1

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo: Giải pháp điều trị tiểu không tự chủ

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo có thể điều trị hiệu quả chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực. Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi áp lực tác động lên bàng quang tăng lên. Điều này có thể xảy ra trong các hoạt động như cười lớn, hắt xì, ho, tập thể dục, chạy nhảy, nâng vật nặng…
Cơ thắt niệu đạo nhân tạo: Giải pháp điều trị tiểu không tự chủ Cơ thắt niệu đạo nhân tạo: Giải pháp điều trị tiểu không tự chủ

Tiểu không tự chủ là gì?

Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu rò rỉ một cách không kiểm soát. Đây là một vấn đề rất phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi.

Chứng tiểu không tự chủ nhẹ có thể được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, chẳng hạn như kiểm soát lượng nước uống hoặc thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.

Cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho chứng tiểu không tự chủ nghiêm trọng ở nam giới kể từ những năm 1970.

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo là một thiết bị gồm có một vòng nhỏ có thể bơm phồng ôm xung quanh niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể), một bộ phận bơm bằng tay để làm xẹp vòng và một quả bóng chứa chất lỏng.

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo ban đầu được tạo ra để kiểm soát chứng tiểu không tự chủ sau khi phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt. Trong những năm gần đây, cơ thắt niệu đạo nhân tạo còn được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ do các nguyên nhân khác ở cả nam giới và phụ nữ.

Dưới đây là những lợi ích của cơ thắt niệu đạo nhân tạo, quy trình phẫu thuật và những rủi ro tiềm ẩn.

Lợi ích của cơ thắt niệu đạo nhân tạo

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo có thể điều trị hiệu quả chứng tiểu không tự chủ khi tăng áp lực. Tiểu không tự chủ khi tăng áp lực là tình trạng rò rỉ nước tiểu khi áp lực tác động lên bàng quang tăng lên. Điều này có thể xảy ra trong các hoạt động như cười lớn, hắt xì, ho, tập thể dục, chạy nhảy, nâng vật nặng…

Cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho chứng tiểu không tự chủ sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cơ thắt niệu đạo nhân tạo là phương pháp điều trị lâu dài hiệu quả nhất cho những nam giới mắc chứng tiểu không tự chủ nghiêm trọng.

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo chưa được công nhận là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho phụ nữ nhưng đôi khi phương pháp này được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Phương pháp điều trị phẫu thuật bước đầu cho phụ nữ thường là các phương pháp để ngăn niệu đạo bị sa, chẳng hạn như:

  • Đặt võng nâng ở giữa niệu đạo
  • Băng nâng đỡ âm đạo không căng
  • Đặt băng nâng niệu đạo qua lỗ bịt

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2020 gồm 15 nghiên cứu cho thấy rằng cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo là một lựa chọn điều trị hiệu quả cho những phụ nữ mắc chứng tiểu không tự chủ nghiêm trọng khi các phương pháp kể trên không có tác dụng. (1)

Rủi ro của cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo

Hầu hết mọi người đều không gặp bất kỳ vấn đề nào sau phẫu thuật cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo. Biến chứng phổ biến nhất là bí tiểu – tình trạng không thể đi tiểu hoặc bàng quang không làm trống hoàn toàn khi đi tiểu. Vấn đề này thường có thể khắc phục bằng cách đặt ống thông tiểu.

Các biến chứng khác còn có:

  • Nhiễm trùng
  • Cơ thắt nhân tạo bị trục trặc
  • Tiểu ra máu
  • Rách niệu đạo
  • Phản ứng với thuốc gây mê
  • Chảy máu
  • Cơ trong đường tiết niệu bị yếu, teo hoặc mất
  • Giảm khả năng kiểm soát bàng quang

Phẫu thuật cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo ở phụ nữ thường phức tạp hơn so với nam giới, đặc biệt là những người đã từng trải qua nhiều ca phẫu thuật điều trị tiểu không tự chủ. Khả năng phải phẫu thuật lại ở phụ nữ cũng cao hơn. Các nghiên cứu báo cáo tỷ lệ phẫu thuật lại ở phụ nữ là từ 32 đến 45%. (2)

Cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo được thực hiện như thế nào?

Trước phẫu thuật

Người bệnh cần cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng đang dùng. Nếu đang dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng gây cản trở quá trình đông máu thì sẽ phải tạm ngừng một thời gian trước phẫu thuật.

Người bệnh sẽ được gây mê toàn thân khi trải qua quá trình phẫu thuật cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo, có nghĩa là sẽ hoàn toàn không còn cảm giác và nhận thức. Bác sĩ sẽ cho biết cụ thể thời gian cần nhịn ăn uống trước phẫu thuật nhưng thường ít nhất là 8 tiếng.

