  •  Đóng xương ức bằng chỉ thép 5 mũi rời, đóng cân cơ và da theo 3 lớp quy định.
  •  Để hở xương ức khi tình trạng cơ tim phù nề nhiều, khi tình trạng chảy máu chưa được kiểm soát chắc chắn.
  •  Chuyển người bệnh về phòng hồi sức khi huyết động và toàn trạng người  bệnh ổn định.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật chuyển vạt che phủ phần mềm cuống mạch rời - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật thắt hẹp động mạch phổi trong bệnh tim bẩm sinh có tăng áp lực động mạch phổi nặng -Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị rò động - tĩnh mạch phổi - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tim mạch - Lồng ngực - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang
Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu trong điều trị ung thư bàng quang

Phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu tạo ra một con đường mới để đưa nước tiểu ra khỏi cơ thể sau khi cắt bỏ bàng quang. Có ba loại phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, hai trong số đó giúp người bệnh kiểm soát thời điểm đi tiểu.

Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu
Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu

Chuyển lưu dòng tiểu là một thủ thuật được thực hiện phổ biến trong điều trị ung thư bàng quang. Mặc dù thủ thuật này mang lại lợi ích lớn cho người bệnh nhưng cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi phẫu thuật chuyển lưu dòng tiểu, người bệnh sẽ cần lưu ý một số điều để đảm bảo sức khỏe tốt và duy trì sinh hoạt bình thường.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Chuyện lạ có thật: hội chứng Couvade (mang thai đồng cảm)
Chuyện lạ có thật: hội chứng Couvade (mang thai đồng cảm)

Mặc dù bạn có thể thấy trong các bộ phim rằng thai kỳ hoàn toàn là vấn đề của phụ nữ. Nhưng đừng để nó đánh lừa bạn – những ông bố tương lai cũng có thể có các triệu chứng mang thai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  695 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  612 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Tăng sức cản động mạch tử cung là gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4398 lượt xem

Năm nay em 24 tuổi, mang thai lần đầu, 12 tuần. Em đi siêu âm độ mờ vai gáy là 1.5mm. Siêu âm động mạch tử cung là PI: 2.22 và RI: 0.85 - Kết luận: tăng sức cản động mạch tử cung. Bs cho toa Aspirin 81mg (mỗi sáng uống 1 viên). Em không biết đây là bệnh gì và thuốc Aspirin này có ảnh hưởng đến em bé không ạ?

Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  15963 lượt xem

Vợ tôi đang mang thai ở tuần 36, đi siêu âm Doppler màu, bs kết luận: Giảm kháng trở động mạch não giữa là sao - Có nguy hiểm không ạ? Mong bs tư vấn thêm cho tôi biết ạ?

Tăng trở kháng động mạch rốn, có sinh thường được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1548 lượt xem

Mang thai được 36,5 tuần, vợ em đi khám, kết quả siêu âm là: Nhịp tim thai 138 lần/ phút, ĐKLD 90mm, CDXD 69mm, CVB 321mm, CN 2814gr, ĐM Rốn S/D 3,4 ( 0.7). Vợ em có dây rốn quấn cổ 1 vòng. Lượng ối 13cm. Vị trí nhau bám: mặt trước nhóm 2. Độ trưởng thành 2. Kết luận: một thai sống trong tử cung ngôi đầu. Tăng trở kháng động mạch rốn. Đo tim thai, bs nói là có đáp ứng và hẹn 3-4 ngày sau tái khám. Vậy, tăng trở kháng động mạch rốn là sao - Với kết quả trên, vợ em có thể sinh thường không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây