Có phải vắc-xin có thể gây ra bệnh mà nó phòng không?
- Tất cả các loại vắc xin tạo miễn dịch bằng cách phóng ra một chất kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại và tạo ra các kháng thể, nhưng không phải tất cả các vắc xin đều giống nhau. Một số được làm bằng virus sống hoặc vi khuẩn đã bị suy yếu nhiều. Còn tùy vào loại vắc xin. Chỉ những vắc xin được làm từ virus hoặc vi khuẩn sống mới có nguy cơ truyền bệnh, nhưng nguy cơ sẽ rất nhỏ và các triệu chứng nhìn chung cũng rất nhẹ. Tất cả các loại vắc xin tạo miễn dịch bằng cách phóng ra một chất kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng lại và tạo ra các kháng thể, nhưng không phải tất cả các vắc xin đều giống nhau. Một số được làm bằng virus sống hoặc vi khuẩn đã bị suy yếu nhiều. Những loại khác được làm từ vi khuẩn hoặc vi rút đã chết. Và vẫn có những loại chỉ sử dụng các phần cụ thể của vi khuẩn hoặc virus để kích thích cơ chế phòng vệ của cơ thể. Dưới đây là các loại vắc-xin cơ bản:
- Vắc xin sống giảm độc lực được tạo ra từ vi khuẩn và virus sống nhưng đã bị suy yếu, thường bằng cách nhân bản trong phòng thí nghiệm. Vì những sinh vật này còn sống, nên chúng có thể gây ra một bệnh nhẹ. Điều này rất hiếm khi xảy ra, nhưng đó là lý do tại sao các bác sĩ luôn phải thận trọng khi tiêm vắc xin sống cho bất cứ ai có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ những người bị ung thư. Chỉ những vắc xin được làm từ virus hoặc vi khuẩn sống mới có nguy cơ nhỏ lây truyền bệnh thực tế. Các loại vắc-xin dưới đây được làm từ virut sống:
- Thủy đậu
- MMR (sởi - quai bị-rubella)
- Rota
- Vắc xin cúm dạng xịt mũi (vắc xin cúm dạng tiêm không chứa virus sống)
- Không có loại vắc xin nào khác được làm từ virus hoặc vi khuẩn sống (Vắc xin bại liệt đường uống từng được làm từ virus sống nhưng không còn được sử dụng nữa ở Mỹ.)
- Vắc xin bất hoạt được làm từ những virus hoặc vi khuẩn đã bị giết chết bởi nhiệt hoặc hóa chất. Bạn không thể bị nhiễm bệnh khi tiêm một vắc xin bất hoạt vì tác nhân gây bệnh không thể sinh sản lại được, nhưng virus hoặc vi khuẩn đã chết vẫn đủ để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể. Được biết cúm và bại liệt là các loại vắc xin bất hoạt.
- Vắc xin thành phần hoặc phân đoạn hoặc tiểu đơn vị là những vắc xin bất hoạt được làm từ một phần của virus hoặc vi khuẩn. Ví dụ, vắc xin Hib là một phần lớp phủ của loại vi khuẩn gây bệnh. Điều này sẽ kích thích hệ miễn dịch chống lại chính vi khuẩn này. Các vắc xin viêm gan A và viêm gan B và phế cầu là những vắc xin thành phần. Virus và vi khuẩn thành phần không thể sinh sản lại hoặc gây bệnh.
- Các vắc xin độc tố (Toxoid) chứa một độc tố hoặc hóa chất được làm từ virus hoặc vi khuẩn, vì vậy có khả năng bảo vệ chống lại các tác động có hại của nhiễm trùng chứ không phải tình trạng nhiễm trùng thực tế. Những loại vắc xin này bao gồm vắc-xin DtaP, giúp phòng ngừa bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà. Thuốc chủng ngừa Toxoid không chứa vi-rút hoặc vi khuẩn và không thể gây bệnh.
Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?
- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!
- 1 trả lời
- 1011 lượt xem
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1187 lượt xem
Con tôi bị phát ban 1 tuần sau khi tiêm vắc xin MMR, liệu có phải bé bị sởi không?
- Bác sĩ ơi, con tôi tự nhiên bị phát ban sau 1 tuần tiêm vắc xin MMR, như thế có phải cháu đã bị mắc sởi không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1086 lượt xem
Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?
- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1261 lượt xem
Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?
-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 831 lượt xem
Nhiều phụ huynh lo ngại tiêm phòng có khiến trẻ có nguy cơ bị hen suyễn cao hơn không? Cùng tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Có một số người băn khoăn là Vắc - xin viên gan B có làm tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng không? Hãy tìm hiểu qua bài viết đưới đây để cùng có câu trả lời nhé!
Nguồn dinh dưỡng chất lượng hơn và áp dụng biện pháp vệ sinh tốt hơn thực sự đã cải thiện cuộc sống của chúng ta - chúng ta đang cao hơn, khỏe mạnh hơn và sạch sẽ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nhìn vào tỷ lệ mắc bệnh thực tế trong nhưng năm qua, không còn nghi ngờ gì nữa, vắc xin mới là yếu tố đóng vai trò chính trong hiệu quả làm suy giảm các ca bệnh mà chúng phòng chống.
Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.