Người bệnh có thể sẽ được cho dùng thuốc an thần trước khi tiến hành ca phẫu thuật. Nếu như có lông ở khu vực phẫu thuật thì sẽ phải cạo đi.

Quá trình phẫu thuật

Các bước chính trong quá trình phẫu thuật cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo:

  1. Người bệnh được gây mê qua đường tĩnh mạch ở bàn tay hoặc cánh tay.
  2. Bác sĩ rạch một đường ở khu vực giữa bìu và hậu môn (đối với nam giới) hoặc khu vực giữa môi âm hộ và hậu môn (đối với phụ nữ), sau đó rạch thêm một ở bụng dưới.
  3. Bác sĩ đưa cơ thắt niệu đạo nhân tạo vào đúng vị trí và khâu đường rạch.

Phục hồi sau khi cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo

Sau ca phẫu thuật, người bệnh sẽ phải mang ống thông tiểu để dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Hầu hết mọi người có thể về nhà ngay trong ngày. Trong vòng 24 giờ sau ca phẫu thuật, người bệnh không được:

  • Lái xe
  • Uống rượu bia
  • Ăn quá nhiều trong một bữa
  • Vận hành máy móc hạng nặng

Người bệnh cần giữ cho vết mổ khô ráo cho đến khi liền miệng vết mổ.

Đau nhức hoặc bầm tím là những hiện tượng thường gặp sau ca phẫu thuật nhưng chỉ là tạm thời. Có thể giảm đau đớn, khó chịu bằng cách chườm đá.

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo sẽ chưa được kích hoạt ngay sau ca phẫu thuật. Sau khoảng 6 tuần, người bệnh sẽ quay lại bệnh viện để bác sĩ kích hoạt thiết bị. Nói chung nên tránh tập thể dục cường độ cao và nâng vật nặng trong khoảng 4 tuần sau phẫu thuật.

Cách sử dụng cơ thắt niệu đạo nhân tạo

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo gồm có một bộ phận bơm bằng tay để tháo xẹp chiếc vòng ôm quanh niệu đạo. Ở nam giới, bộ phận bơm nay được đặt ở bìu còn ở phụ nữ, bơm được đặt trong môi âm hộ.

Khi bóp bơm, chất lỏng trong vòng sẽ chảy vào quả bóng khiến vòng xẹp đi trong khoảng 2 – 3 phút và người bệnh có thể đi tiểu. Chất lỏng sẽ tự động chảy trở lại vòng, khiến vòng phồng lên và đóng niệu đạo sau khoảng thời gian này.

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo có ảnh hưởng sinh hoạt không?

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh chỉ cần bóp bơm khi cần đi tiểu.

Điều quan trọng là người bệnh cần phải tái khám đầy đủ theo lịch hẹn để đảm bảo thiết bị hoạt động bình thường. Cơ thắt niệu đạo nhân tạo được sử dụng vĩnh viễn nhưng sau một thời gian, người bệnh cần phẫu thuật lại để thay thiết bị mới.

Mặc dù cơ thắt niệu đạo nhân tạo không ảnh hưởng đến quá trình chụp cộng hưởng từ (MRI) nhưng người bệnh vẫn nên cho bác sĩ biết trước khi chụp MRI.

Các phương pháp khác để điều trị tiểu không tự chủ ở nam giới

Các phương pháp điều trị khác cho chứng tiểu không tự chủ ở nam giới gồm có:

Thay đổi lối sống

  • Tiểu không tự chủ nhẹ có thể được điều trị bằng cách:
  • Giảm lượng nước uống, đặc biệt là trước khi đi ngủ
  • Cắt giảm caffeine và rượu bia
  • Giảm cân nếu thừa cân

Rèn luyện bàng quang, chẳng hạn như đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định trong ngày và cố gắng tăng khoảng cách giữa các lần đi tiểu

Bài tập Kegel

Cơ sàn chậu kiểm soát việc đi tiểu. Cơ sàn chậu suy yếu có thể dẫn đến tiểu không tự chủ. Tập bài tập Kegel sẽ giúp củng cố các cơ này và cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang.

Kích thích điện

Kích thích bàng quang bằng điện có thể giúp khôi phục khả năng kiểm soát nước tiểu và cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ. Hai loại kích thích điện thường được sử dụng để điều trị tiểu không tự chủ là kích thích dây thần kinh cùng và dây thần kinh chày.

Dùng thuốc

Các loại thuốc thường được dùng để điều trị tiểu không tự chủ gồm có:

  • Thuốc kháng cholinergic
  • Thuốc chẹn alpha
  • Mirabegron
  • Độc tố botulinum type A (Botox)

Tiêm bulking

Tiêm chất độn vào xung quanh niệu đạo để giữ cho niệu đạo đóng chặt, nhờ đó ngăn rò rỉ nước tiểu. Một số nghiên cứu đã cho thấy phương pháp điều trị này giúp làm giảm đáng kể tình trạng tiểu không tự chủ ở nam giới. Một nhược điểm là hiệu quả chỉ là tạm thời, sau một thời gian sẽ phải tiêm lại.

Đặt võng nâng cổ bàng quang

Một lựa chọn phẫu thuật khác là đặt võng nâng cổ bàng quang (sling). Trong thủ thuật này, bác sĩ sử dụng một dải băng từ vật liệu tổng hợp hoặc mô của chính người bệnh để hỗ trợ bàng quang và giúp giữ cho niệu đạo đóng. Giống như cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo, phương pháp đặt võng nâng cổ bàng quang thường chỉ được thực hiện khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về phẫu thuật cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo.

Khi nào thì có thể sinh hoạt bình thường trở lại sau phẫu thuật cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo?

Người bệnh có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng sau vài ngày nhưng nên nên tránh hoạt động gắng sức và nâng vật nặng trong ít nhất 4 tuần sau phẫu thuật.

Tỷ lệ thành công của phương pháp cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo

Tỷ lệ thành công của phương pháp cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo dao động từ 59 đến 90%. Đa số người bệnh đều có mức độ hài lòng cao sau phẫu thuật.

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo bền được bao lâu?

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo sẽ bị hao mòn theo thời gian. Theo các nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của cơ thắt niệu đạo nhân tạo là từ 4,6 đến 12,7 năm. (3)

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo có hoạt động ngay sau khi phẫu thuật không?

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo sẽ không hoạt động ngay sau khi phẫu thuật. Cơ thắt niệu đạo nhân tạo gồm có một nút bấm “hủy hoạt động” (deactivation). Khi bấm nút này, thiết bị sẽ ở trạng thái không hoạt động. Sau 6 tuần thiết bị mới được kích hoạt. Cơ thắt niệu đạo nhân tạo cũng cần phải được hủy hoạt động trước khi đặt ống thông tiểu vào niệu đạo.

Tóm tắt bài viết

Cơ thắt niệu đạo nhân tạo là một thiết bị được sử dụng để điều trị chứng tiểu không tự chủ. Thiết bị này gồm có một chiếc vòng ôm quanh niệu đạo giúp ngăn rò rỉ nước tiểu và một dụng cụ bơm bằng tay được đặt ở bìu hoặc môi âm hộ để làm xẹp vòng, cho phép nước tiểu chảy bình thường qua niệu đạo.

Cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho chứng tiểu không tự chủ do tăng áp lực nghiêm trọng ở nam giới và đang được sử dụng rộng rãi cho cả phụ nữ. Bác sĩ có thể chỉ định cấy cơ thắt niệu đạo nhân tạo nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Hầu hết các nhà cung cấp bảo hiểm, gồm có cả Medicare và Medicaid, chi trả chi phí cho thiết bị cơ thắt niệu đạo nhân tạo và phẫu thuật để thực hiện nó. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm tra phạm vi bảo hiểm trước thời hạn. Một số phần điều trị có thể không được bảo hiểm. Bảo hiểm Medicaid khác nhau tùy theo tiểu bang trong hướng dẫn của liên bang. Trong một nghiên cứu vào năm 2022 sử dụng dữ liệu được báo cáo công khai, các nhà nghiên cứu nhận thấy việc chèn cơ thắt niệu đạo nhân tạo được thực hiện ở 48 trên 49 tiểu bang. Tất cả các tiểu bang đã báo cáo phạm vi bảo hiểm để loại bỏ có hoặc không có sửa đổi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nguyên nhân gây bí tiểu và các cách điều trị
Nguyên nhân gây bí tiểu và các cách điều trị

Bí tiểu có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra và mỗi một nguyên nhân cần có phương pháp điều trị khác nhau.

Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?
Có nên sử dụng dầu dừa để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không?

Dầu dừa là một trong những phương pháp tự nhiên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lý do là bởi dầu dừa có chứa các axit béo có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiễm trùng.

Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?
Có thể điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng tinh dầu không?

Ngày càng có nhiều người tìm đến các phương pháp tự nhiên để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát. Một trong những phương pháp đó là sử dụng tinh dầu.

Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị
Các nguyên nhân gây tiểu ngập ngừng và cách điều trị

Tiểu ngập ngừng có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên bị tiểu ngập ngừng thì nên đi khám sớm để xác định nguyên nhân và điều trị.

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
Các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Ở giai đoạn 4 hay giai đoạn cuối, ung thư tuyến tiền liệt không còn giới hạn ở tuyến tiền liệt mà đã lan sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, người bệnh có nhiều triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược và các triệu chứng khác, tùy thuộc vào vị trí của khối u.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây